Thứ trưởng Tài chính: Chưa trao quyền điều tra cho cán bộ thuế
Nếu cơ quan, cán bộ thuế được điều tra, khởi tố thì quyền này quá lớn, có thể dẫn đến việc lạm dụng.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà
Bộ Tài chính đề nghị trước mắt chưa bổ sung chức năng điều tra thuế cho các cơ quan thuế để nghiên cứu kỹ hơn, lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ theo lộ trình nên chưa đưa nội dung này vào dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi).
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết như trên tại buổi làm việc liên quan dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi trước khi trình Chính phủ, trình Quốc hội vào Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV diễn ra ngày 27-8.
Trước đó dự thảo Luật quản lý thuế sửa đổi đề xuất trao quyền điều tra, khởi tố cho công chức thuế nếu phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về thuế đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Video đang HOT
Cụ thể dự thảo nêu rõ: Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về thuế đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan thuế, công chức thuế có thẩm quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật tổ chức điều tra hình sự.
Đặc biệt trưởng đoàn kiểm tra, trưởng đoàn thanh tra, chi cục trưởng, cục trưởng có thẩm quyền niêm phong hàng hóa, kho, hồ sơ, tài liệu, tạm giữ người, áp giải người vi phạm trong trường hợp có căn cứ cho rằng có hành vi vi phạm pháp luật thuế, trốn thuế.
Lý giải về đề xuất trao thêm quyền điều tra, khởi tố hành vi vi phạm thuế cho công chức thuế, cơ quan này cho hay do công chức thuế chưa được giao quyền điều tra, nên toàn bộ các vụ vi phạm có dấu hiệu hình sự đều phải chuyển sang cơ quan điều tra để điều tra, khởi tố vụ án. Tuy nhiên, tỷ lệ các vụ xử lý được còn thấp do hành vi vi phạm pháp luật về thuế phức tạp, diễn ra trên phạm vi rộng, có liên quan đến chứng từ, sổ sách, kế toán, thanh toán…
Bộ Tài chính cũng cho rằng cơ quan công an do hạn chế về lực lượng, không chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ thuế, không trực tiếp quản lý thông tin nên trong quá trình điều tra, trưng cầu giám định thường bị chậm trễ. Điều này dẫn đến truy thu tiền thuế trốn, tiền thuế chiếm đoạt không kịp thời, tác dụng răn đe ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế bị hạn chế.
Ngược lại, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng nếu cơ quan, cán bộ thuế được điều tra, khởi tố thì quyền này quá lớn, có thể dẫn đến việc lạm dụng. Bởi ở nước ta hiện nay các văn bản, quy định về thuế hiện nay quá nhiều, quá phức tạp và chồng chéo lên nhau.
Điều này khiến doanh nghiệp, người nộp thuế rất dễ rơi vào tình trạng thực hiện chưa đúng quy định và nguy cơ có thể bị truy tội trốn thuế rất cao.
PV
Theo PLO
Bỏ đề xuất trao quyền điều tra cho cơ quan thuế
Lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định, về vấn đề điều tra thuế, cơ quan này đề nghị trước mắt chưa bổ sung chức năng trên cho các cơ quan thuế, chưa đưa nội dung này vào dự thảo luật.
Người dân làm thủ tục thuế tại Cục Thuế TP.HCM ĐÀO NGỌC THẠCH
Ngày 27.8, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cùng lãnh đạo một số bộ, ngành, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã thảo luận về dự án luật Quản lý thuế (sửa đổi), dự kiến sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp vào tháng tới.
Trước đó, quá trình soạn thảo Bộ Tài chính muốn đề xuất trưởng đoàn kiểm tra, trưởng đoàn thanh tra, chi cục trưởng, cục trưởng các cơ quan thuế có thẩm quyền niêm phong hàng hóa, kho, hồ sơ, tài liệu, tạm giữ người, áp giải người vi phạm trong trường hợp có căn cứ cho rằng có hành vi vi phạm pháp luật thuế, trốn thuế. Nếu vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, cơ quan thuế, công chức thuế có thẩm quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện các hoạt động điều tra.
Song, quá trình góp ý còn nhiều ý kiến băn khoăn nên tại buổi làm việc, lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định, về vấn đề điều tra thuế, cơ quan này đề nghị trước mắt chưa bổ sung chức năng trên cho các cơ quan thuế, chưa đưa nội dung này vào dự thảo luật. Thời gian tới sẽ nghiên cứu kỹ hơn, lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ theo lộ trình.
Về việc quản lý doanh nghiệp có giao dịch liên kết, phòng chống chuyển giá, dự thảo luật đã bổ sung quy định nguyên tắc quản lý thuế với người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết; áp dụng cơ chế đơn giản hóa kê khai, xác định giá giao dịch liên kết với người nộp quy mô nhỏ, rủi ro thấp; nghĩa vụ cung cấp hồ sơ người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết; trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế VN và cơ quan thuế nước ngoài.
Tuy nhiên, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Bộ Tài chính cần xây dựng các biện pháp chống xói mòn lợi nhuận, quản lý chặt chẽ việc khấu trừ chi phí lãi vay quá mức để giải quyết tình trạng công ty con ở VN chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thông qua các khoản vay của công ty mẹ, mà thực chất là các khoản góp vốn. Nghiên cứu kỹ hơn về quyền đánh thuế của VN với các giao dịch chuyển nhượng vốn gián tiếp của các công ty nước ngoài sở hữu tài sản tại VN, bổ sung công cụ xử lý đối tượng nộp thuế thành lập công ty danh nghĩa mà không có hoạt động kinh doanh thực chất...
Theo TNO
Công an mời người dùng tiền lẻ nộp thuế và "câu giờ" lên làm việc Liên quan đến vụ hộ kinh doanh dùng tiền lẻ nộp thuế và quay video clip đưa lên Facebook, Công an huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau) đã mời đại diện hộ này lên làm việc. Công an huyện Thới Bình vừa có giấy mời ông C.H.Kh. (ngụ xã Thới Bình, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau), người đại diện cơ sở H.K....