Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên gặp người đồng cấp Nga
Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Sin Hong-chol đã gặp người đồng cấp Nga Igor Morgulov vào ngày 30/10 trong bối cảnh xuất hiện những đồn đoán nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể tới thăm Moskva để tham dự hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa ông với Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin.
Nga và Triều Tiên tiến hành các cuộc gặp ngoại giao trong bối cảnh xuất hiện những lời đồn đoán về một cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai quốc gia. (Nguồn: Daily Star)
Hai quan chức cấp cao nói trên đã gặp nhau tại Moskva và cuộc gặp đã kéo dài khoảng 3 tiếng rưỡi.
Các chuyên gia nhận định hai bên dường như đã thảo luận về nhiều vấn đề giữa Bình Nhưỡng và Moskva, trong đó có khả năng diễn ra chuyến thăm Nga của ông Kim Jong-un.
Video đang HOT
Người phát ngôn Điện Kremlin một ngày trước cho biết vẫn chưa có chi tiết cụ thể về thời gian và địa điểm của cuộc gặp tiềm năng giữa hai nhà lãnh đạo này.
Theo vietnamplus
Nga không ngừng tìm cách gây ảnh hưởng với Triều Tiên
Nga đang có những bước đi để có được vai trò quan trọng trong vấn đề Triều Tiên. Điều này, giải thích tại sao ba nước Trung Quốc, Nga và Triều Tiên đã đưa ra một bản tuyên bố chung về các vấn đề liên quan tới bán đảo Triều Tiên và cách thức giải quyết chúng, Jamestown Foundation cho biết.
Kể từ khi diễn ra những vòng đàm phán 6 bên để giải trừ hạt nhân tại Triều Tiên bắt đầu từ năm 2003, Nga đã không ngừng tìm cách để chứng minh tầm quan trọng của mình với tất cả các bên bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc. Thực tế, một sự thay đổi lớn trong chính sách ngoại giao liên quan tới cả Triều Tiên và Hàn Quốc với nhiệm vụ được công nhận là một quyền lực lớn trong khu vực. Đặc biệt, Moscow tìm cách để chứng minh mình có một vai trò lớn và không thể thay thế trong việc giải quyết vấn đề khó khăn trong việc thiết lập lại hòa bình và giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên (theo EDM ngày 14.5).
Một phần trong chính sách là Nga tiếp tục tìm cách gây ảnh hưởng về kinh tế ở cả hai miền Triều Tiên, một bước đi dẫn tới việc vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Và không ngạc nhiên khi Nga chính thức coi những lệnh trừng phạt này cần phải bị phản đối và xóa bỏ nếu không hợp pháp và không được đồng thuận bởi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (theo Mid.ru ngày 27.9). Cùng với thực tế là Nga đang tăng sự phụ thuộc vào Trung Quốc (theo EDM ngày 17.5.2017 và 18.4.2018), ngày càng chịu ảnh hưởng với những mục tiêu của Bắc Kinh và chấp nhận vai trò dẫn dắt của Bắc Kinh với vấn đề Triều Tiên.
Tiếp theo, chủ nghĩa chống lại Mỹ lâu dài đã dẫn tới việc đổ lỗi cho Washington trong vấn đề Triều Tiên hạt nhân hóa, và sự cứng rắn của Bình Nhưỡng. Những yếu tố này cùng với việc Moscow thất bại trong việc cai trị và kích thích kinh tế của vùng Viễn Đông đã giải thích tại sao dù rất nỗ lực nhưng Nga vẫn tiếp tục đóng vai trò thứ yếu tại Triều Tiên (theo Valdaiclub.com ngày 22.8).
Những khía cạnh của chính sách đó một lần nữa được thể hiện trong bài phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về vấn đề Triều Tiên vào cuối tháng 9 (theo Mid.ru ngày 27.9). Tất nhiên, ông Lavrov đã chỉ trích lập trường của Mỹ. Nhưng bên cạnh đó, Nga, Trung Quốc và Triều Tiên đã đưa ra một bản tuyên bố chung chỉ ra tất cả các vấn đề liên quan tới Triều Tiên phải được giải quyết theo con đường ngoại giao, hòa bình và mang tính chính trị. Quan trọng hơn, Trung Quốc và Nga đồng ý với đòi hỏi của Triều Tiên rằng các vấn đề sẽ được giải quyết theo "từng bước một", điều sẽ làm dài thêm tiến trình giải trừ hạt nhân nếu xảy ra.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov.
Theo đó, Moscow, Bắc Kinh và Bình Nhưỡng lập luận rằng cần ưu tiên cho những phạm vi hoạt động mang tính tin tưởng giữa hai miền Triều Tiên đang diễn ra. Vì thế, ba bên đều ghi nhận sự cần thiết của Liên Hợp Quốc "để khởi động tiến trình điều chính các lệnh trừng phạt đối với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đúng lúc". Ba chính phủ cũng kêu gọi giảm bớt các lệnh trừng phạt để hưởng ứng "những bước đi quan trọng và thiết thực" mà Triều Tiên đã thực hiện trong vấn đề giải trừ hạt nhân (theo Kcnawatch.co ngày 10.10).
Tuy nhiên, với việc Triều Tiên chưa có một hành động thực tế nào trong việc giải trừ hạt nhân, tuyên bố này cho thấy nỗ lực của Trung Quốc để đảm bảo rằng Washington (và cả Bình Nhưỡng) phải xem xét quan điểm của mình. Hơn nữa, tuyên bố chung cho thấy những mục tiêu và ý định thực tế của Moscow. Ngoại giao Nga với Nhật Bản và Hàn Quốc tìm cách nhấn mạnh những ý định hòa bình (theo Yonhapnews.co.kr ngày 2.8). Thực tế, Moscow đã cho thấy sự không mặn mà với tiến trình giải trừ hạt nhân bằng cách ủng hộ những gì Bình Nhưỡng muốn - đòi hỏi một hiệp ước hòa bình trước khi có bất cứ hành động từ bỏ vũ khí hạt nhân nào.
Vì thế, ông Lavrov nhấn mạnh khẳng định vấn đề thống nhất hai miền Triều Tiên là khả thi và Nga đang thảo một đề nghị ủng hộ nó tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Và chính phủ của ông sẵn sàng giúp cả hai miền Triều Tiên khôi phục các liên kết về kinh tế và cơ sở hạ tầng (theo TASS ngày 26.9). Điều này không có gì ngoài một sự bênh vực đặc biệt với Triều Tiên. Thực tế, cùng thời điểm đưa ra những lời đề nghị, Moscow tiếp tục vi phạm các lệnh trừng phạt mà mình từng bỏ phiếu tại Liên Hợp Quốc và hiện đang thúc đẩy việc hủy bỏ chúng.
Trong hoàn cảnh đó, rõ ràng Mỹ phải tiếp tục gạt đi những nỗ lực không ngừng của Nga để trở thành một nhà điều đình hay đưa ra những gì mà các nhà ngoại giao gọi là "sự giúp đỡ ân cần" cho tiến trình. Hành động "cược gấp đôi" của Moscow cũng góp phần giải thích tại sao Bình Nhưỡng vẫn chưa thiết lập một cuộc gặp gỡ thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Vladimir Putin. Ông Kim Jong-un đã nhận được sự hỗ trợ từ Nga mà không phải trả bất cứ một cái giá nào. Giờ ông chỉ phải lo lắng về Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc. Và Hàn Quốc đã tự đóng vai trò điều đình giữa ông Kim và chính quyền của ông Donald Trump.
Hơn nữa, ông Trump đang lên kế hoạch cho cuộc họp thượng đỉnh lần 2 với ông Putin trong khi chỉ rõ rằng Nhà Trắng chưa đặt bất cứ một thời hạn nào cho tiến trình giải trừ hạt nhân của Triều Tiên. Cuối cùng, khi Bắc Kinh và Moscow sẽ đứng cùng ông Kim Jong-un để ngăn cản áp lực quốc tế bắt Triều Tiên phải giải trừ hạt nhân trước khi có một hiệp ước hòa bình hay chấm dứt cấm vận, lãnh đạo Triều Tiên không phải cố gắng hay sử dụng bất cứ nguồn tài nguyên nào của chính phủ vào việc thỏa mãn những đàm phán của Seoul hay Washington cho tới khi ông có được những gì mình muốn.
Kết quả là, rất khó để thấy những lợi ích của Moscow trong việc đồng thuận với Bắc Kinh về những vấn đề Triều Tiên ngoài sự thỏa mãn khi chọc giận Washington. Và mặc cho những nhà phân tích đang khen ngợi Nga, đây có thể không phải là dấu hiệu thành công lớn trong chính sách "xoay trục về châu Á" của Nga.
Theo viettimes
Mỹ níu giữ "vũ khí" trừng phạt Triều Tiên Cho dù Triều Tiên cũng như các quốc gia liên quan khác như Trung Quốc, Nga... nhiều lần hối thúc song Mỹ vẫn duy trì các lệnh trừng phạt, coi đó như là thứ "vũ khí" lợi hại buộc Triều Tiên phi hạt nhân hóa. Việc Mỹ muốn tiếp tục siết chặt cấm vận chống Triều Tiên được xem "ngược dòng" những tiến...