Thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn kiểm tra công tác ứng phó lụt bão tại Quảng Bình
Ngày 15/10, đoàn công tác của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an đã kiểm tra công tác ứng phó lụt bão tại Công an tỉnh Quảng Bình.
Tại buổi kiểm tra, Đại tá Nguyễn Tiến Nam, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình đã báo cáo công tác chỉ đạo, triển khai ứng phó lụt bão trong thời gian từ ngày 7/10 đến 14/10 vừa qua.
Theo đó, Công an tỉnh Quảng Bình đã thực hiện nghiêm túc các văn bản, Công điện chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và cứu hộ cứu nạn; chỉ đạo của Bộ Công an, của tỉnh về ứng phó với áp thấp nhiệt đới và bão số 6 theo tinh thần chủ động, khẩn trương và hiệu quả. Trực tiếp các đồng chí trong lãnh đạo Công an tỉnh đã xuống tại các địa bàn xung yếu chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác ứng phó với mưa lũ.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Sơn phát biểu tại buổi kiểm tra công tác ứng phó lụt bão tại Công an tỉnh Quảng Bình.
Đã tổ chức 200 lượt xuồng máy, ca nô, 150 lượt phương tiện cùng với 600 lượt cán bộ, chiến sỹ giúp người dân sơ tán đến nơi an toàn; tổ chức hướng dẫn, phân luồng, kiểm soát giao thông, cắm biển cảnh báo tại các khu vực bị ngập sâu, khu vực nguy hiểm, mất an toàn. Đồng thời, tích cực tổ chức cứu nạn, cứu hộ, tìm kiếm các trường hợp người dân bị mất tích.
Hỗ trợ hơn 5.000 thùng mỳ tôm, 4.000 thùng nước uống, hàng ngàn thùng lương khô và các loại nhu yếu phẩm, thuốc chữa bệnh để hỗ trợ, cung cấp cho người dân ở địa bàn bị ngập lụt, cô lập. Huy động hơn 300 lượt đoàn viên thanh niên, phụ nữ về địa bàn cơ sở, trường học, nhà dân hỗ trợ dọn dẹp vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả thiên tai…vv..
Video đang HOT
Đại tá Nguyễn Tiến Nam – Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình báo cáo tại buổi kiểm tra.
Phát biểu tại buổi kiểm tra, Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an đã đánh giá cao sự chủ động, kịp thời của lực lượng Công an tỉnh Quảng Bình, nhất là việc triển khai phương châm “4 tại chỗ”, “3 sẵn sàng” trong ứng phó với thiên tai bão, lũ vừa qua.
Đồng thời, nhấn mạnh với sự nỗ lực, chủ động trong những thời điểm khó khăn, thiên tai, hoạn nạn mà lực lượng Công an tỉnh Quảng Bình đã triển khai thực hiện chính là chỗ dựa tinh thần của người dân, vừa góp phần hết sức quan trọng làm giảm thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra.
Đối với một số đề xuất của Công an tỉnh Quảng Bình nhằm triển khai, thực hiện tốt hơn công tác ứng phó với thiên tai bão, lũ tại địa phương, đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ Công an kiểm tra, rà soát và kịp thời trang cấp kinh phí, phương tiện, thiết bị và vật tư y tế để Công an tỉnh Quảng Bình có điều kiện tốt hơn trong ứng phó với thiên tai, bão lũ tại địa phương.
Đoàn công tác của Bộ Công an kiểm tra công tác ứng phó lụt bão tại Công an tỉnh Quảng Bình
Đồng thời, yêu cầu trong thời gian tới Công an tỉnh Quảng Bình cần có sự chủ động, nêu cao trách nhiệm hơn nữa; hỗ trợ người dân kịp thời lúc khó khăn, làm tốt công tác cứu trợ, giúp đỡ người dân khi khó khăn, hoạn nạn và phát huy tốt những kết quả, thành tích đã đạt được, xứng đáng với niềm tin của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Quảng Bình.
Số người chết do mưa lũ tăng lên 40; huy động hơn 9.600 người khắc phục hậu quả mưa lũ
Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; các đơn vị Quân khu 4, 5, Bộ đội Biên phòng đã huy động 9.607 người, 267 phương tiện phối hợp với các lực lượng của địa phương tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả mưa lũ, bão.
Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết, mưa lũ tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đã khiến 40 người chết, 8 người mất tích, gây nhiều thiệt hại về người và của.
Cụ thể: Về người, 40 người chết (34 người do bị lũ cuốn; 03 thuyền viên trên biển, 03 người bị điện giật do dọn dẹp sau lũ, chưa đề cập đến các nạn nhân do sạt lở thủy điện Rào Trăng 3). Trong đó: Quảng Bình 02, Quảng Trị 12, Thừa Thiên Huế 08, Quảng Nam 09, Đà Nẵng 03, Quảng Ngãi 01, Gia Lai 01, Đắk Lắk 01, Lâm Đồng 01, Kon Tum 02.
Số người mất tích là 8 người (04 người do lũ cuốn; 04 thuyền viên trên biển) , gồm: Quảng Trị 03, Thừa Thiên Huế 01, Đà Nẵng 01, Quảng Nam 02, Gia Lai 01.
Về nhà ở: 585 nhà bị sập đổ, hư hỏng, 135.731 nhà bị ngập.
Về giao thông: 137 điểm Quốc lộ, 14.737m đường giao thông địa phương bị sạt lở, hư hỏng; tuyến đường sắt Hà Nội-Đông Hà bị chia cắt đến ngày 14/10 mới thông tuyến.
Về nông nghiệp: 870ha lúa, 5.314ha hoa màu bị ngập, vùi lấp; 3.588ha thủy sản bị thiệt hại; 332.350 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi.
Về tàu thuyền: 06 tàu vận tải/57 người bị sự cố tại tỉnh Quảng Trị, trong đó đã cứu vớt được 50 người, 07 người bị chết, mất tích; 04 tàu cá/17 người bị chìm, các thuyền viên được cứu vớt an toàn.
Huy động hơn 9.600 người tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả mưa lũ, bão
Thủ tướng Chính phủ; Ban Chỉ đạo đã chỉ đạo quyết liệt, ban hành công điện; Phó Thủ tướng - Trưởng ban, Bộ trưởng - Phó trưởng ban Thường trực và lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trực tiếp đi kiểm tra chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả; cử 02 đoàn công tác của Văn phòng Thường trực đôn đốc, kiểm tra công tác ứng phó với mưa lũ tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi.
Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và TKCN; các đơn vị Quân khu 4, 5, Bộ đội Biên phòng đã huy động 9.607 người, 267 phương tiện phối hợp với các lực lượng của địa phương tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả mưa lũ, bão.
Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh/TP đã tổ chức di dời, sơ tán dân cư tại các vùng trũng, thấp, ngập sâu; cho học sinh nghỉ học; huy động các lực lượng để tìm kiếm người mất tích, thăm hỏi, động viên gia đình có người bị nạn và chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả.
Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam đã có báo cáo, tờ trình đề xuất về nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp hàng dự trữ quốc gia, gồm:
- 6.500 tấn gạo (Quảng Bình: 3.000; Quảng Trị 1.500; Thừa Thiên Huế 1.000; Quảng Nam 1.000);
- 5,5 tấn lương khô (Quảng Trị: 1,5; Thừa Thiên Huế: 2,0; Quảng Nam: 2,0);
- 20.000 thùng mỳ tôm (Thừa Thiên Huế:10.000; Quảng Nam: 10.000);
- Các loại thuốc, hóa chất khử trùng và vật tư, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn.
Ban Chỉ đạo đã tổng hợp nhu cầu và có văn bản số 145/TWPCTT ngày 14/10 gửi các Bộ ngành liên quan đề nghị hỗ trợ khẩn cấp cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai.
Những người lính sẵn sàng lao vào chốn hiểm nguy Cả nước đang mong tin 13 cán bộ, chiến sĩ trong đó có Phó Tư lệnh Quân khu 4, Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, bị mất liên lạc khi tiếp cận khu vực sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3 để cứu hộ công nhân gặp nạn... Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4 (hàng đầu, thứ hai...