Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: Hỗ trợ Hà Nội chống dịch là tình cảm và trách nhiệm
PGS.TS Nguyễn Trường Sơn- Thứ trưởng Bộ Y tế nêu rõ, sự hỗ trợ của các Cục, Vụ, Viện của Bộ Y tế cũng như các bệnh viện trực thuộc Bộ với ngành y tế Thủ đô cũng là trách nhiệm, tình cảm với Thủ đô.
Các đơn vị bắt tay vào việc luôn để làm sao hỗ trợ Hà Nội được nhiều nhất, nhanh nhất
Chiều ngày 13/1, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn – Thứ trưởng Bộ Y tế cùng đoàn công tác của Bộ Y tế đã làm việc với UBND TP Hà Nội về phối hợp phòng chống dịch và điều trị người bệnh COVID-19 trên địa bàn TP Hà Nội. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng làm việc cùng đoàn.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: Hỗ trợ Hà Nội chống dịch là tình cảm và trách nhiệm Ảnh: Tuấn Dũng
Phó Chủ tịch Chử Xuân Dũng thay mặt UBND TP Hà Nội cảm ơn Bộ Y tế, các bệnh viện TW, các bệnh viện bộ ngành thời gian qua đã hỗ trợ Hà Nội trong phòng chống dịch như lấy mẫu xét nghiệm, tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, đặc biệt là công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 . Ảnh: Tuấn Dũng
Hà Nội vẫn kiểm soát được COVID-19 và đảm bảo khám chữa bệnh thông thường
Báo cáo về công tác thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 của Hà Nội, đại diện Sở Y tế TP cho biết, từ ngày 27/4/2021 đến nay, Hà Nội ghi nhận 79.923 ca mắc COVID-19; giai đoạn thực hiện Nghị quyết 128 từ 11/10/2021 đến 18h ngày 12/1/2022, Hà Nội ghi nhận 75.616 ca mắc COVID-19, trung bình 795 ca/ngày;
Hiện 3.157 bệnh nhân COVID-19 của Hà Nội đang được điều trị tại bệnh viện, cơ sở thu dung điều trị thành phố 1.335 người; cơ sở thu dung điều trị quận, huyện là 5.820 người; số F0 theo dõi cách ly tại nhà 42.652 người;
Tổng số bệnh nhân đã điều trị khỏi của Hà Nội là 63.923 người. Trên địa bàn Hà Nội đến nay ghi nhận 294 trường hợp tử vong – chiếm 0,36%. Đa số bệnh nhân tử vong là cao tuổi trên 80, có bệnh nền, chưa tiêm vaccine.
Hầu hết các BV của Hà Nội đều hoạt động theo mô hình bệnh viện chia đôi, hiện vẫn kiểm soát được dịch COVID-19 và đảm bảo công tác khám chữa bệnh thông thường cho người dân.
Video đang HOT
Các Trung tâm Y tế của Hà Nội đã cấp phát 17.795 liều Molnupiravir cho F0 điều trị tại nhà. Thành phố cũng đã cấp phát hơn 51.000 gói thuốc A đến tận nhà các F0. Túi thuốc B hiện đã chuẩn bị đủ cơ số theo quy định tại tủ thuốc của các trạm y tế. Sở Y tế đã cấp 39.245 liều túi thuốc C, hiện đã sử dụng 26.795 liều.
Tại buổi làm việc, ngành y tế Hà Nội đề xuất Bộ Y tế giao các bệnh viện của TW chỉ đạo, hỗ trợ các BV tuyến Thành phố và tuyến dưới của Thủ đô cả về tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 (nặng, nguy kịch), lẫn đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn về hồi sức tích cực, lọc máu, kiểm soát nhiễm khuẩn… Đồng thời, Bộ sớm có hướng dẫn thanh toán chi phí khám chữa bệnh tại bệnh viện và các cơ sở thu dung điều trị COVID-19…
Cần phối hợp liên tầng điều trị chặt chẽ hơn để chuyển bệnh nhân phù hợp
Tại buổi làm việc, các thành viên đoàn công tác của Bộ Y tế đều nhấn mạnh, công tác điều trị ngày càng “ nóng” do số ca bệnh tăng, số ca nặng tăng, F0 điều trị tại nhà cũng tăng.
Thời gian qua, ngoài BV Bệnh nhiệt đới TW, Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 thuộc BV Đại học Y Hà Nội đã hỗ trợ tiếp nhận bệnh nhân nặng của Hà Nội, một số bệnh viện khác như BV Bạch Mai đã đào tạo hơn 1000 cán bộ y tế của Hà Nội, hỗ trợ Quận Đống Đa triển khai thiết lập và vận hành các trạm y tế lưu động; BV Việt Đức cử 18 bác sĩ xuống hỗ trợ Quận Hoàn Kiếm điều trị COVID-19…
Nhiều ý kiến đề nghị, Hà Nội cần thành lập Sở chỉ huy chống dịch, đồng thời kết nối giao ban điều trị giữa Hà Nội và các bệnh viện tuyến TW được Bộ Y tế giao hỗ trợ, đồng hành để trao đổi về chuyên môn điều trị, phục vụ việc chuyển tuyến bệnh nhân phù hợp.
Các chuyên gia điều trị đề xuất Hà Nội nghiên cứu thiết lập khu vực chăm sóc giảm nhẹ dành cho các đối tượng quá cao tuổi, bệnh nền rất nặng, phục vụ các gia đình có nguyện vọng chăm sóc giảm nhẹ cho người thân. Đồng thời các chuyên gia cũng nhấn mạnh trong điều trị người bệnh COVID-19, công tác phối hợp liên tầng để chuyển bệnh nhân cần chặt chẽ hơn nữa, tránh bệnh nhân lên tuyến trên không cần thiết, nhưng cũng có tình trạng chủ quan, khiến bệnh nhân chuyển đến tầng 3 muộn.
Cần thực hiện mô hình “bệnh viện chị-em” hiệu quả
Hình ảnh một bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch đang được bác sĩ tận tình chăm sóc. Ảnh: Tuấn Anh
Phát biểu tại buổi làm việc, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn nêu rõ, sự hỗ trợ của các Cục, Vụ, Viện của Bộ Y tế cũng như các bệnh viện trực thuộc Bộ trên địa bàn Hà Nội với ngành y tế Thủ đô cũng là trách nhiệm, tình cảm với Thủ đô.
“Chúng tôi đánh giá cao sự vào cuộc nỗ lực, trách nhiệm của ngành y tế Hà Nội cũng như các đơn vị của Bộ Y tế, của các bộ, ngành được giao nhiệm vụ đồng hành cùng y tế Hà Nội phòng chống dịch”- Thứ trưởng Bộ Y tế nói.
Về phía Bộ Y tế sẽ có những chỉ đạo sát sao, cụ thể các bệnh viện trực thuộc, cùng trao đổi với đề xuất các bộ ngành giao các bệnh viện bộ, ngành trên địa bàn dành giường bệnh phù hợp để điều trị bệnh nhân COVID-19 nhưng vẫn đảm bảo công tác khám chữa bệnh thông thường.
Bộ Y tế cho rằng việc tổ chức hệ thống 3 tầng điều trị đã có nhiều kết quả tốt trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, Thứ trưởng cho rằng các bệnh viện TW và bệnh viện tầng 3 của Hà Nội được giao nhiệm vụ hỗ trợ tuyến dưới cần thực hiện theo mô hình “bệnh viện chị-em”, không chỉ hỗ trợ bệnh viện tầng 2 mà còn cả tầng 1 và trạm y tế lưu động theo hình mạng lưới để có thể chủ động trong hỗ trợ.
“Tránh để quá tải ở tầng điều trị 2 và 3 không hợp lý”- Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.
Về đề xuất của Hà Nội liên quan đến việc tập huấn chuyên môn điều trị, chăm sóc bệnh nhân COVID-19, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn giao Cục Quản lý khám chữa bệnh làm đầu mối, trao đổi kỹ với Hà Nội về nhu cầu cụ thể, mục tiêu mong muốn để từ đó, Bộ Y tế phân công cho các bệnh viện TW đảm nhiệm việc này, kể cả tập huấn trực tiếp lẫn trực tuyến khoa học, hiệu quả.
“Với Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, cần tập trung nhân lực y tế cho phòng chống dịch, cho các trạm y tế lưu động, cho điều trị bệnh nhân, những việc hành chính cần huy động các lực lượng khác đảm nhiệm, đồng hành cùng y tế”- Thứ trưởng Nguyễn Trướng Sơn nói.
Liên quan đến công tác thanh toán chi phí khám chữa bệnh tại bệnh viện và các cơ sở thu dung điều trị COVID-19, Thứ trưởng Bộ Y tế giao các đơn vị liên quan của Bộ Y tế báo cáo lãnh đạo Bộ cụ thể để Bộ trao đổi với BHXH Việt Nam và báo cáo lên Chính phủ.
“Tôi đề nghị các đơn vị bắt tay vào việc luôn để làm sao hỗ trợ Hà Nội được nhiều nhất, nhanh nhất”- Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch Chử Xuân Dũng thay mặt UBND TP Hà Nội cảm ơn Bộ Y tế, các bệnh viện TW, các bệnh viện bộ ngành thời gian qua đã hỗ trợ Hà Nội trong phòng chống dịch như lấy mẫu xét nghiệm, tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, đặc biệt là công tác điều trị bệnh nhân COVID-19. “Đó là sự chia sẻ và trách nhiệm nhưng trên hết là tình cảm dành cho Hà Nội”- Phó Chủ tịch Chử Xuân Dũng nhấn mạnh.
“Hôm nay Bộ Y tế và Hà Nội cùng trao đổi để cùng tháo gỡ khó khăn trong điều trị, đặc biệt là vấn đề thanh toán, chi trả kinh phí điều trị. Chúng ta phối hợp với nhau trong công tác điều trị nhịp nhàng hơn, đặc biệt trong xử lý các tình huống cụ thể. Sự điều phối chuyển tầng điều trị phù hợp rất quan trọng”- Phó Chủ tịch Chử Xuân Dũng nói, đồng thời nêu rõ thành phố luôn chủ động trong phòng chống dịch, không bị động.
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho rằng Hà Nội rất cần các bệnh viện TW, bộ ngành tham gia phòng chống dịch cùng y tế Hà Nội. Sở Y tế Hà Nội tiếp thu các kiến nghị Hà Nội cần có một Sở chỉ huy chống dịch, và kết nối giao ban điều trị hàng ngày giữa Hà Nội và các bệnh viện tuyến TW, bộ ngành hỗ trợ, đồng hành cùng Hà Nội.
Bắc Giang lập bệnh viện dã chiến 800 giường
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn đề nghị Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) và một số đơn vị lập bệnh viện dã chiến công suất 700-800 giường tại Bắc Giang.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nêu yêu cầu trên khi đi thăm các cơ sở cách ly tập trung lớn của tỉnh Bắc Giang, sáng 16/5. Ông và đoàn đã khảo sát nhà thi đấu thể thao tỉnh Bắc Giang (TP Bắc Giang) để lựa chọn làm địa điểm lập bệnh viện dã chiến. Cục Quản lý khám chữa bệnh được giao làm đầu mối chỉ đạo việc này.
Đoàn của Bộ Y tế đã đến khu cách ly tập trung Khu công nghiệp Quang Châu; khu cách ly huyện Lạng Giang; Bệnh viện Phổi Bắc Giang.
Nhận định tình hình dịch bệnh tại Bắc Giang phức tạp, Thứ trưởng Sơn nhấn mạnh địa phương cần đặc biệt chú ý tiêu chí an toàn trong khu công nghiệp, khu cách ly, bệnh viện và cộng đồng.
Ngành y tế phải tự đánh giá, xem lại quy trình, "không để lọt người có triệu chứng Covid-19 tại phòng khám, bệnh viện công lập, tư nhân". "Chỉ để lọt một ca vào những nơi này có thể thành bom nổ chậm, rất nguy hiểm", ông Sơn nói.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn (phải) và Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương kiểm tra các khu cách ly tại tỉnh, sáng 16/5. Ảnh: Tuấn Dũng
Sau khi nghe Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương cho biết có 385 doanh nghiệp tại 6 khu công nghiệp, với 60 khu cách ly tập trung, Thứ trưởng Sơn đề nghị các khu cách ly tập trung phải xét nghiệm nhanh kháng nguyên hằng ngày . Nếu phát hiện ca dương tính (bằng test nhanh) phải đưa đi điều trị ngay, không chờ kết quả xét nghiệm PCR (xét nghiệm tìm virus bằng máy), để tránh lây lan trong khu cách ly.
Ngoài ra, Bắc Giang lập ngay ít nhất 60 đoàn kiểm tra an toàn trong khu công nghiệp. Cục Quản lý Môi trường Y tế là đầu mối tập huấn cho địa phương. "Tỉnh cần kiên quyết nơi nào không đảm bảo an toàn phải cho dừng hoạt động", Thứ trưởng Sơn nói.
Ngày mai, đoàn cán bộ y tế tỉnh Hải Dương sẽ có mặt để hỗ trợ Bắc Giang xét nghiệm. Lãnh đạo Bộ Y tế yêu cầu Bắc Giang có kế hoạch chi tiết về xét nghiệm. Tỉnh lắp hệ thống camera hành lang để kiểm soát trong khu cách ly tập trung ở khu công nghiệp Vân Trung.
Về năng lực điều trị, ông Nguyễn Văn Bình, Phó giám đốc Sở Y tế Bắc Giang cho biết toàn tỉnh có 86 máy thở với 112 bác sĩ và 76 kỹ thuật viên có thể sử dụng thành thạo. Tỉnh đang có hơn 300 bệnh nhân Covid-19, điều trị tại 3 bệnh viện gồm: 70 bệnh nhân ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh (còn 50 giường trống); 167 bệnh nhân ở Bệnh viện Dã chiến số 1 trên nền Bệnh viện Nội tiết (còn 50 giường trống); 70 bệnh nhân ở Bệnh viện Phổi Bắc Giang (còn 150 giường).
Bệnh viện Phục hồi chức năng với công suất 180 giường chiều nay có thể tiếp nhận bệnh nhân; tỉnh cũng khảo sát Bệnh viện Tâm thần với 180 giường, Bệnh viện Y học cổ truyền với 120 giường.
"Với lượng ca nhiễm tăng nhanh, Bệnh viện Phổi Bắc Giang dù đang trống 150 giường có thể được sử dụng hết trong hôm nay", ông Bình nói.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh nguyên tắc phải điều trị ca nhiễm Covid-19 tập trung, không điều trị xen lẫn với nơi có bệnh nhân thường. Bệnh viện đa khoa tỉnh chỉ nhận bệnh nhân Covid-19 nặng, có sự hỗ trợ của chuyên gia từ Trung ương. Một số bệnh viện cần đưa bệnh nhân thường đến cơ sở khác, để tập trung điều trị người nhiễm Covid-19.
"Nguyên tắc không "rải mành mành" bệnh nhân ra nhiều bệnh viện, không điều trị xen lẫn, đề phòng nguy cơ lây nhiễm chéo", PGS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh nói.
Từ ngày 27/4 đến nay, toàn tỉnh Bắc Giang ghi nhận 314 ca Covid-19 cộng đồng, nhiều nhất cả nước. Dự báo thời gian tới, ổ dịch này tiếp tục có thêm ca nhiễm, sau khi có kết quả xét nghiệm 6.000 lao động.
Hà Nội: Từ 12h trưa 25/5 dừng hoạt động nhà hàng ăn uống, cắt tóc, gội đầu UBND TP Hà Nội vừa có công điện khẩn về việc quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, trên địa bàn TP đã xuất hiện chùm ca bệnh mới chưa xác định nguồn lây nhiễm tại các khu vực chung cư tập trung đông...