Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ sắp đến Trung Quốc
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman thăm Trung Quốc vào tuần tới, là quan chức Mỹ cấp cao nhất tới Trung Quốc từ khi Biden nhậm chức.
Sherman, quan chức quyền lực số hai Bộ Ngoại giao Mỹ, sẽ gặp Ủy viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ở Thiên Tân khi thăm Trung Quốc ngày 25-26/7, trong khuôn khổ chuyến công du châu Á với những điểm dừng chân bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Mông Cổ.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman tại tòa quốc hội Mỹ hồi tháng ba. Ảnh: Reuters .
Chuyến thăm có thể tạo tiền đề cho thêm nhiều cuộc trao đổi song phương và cuộc gặp tiềm năng giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong năm nay, có thể bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Italy vào cuối tháng 10.
“Các cuộc thảo luận này là một phần trong những nỗ lực liên tục của Mỹ nhằm tổ chức các cuộc trao đổi thẳng thắn với các quan chức Trung Quốc để thúc đẩy lợi ích và giá trị của Mỹ cũng như xử lý mối quan hệ một cách có trách nhiệm”, Bộ Ngoại giao Mỹ hôm nay ra tuyên bố.
“Thứ trưởng sẽ thảo luận các lĩnh vực mà chúng tôi quan ngại nghiêm trọng về các hành động của Trung Quốc, cũng như các lĩnh vực mà lợi ích của đôi bên gắn kết”, tuyên bố có đoạn viết.
Video đang HOT
Quan hệ Mỹ – Trung ngày càng trở nên căng thẳng khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới bất đồng ý kiến về một loạt vấn đề, từ Đài Loan, Hong Kong, nhân quyền cho đến hoạt động quân sự ở Biển Đông. Các nhà ngoại giao cấp cao của hai nước đã gặp nhau tại Alaska vào tháng ba. Cuộc họp đó diễn ra gay gắt và không mang lại đột phá nào.
Campuchia nêu lý do ngăn Mỹ thăm toàn bộ căn cứ hải quân
Giới chức Campuchia cho biết phía Mỹ yêu cầu thăm địa điểm tại căn cứ Ream không có trong thỏa thuận trước đó nên từ chối yêu cầu này.
Bộ Quốc phòng Campuchia ngày 12/6 ra thông cáo xác nhận nước này từ chối cho phái đoàn Mỹ tiếp cận toàn bộ cơ sở bên trong căn cứ hải quân Ream trong chuyến thăm một ngày trước đó.
Bộ này cho hay họ "rất thiện chí" khi tổ chức chuyến thăm căn cứ Ream cho phái đoàn của tùy viên quân sự Mỹ theo quyết định của Thủ tướng Hun Sen, và đã tổ chức "một số hoạt động quan trọng" bên trong căn cứ.
"Các hoạt động này bao gồm cuộc họp kéo dài hơn một tiếng, chuyến thăm hai tòa nhà mới xây làm nơi ở cho công nhân, tham quan bến tàu và chiến hạm, thăm xưởng sửa chữa tàu do Australia xây dựng, thăm bệnh viện và tới đảo Koh Preab thị sát tiến trình xây dựng Sở Chỉ huy Chiến thuật mới của Ủy ban Hàng hải Quốc gia", thông cáo cho biết.
Chuyến thăm bắt đầu lúc 9h30 và kéo dài trong khoảng ba tiếng. "Tuy nhiên, ngoài những địa điểm đã được yêu cầu và nằm trong thỏa thuận, phía Mỹ đột ngột yêu cầu thăm một địa điểm khác không có trong yêu cầu ban đầu", Bộ Quốc phòng Campuchia cho biết.
Địa điểm này được cho là cơ sở do Trung Quốc nâng cấp bên trong căn cứ Ream. Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh hôm 2/6 thừa nhận Trung Quốc đang hỗ trợ nước này xây dựng, nâng cấp căn cứ. "Sau khi hoàn thành, họ sẽ bàn giao nó cho Campuchia. Campuchia có toàn quyền sử dụng căn cứ", ông nói thêm.
Binh sĩ và chiến hạm Campuchia tại căn cứ hải quân Ream tháng 7/2019. Ảnh: AFP .
"Nhận thức được bất thường và xác định rằng chủ quyền của Campuchia không được tôn trọng cùng ý định bỏ qua việc đảm bảo bí mật quân sự, phía Campuchia từ chối yêu cầu trên. Tùy viên quân sự Mỹ vẫn khăng khăng đưa ra yêu cầu này, song đây là điều không thể chấp thuận được", thông cáo của Bộ Quốc phòng Campuchia có đoạn.
Sau khi rời căn cứ Ream, đại sứ quán Mỹ tại Campuchia ra thông cáo báo chí cho biết nước sở tại từ chối cho đại tá Marcus Ferrara, tùy viên quân sự, "tiếp cận toàn bộ cơ sở hạ tầng" trong chuyến thăm. Ferrara kết thúc chuyến thăm và đề xuất phía Campuchia sắp xếp lại chuyến thăm khác với đầy đủ quyền tiếp cận vào thời điểm sớm nhất.
Bộ Quốc phòng Campuchia nhận định phản ứng của đại sứ quán Mỹ là "cố tạo ra những vấn đề mới và xuyên tạc sự thật, có thể gây ra tác động tiêu cực đối với quan hệ quốc phòng giữa hai nước". Bộ Quốc phòng Campuchia đánh giá các biện pháp mà nước này thực hiện là "đúng đắn và chuyên nghiệp".
"Bộ Quốc phòng Campuchia kêu gọi đại sứ quán Mỹ ngừng tạo ra các tình huống mới gây tiêu cực, yêu cầu Mỹ tôn trọng chủ quyền và bí mật quân sự của Campuchia", thông cáo cho biết.
Bộ Quốc phòng Campuchia tuyên bố sẽ xem xét kỹ lưỡng các yêu cầu trong tương lai, song khẳng định toàn bộ hoạt động được phê duyệt trong cơ sở quân sự "là các chuyến thăm, không phải thanh tra hay khám xét".
Chuyến thăm hôm 11/6 được tổ chức theo thỏa thuận giữa Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman, cùng đề nghị của tùy viên quân sự Mỹ Ferrara.
Khu vực tòa nhà do Mỹ tài trợ (phía dưới) hồi tháng 7/2020 và cơ sở mới được xây dựng (phía trên) ngày 21/5. Ảnh: CSIS .
Trong báo cáo công bố ngày 21/5 và cập nhật một tuần sau đó, tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) phát hiện hai tòa nhà được xây dựng cấp tốc tại gần nơi từng là sở chỉ huy chiến thuật của Ủy ban An ninh Hàng hải Quốc gia Campuchia, vốn được Mỹ tài trợ xây dựng ở căn cứ Ream.
Giới chức Campuchia hồi cuối năm ngoái san phẳng công trình do Mỹ xây dựng rồi xây dựng hai tòa nhà mới, làm dấy lên lo ngại Trung Quốc có thể hưởng lợi từ hoạt động nâng cấp căn cứ hải quân Ream. Sở chỉ huy mới đang được xây dựng trên đảo Koh Preab với tốc độ chậm hơn công trình lớn vừa hoàn thành tại căn cứ Ream.
Iran phản đối các biện pháp trừng phạt của Mỹ Ngày 12/6, Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi cho rằng việc duy trì các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Iran là "tội ác" đối với nhân loại. Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi. Ảnh: AFP/TTXVN Thứ trưởng Araqchi, đồng thời là trưởng đoàn đàm phán của nước này trong cuộc đàm phán đang diễn ra với các cường quốc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Liban, Syria tìm cách 'mở ra trang mới' trong quan hệ song phương

Đằng sau việc Tổng thống Trump chỉ trích Tổng thống Zelensky vì muốn có thêm vũ khí Mỹ

Mỹ bắt giữ người đồng sáng lập Liên đoàn Sinh viên Palestine tại Đại học Columbia

Bộ trưởng Tài chính Mỹ nêu lợi thế của người đi trước trong đàm phán thương mại

Washington lạc quan đạt thỏa thuận với nhiều nước trong thời gian hoãn áp thuế

Lý do dầu Nga được vận chuyển trở lại trên các tàu chở dầu phương Tây

DeepSeek len lỏi mọi ngóc ngách của Trung Quốc

Trước sức ép thuế quan, Nvidia công bố kế hoạch sản xuất trị giá 500 tỷ USD tại Mỹ

Thăm Smolensk "Quảng Trị" của nước Nga

Saudi Arabia lên kế hoạch trả hết nợ cho Syria tại WB, đẩy nhanh quá trình tái thiết

Điện Kremlin: Cuộc gặp giữa Tổng thống Nga và đặc phái viên Mỹ là 'hữu ích và hiệu quả'

Xác nhận mới nhất của Phó Thủ tướng Ukraine về thoả thuận khoáng sản với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Cô gái mặc áo yếm lái xe như diễn xiếc có 'thoát' xử phạt nhờ giấy chứng nhận tâm thần?
Tin nổi bật
13:42:14 15/04/2025
Lời khai nhóm 'Lợn rừng' bảo kê xây dựng ở Hà Nội
Pháp luật
13:39:19 15/04/2025
Tại sao người Nhật thường đặt chai nước quanh nhà thay vì cất tủ lạnh?
Sáng tạo
13:16:24 15/04/2025
Siêu phẩm này sẽ khiến iPhone 18 và Galaxy S26 khiếp sợ
Thế giới số
13:02:55 15/04/2025
Hàng triệu người theo dõi Elon Musk chơi game trên chuyên cơ
Netizen
12:50:43 15/04/2025
Song Hye Kyo bị 1 nữ diễn viên làm bỏng da
Sao châu á
12:10:04 15/04/2025
Tử vi 3 con giáp may mắn nhất thứ Ba (15/4): Giàu có vang danh, phú quý đủ đường
Trắc nghiệm
12:09:49 15/04/2025
Sơn Tùng M-TP để lộ bí mật quá khứ
Sao việt
12:07:42 15/04/2025
Gợi ý những chiếc áo ống cá tính cho nàng vẻ ngoài đầy mê hoặc
Thời trang
11:56:45 15/04/2025
2 món chua ngọt "gây nghiện": Không dầu mỡ vẫn thơm lừng, ăn tới đâu mê tới đó
Ẩm thực
11:33:22 15/04/2025