Thứ trưởng Y tế: Bệnh nhân Covid-19 chạy thận dễ tử vong nhất
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn đánh giá trong số các bệnh lý nền nặng mà bệnh nhân Covid-19 mắc, thì suy thận mạn, chạy thận nhân tạo dễ gây tử vong nhất.
“Có những bệnh nhân đã chạy thận nhân tạo hơn 10 năm dẫn đến tình trạng suy giảm miễn dịch ở cơ thể gia tăng”, Thứ trưởng Sơn nói, chiều 13/8. Trong 20 bệnh nhân Covid-19 tử vong thì 13 người có bệnh lý nền suy thận mạn, chạy thận nhân tạo.
Bên cạnh những bệnh lý nền và chạy thận nhân tạo, những biến chứng như suy tim, suy đa tạng… ảnh hưởng đến chức năng gan, chức năng hô hấp, tạo cơ hội cho virus xâm nhập cơ thể. Lúc này, khả năng đáp ứng của cơ thể đã bị đè nén, không thể phản ứng lại được với sự xâm nhập của virus.
“Đây là cơ hội lớn để virus làm gia tăng những biến chứng do các bệnh lý nền của người bệnh. Mặc dù được sự hỗ trợ của các bác sĩ hồi sức, nhưng một số bệnh nhân đã tử vong vì những biến chứng đó”, ông Sơn nói.
Thứ trưởng Sơn cho biết, phác đồ điều trị Covid-19 từ giai đoạn một đến nay đã được chỉnh sửa 6 lần, bổ sung rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học, rất nhiều thực tiễn. Tuy nhiên, phác đồ chỉ là khung điều trị. Đối với mỗi bệnh nhân Covid-19, bên cạnh hội chẩn của các chuyên gia hồi sức tại chỗ, còn có hội chẩn quốc gia trực tuyến giữa các đơn vị điều trị Covid-19 và tổ chuyên môn Tiểu ban điều trị, để có thể tận dụng kinh nghiệm của tất cả chuyên gia đầu ngành.
“Mỗi trường hợp đều được coi là những cá thể để có quyết định điều trị phù hợp với cá thể đó”, ông Sơn nói.
Video đang HOT
Thư trưởng Sơn dẫn chứng quá trình cứu chữa “bệnh nhân 91″ – phi công người Anh, là một kỳ tích trong công tác điều trị của ngành y tế. Tuy nhiên giữa “bệnh nhân 91″ và các bệnh nhân nặng mắc Covid-19 tại Đà Nẵng có nhiều điểm khác biệt. Điểm khác biệt thứ nhất là những bệnh nhân tại Đà Nẵng có bệnh nền nặng và thời gian bệnh dài. Chính vì những bệnh nền đó đã gây ra nhiều biến chứng, ví dụ suy tim, suy thận, suy kiệt cơ thể. Như vậy khả năng đáp ứng của các bệnh nhân tại Đà Nẵng so với “bệnh nhân 91″ là rất kém.
“Cơ thể bệnh nhân đã bị giảm miễn nhiễm và nCoV xâm nhập là cơ hội làm tình trạng bệnh nhân trở nặng rất nhanh. Có những bệnh nhân mặc dù bác sĩ đã nỗ lực cấp cứu cũng không qua khỏi”, ông Sơn nói.
Thứ trưởng Sơn (đầu tiên) xem hình ảnh chụp X-quang phổi của bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Phổi. Ảnh: Tuấn Dũng
Đến nay, hơn 20 ngày dịch Covid-19 bùng phát trở lại tại Đà Nẵng, Quảng Nam. Số ca mắc đã cơ bản được khống chế, song số ca nặng vẫn trở thành thách thức lớn đối với đội ngũ y bác sĩ điều trị.
Hiện các bệnh nhân điều trị tại 24 bệnh viện, trong đó khoảng 15 bệnh nhân nặng có 3 đến 4 bệnh nền đi kèm như: tim mạch, tiểu đường, suy tủy, thận nhân tạo… phải thở máy, can thiệp ECMO, tiên lượng tử vong cao. Các bệnh nhân nặng tập trung tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, Bệnh viện Hòa Vang, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương Cơ sở 2, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam.
“Chúng tôi làm việc ở tất cả bệnh viện từ Đà Nẵng, Quảng Nam rồi đến Huế, cùng tham gia với cán bộ y tế địa phương nỗ lực cứu chữa cho các bệnh nhân. Tuy nhiên, do tình trạng các bệnh nhân tương đối nặng, có các bệnh lý mạn tính kèm theo nên tiên lượng rất khó”, ông Sơn nói.
Bộ Y tế cùng với các chuyên gia đầu ngành vẫn đang tiếp tục tập trung nguồn lực, trí tuệ, để cứu chữa các bệnh nhân nặng này.
Thứ trưởng Sơn đánh giá đợt dịch này giúp ngành y tế rút ra nhiều kinh nghiệm. Đầu tiên là không thể để Covid-19 xảy ra trong những cộng đồng yếu thế như bệnh nhân nặng đang điều trị tại các bệnh viện, những người cao tuổi, bệnh nhân mắc những bệnh lý nền như bệnh tiểu đường, suy thận. Đây là điểm dễ phát tán Covid-19 đồng thời làm tăng gánh nặng cho việc điều trị cho bệnh nhân lẫn cho ngành y tế.
Thứ hai, bệnh nhân Covid-19 cần phải được phát hiện sớm, theo dõi và có những biện pháp điều trị càng nhanh càng tốt để hạn chế sự lan rộng của nCoV trong cơ thể bệnh nhân, cũng như hạn chế những biến chứng do các bệnh lý nền.
Ca tử vong tại tâm dịch Italy tăng trở lại, 30.700 người nhiễm bệnh
Số ca tử vong vì Covid-19 tại vùng Lombardy, tâm dịch tại Italy, đã tăng trở lại trong ngày 24/4 sau khi có dấu hiệu hạ nhiệt trước đó.
Theo Reuters, nhà chức trách Italy hôm 24/3 cho biết số ca nhiễm Covid-19 được ghi nhận trong 24 giờ qua tại vùng Lombardy, tâm điểm dịch bệnh tại nước này, là 1.940 trong khi số ca tử vong là 400.
Tới thời điểm hiện tại, vùng Lombardy đã ghi nhận tổng cộng gần 30.700 ca dương tính với chủng mới virus corona, trong đó 4.175 người đã tử vong. Khu vực này, nơi có trung tâm tài chính Milan, hiện chiếm hơn 50% số ca tử vong vì Covid-19 của Italy.
Vùng Lombardy có 400 ca tử vong vì Covid-19 trong 24 giờ qua. Ảnh: AFP.
Theo số liệu công bố hôm 23/3, Italy là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19 tại châu Âu với 63.927 ca, trong đó 6,077 trường hợp tử vong.
Cơ quan Bảo vệ dân sự Italy hôm 24/3 cảnh báo số ca nhiễm chủng mới virus corona tại nước này có thể cao gấp 10 lần so với thống kê chính thức.
"Đối với mỗi ca dương tính được ghi nhận, có thể có tới 10 ca dương tính chưa được ghi nhận", ông Angelo Borrelli, người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ dân sự Italy, cho biết.
Quốc gia láng giềng của Italy là Tây Ban Nha hôm 24/3 xác nhận có thêm thêm 6.584 ca nhiễm Covid-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số bệnh nhân lên 39.089. Số ca tử vong ở tâm dịch lớn thứ 2 châu Âu này hiện là 2.696, tăng 514 trường hợp.
Ông Fernando Simon, người đứng đầu cơ quan y tế khẩn cấp, cho biết khoảng 5.400 nhân viên y tế Tây Ban Nha đã nhiễm virus corona, chiếm 14% tổng số bệnh nhân Covid-19 tại quốc gia này.
Trung Quốc không thể giải thích cái chết của bệnh nhân Covid-19 vừa khỏi bệnh Một phụ nữ Trung Quốc tên là Wang Mei đang yêu cầu được biết lý do tại sao chồng cô, nhiễm Covid-19 nhưng đã được điều trị khỏi lại qua đời 5 ngày sau khi được một trung tâm y tế Vũ Hán - tâm dịch corona - cho xuất viện. Theo Breitbart, ca tử vong bất thường của Li Liang, 36 tuổi,...