Thứ trưởng Việt Nam đồng chủ trì hội nghị quan trọng tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam, đã tham gia đồng chủ trì Diễn đàn Đông Á (EAF) lần thứ 15 từ ngày 29.6 – 01.7.2017 tại Hồ Nam, Trung Quốc với sự tham dự của gần 60 đại biểu từ các cơ quan chính phủ và học giả của 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam.
Diễn đàn lần này với chủ đề “20 năm hợp tác ASEAN 3: hướng tới Cộng đồng Kinh tế Đông Á” đã kiểm điểm hợp tác ASEAN 3 trong 20 năm qua, trao đổi về các định hướng thúc đẩy hợp tác trong giai đoạn tiếp theo. Diễn đàn cũng nhằm trao đổi về việc xây dựng Kế hoạch tổng thể hướng tới Cộng đồng Kinh tế Đông Á, và tăng cường năng lực hội nhập khu vực của các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSMEs).
Các nước nhất trí, sau 20 năm thành lập, tiến trình hợp tác ASEAN 3 đạt nhiều thành quả tích cực, là một trong những động lực chính thúc đẩy hội nhập khu vực, trong đó có kinh tế-thương mại, đầu tư, tài chính, bảo vệ môi trường, thu hẹp khoảng cách phát triển, tăng cường kết nối khu vực, thúc đẩy hợp tác văn hóa và giao lưu nhân dân. Riêng về hợp tác kinh tế, trong nhiều năm, tổng kim ngạch thương mại giữa các nước ASEAN 3 luôn duy trì ở mức trên 700 tỷ USD/năm; tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) từ các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc vào ASEAN đạt hơn 30 tỷ USD/năm. Việc triển khai Kế hoạch Công tác ASEAN 3 giai đoạn 2013-2017 cũng đạt được nhiều kết quả tích cực với 475 hoạt động/dự án đã và đang được triển khai trên tất cả các lĩnh vực. Các nước thành viên hiện đang tích cực soạn thảo Kế hoạch Công tác giai đoạn 2018-2022, dự kiến sẽ được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 3 tháng 11/2017.
Video đang HOT
Bên cạnh các mặt tích cực, các nước đánh giá hợp tác ASEAN 3 trong thời gian qua còn một số hạn chế, phần nhiều do sự khác biệt trong ưu tiên hợp tác của các nước cũng như phân bổ nguồn lực chưa hợp lý cho việc triển khai các hoạt động/dự án cụ thể. Theo đó, các nước nhất trí định hướng thúc đẩy hợp tác ASEAN 3 trong thời gian tới, nhất là tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ chế đã có, ưu tiên tăng cường hợp tác ổn định tài chính, phát triển các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSMEs), thu hẹp khoảng cách phát triển, tăng cường kết nối và hội nhập khu vực, sớm hoàn thiện Kế hoạch công tác ASEAN 3 giai đoạn 2018-2022 cũng như tăng cường hợp tác ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống đang nổi lên như chủ nghĩa khủng bố, an ninh mạng, già hóa dân số, xóa đói giảm nghèo, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, phòng chống dịch bệnh…
Tham gia Diễn đàn, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đã có bài phát biểu khai mạc, trực tiếp điều hành phiên thảo luận đầu tiên về kiểm điểm và định hướng hợp tác ASEAN 3 và phát biểu tổng kết bế mạc Diễn đàn. Bên cạnh đóng góp ý kiến cho những nội dung nêu trên, Thứ trưởng cho rằng ASEAN 3 cần củng cố hiệu quả hoạt động, tạo dựng vị trí vững chắc trong tiến trình hội nhập khu vực nhằm tận dụng hiệu quả các sáng kiến liên kết khu vực như Vành đai và Con đường, Chiến lược Ấn Độ -Thái Bình Dương tự do và rộng mở, Đối tác mở rộng về Cơ sở hạ tầng chất lượng cao, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á…Thứ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định để hợp tác phát triển, thúc đẩy xây dựng lòng tin, định hình một cấu trúc khu vực mở, cân bằng, minh bạch và dựa trên luật lệ; khẳng định Diễn đàn Đông Á cần tiến hành kiểm điểm và định hướng hoạt động trong thời gian tới để tiếp tục giữ vai trò là kênh trao đổi giữa các cơ quan chính phủ, giới học giả đề xuất các ý tưởng, sáng kiến tích cực, thúc đẩy hợp tác và hội nhập khu vực Đông Á.
Theo danviet
Chuyên gia: Tổng thống Philippines dường như đang xa rời ASEAN
Tạp chí Diễn đàn Đông Á số ra mới đây có bài viết nhận định rằng Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte dường như từ bỏ quyền "mặc cả" với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông bằng cách chấp nhận yêu cầu đàm phán song phương của Bắc Kinh, ông Duterte đã vứt bỏ nỗ lực hàng thập kỷ của ASEAN trong việc xây dựng tình đoàn kết của khối này.
Chính phủ Philippines nhiệm kỳ trước, thậm chí trước khi đưa vụ kiện Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông ra Tòa Trọng tài ở La Hay (Hà Lan), đã chủ trương thúc đẩy ASEAN thành một khối để đàm phán với Trung Quốc. Đây là cách tiếp cận của tất cả chính quyền Philippines trước đây.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. (Nguồn: AP/TTXVN)
Trong khi trên thực tế, không có một tuyên bố rõ ràng về vấn đề Biển Đông, thì nguyên tắc đa phương vẫn còn nguyên vẹn. Nhưng tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Vientiane, Lào vào tháng 7/2016 vừa qua, ông Duterte đã tuyên bố rằng "Philippines không cần hợp tác với ASEAN."
Thái độ của ông Duterte đối với ASEAN cho thấy giới lãnh đạo chính trị khu vực Đông Nam Á có một khoảng cách nhất định, điều được giới chuyên gia cho rằng có thể là những chiến lược phòng ngự nước đôi mềm dẻo.
Nói một cách đơn giản, những chiến lược này liên quan đến ba yếu tố: các hình thức của chính sách không liên kết được điều chỉnh linh hoạt, một thái độ không mong muốn phải lựa chọn trong bối cảnh cạnh tranh Trung Quốc-Mỹ gia tăng và không từ chối các mối liên kết hiện tại trong khi tạo ra những liên kết mới.
Ở mức độ nghiêm trọng nhất, chính sách đối nội của ông Duterte đang thách thức một chuẩn mực cơ bản của ASEAN, cụ thể là nguyên tắc của luật pháp. Kể từ khi ông Duterte lên nắm quyền Tổng thống Philippines, khoảng 4.700 người liên quan đến ma túy đã bị sát hại ngoài vòng pháp luật.
Thậm chí, ông Duterte còn cho phép các nhóm giữ gìn trật tự do nhà nước kiểm soát và các nhóm thuê mướn hành động mà không bị pháp luật trừng trị. Các quốc gia khác ở Đông Nam Á hầu như không đặt chuẩn mực của sự cai trị bằng pháp luật lên hàng đầu, song ít nhất một số thủ tục pháp lý mang tính biểu tượng cần được tôn trọng.
Theo quy định của ASEAN, quốc gia thành viên phải hợp pháp hóa các chế độ liên quan đến bầu cử trong nước bằng cách tăng cường ý thức về chủ quyền đối với các vấn đề nội bộ.
Tại Philippines, ông Duterte cho rằng ASEAN không thích hợp (và có lẽ thậm chí là bất lợi) trong việc tăng cường quyền lực chính trị trong nước.
Điều này sẽ phá hoại mục tiêu của ASEAN trở thành thành một khối thống nhất, hoặc ít nhất là trong các điều khoản Hiến chương của khối đồng thời cũng làm suy yếu vai trò hội nhập khu vực Đông Nam Á trong việc góp phần củng cố nền dân chủ ở cấp độ quốc gia.
(Theo Vietnam )
Đại sứ Canada: Việt Nam là đối tác lớn nhất trong khối ASEAN Việt Nam đã trở thành đối tác lớn nhất của Canada trong khối ASEAN trong 2 năm qua và mối quan hệ thương mại năng động này đã đem lại tổng kim ngạch song phương trị giá hơn 5,5 tỷ đôla Canada trong năm 2016, Đại sứ Canada Ping Kitnikone cho biết. Đại sứ Canada tại Việt Nam Ping Kitnikone và Trợ lý...