Thứ trưởng Hà Lan thăm vùng chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước CHXHCN Việt Nam cùng Thủ tướng Vương quốc Hà Lan, vào ngày 10.4, bà Marjolijn Sonnema – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp, Thiên nhiên và Chất lượng thực phẩm Hà Lan đã đến thăm Dự án Phát triển vùng chăn nuôi bò sữa bền vững tại xã Mộc Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam của Sữa Cô Gái Hà Lan.
Trong chuyến đi, bà Marjolijn Sonnema đã đến thăm trại bò sữa của dự án và các trại bò sữa trong khu quy hoạch vùng chăn nuôi bò sữa bền vững, cùng những hộ nông dân chăn nuôi bò sữa ở xã Mộc Bắc. Chuyến thăm không chỉ là cầu nối thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia mà còn là niềm vinh dự cho Sữa Cô Gái Hà Lan (tên đăng ký FrieslandCampina Việt Nam) khi nhận được sự quan tâm từ phía Chính phủ Hà Lan.
Thứ trưởng Marjolijn Sonnema (hàng đầu, bên phải) đánh giá cao những đóng góp của Sữa Cô Gái Hà Lan trong dự án cũng như nỗ lực của công ty cho quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia Hà Lan – Việt Nam. Ảnh: P.V
Khởi động từ năm 2014, Dự án Phát triển vùng chăn nuôi bò sữa bền vững tại xã Mộc Bắc thuộc khuôn khổ của Chương trình Phát triển kinh doanh bền vững và an ninh lương thực (FDOV). Đây là dự án hoạt động dưới hình thức hợp tác công tư giữa Sữa Cô Gái Hà Lan với sự tham dự của các bên: Bộ Ngoại giao Hà Lan, UBND tỉnh Hà Nam, Trường Đại học Wageningen (Hà Lan), The Friesian (Hà Lan) và DeHeus Việt Nam, trong đó, Sữa Cô Gái Hà Lan đóng vai trò đối tác chính của dự án.
Mục tiêu của dự án này là nhằm hình thành và phát triển vùng chăn nuôi bò sữa chuyên nghiệp và bền vững theo quy mô trang trại gia đình, từ đó góp phần đảm bảo an ninh lương thực, tạo công ăn việc làm và giảm thiểu việc nhập khẩu sữa.
Đến nay, dự án đã vận hành thành công 2 trại bò sữa, đóng vai trò làm mô hình mẫu cho các trại bò khác trong khu quy hoạch Vùng chăn nuôi bò sữa bền vững. Từ đó, nông dân trong vùng tham khảo về thiết kế cũng như quy trình vận hành theo quy chuẩn: Thực hành chăn nuôi bò sữa tốt, thực hành nông nghiệp tốt, an toàn sinh học, kiểm soát bệnh dịch và bảo vệ môi trường. Nằm trong khuôn khổ dự án, các chương trình đào tạo và huấn luyện các kỹ năng cho nhân viên khuyến nông, kỹ thuật viên và nông dân chăn nuôi bò sữa được tổ chức bài bản rộng khắp 4 vùng quy hoạch chăn nuôi bò sữa của tỉnh Hà Nam.
Chính nhờ sự hợp tác khăng khít giữa Sữa Cô Gái Hà Lan và các đối tác mà dự án ngày càng phát triển, tạo lập nên những giá trị tốt đẹp cho cả cộng đồng. Ảnh: P.V
Video đang HOT
Kết thúc chuyến thăm, bà Marjolijn Sonnema chia sẻ: “Chúng tôi rất vui mừng khi được đến tham quan Dự án Phát triển vùng chăn nuôi bò sữa bền vững tại Hà Nam của Sữa Cô Gái Hà Lan. Đây là một dự án hay và ý nghĩa, không chỉ đối với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với đời sống và sự phát triển dân sinh ở địa phương. Tôi đánh giá rất cao sự hợp tác của các doanh nghiệp Hà Lan và Việt Nam, đặc biệt là công tác trao đổi các chuyên viên kỹ thuật của cả hai phía trong dự án FDOV này. Tôi hy vọng rằng trong tương lai, sẽ có nhiều dự án hợp tác hơn nữa, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm, góp phần củng cố và nâng cao quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia”.
Chuyến viếng thăm của bà Marjolijn Sonnema đồng thời mở ra tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Hà Nam. Chính sự quan tâm, cam kết, cũng như khả năng phối hợp đồng bộ từ Sữa Cô Gái Hà Lan và các đối tác Hà Lan đã mang đến thành quả tốt đẹp, tạo lập giá trị chung cho cộng đồng.
Việc phát triển vùng chăn nuôi bò sữa chuyên nghiệp và bền vững theo quy mô trang trại gia đình đã góp phần tạo công ăn việc làm, cải thiện kinh tế cho người lao động tại tỉnh Hà Nam trong 6 năm qua. Đây cũng là nền tảng giá trị mà Sữa Cô Gái Hà Lan xây dựng và gìn giữ trong suốt 145 năm – cùng hợp tác với hộ nông dân để tạo nên nguồn sữa tươi chuẩn Hà Lan đồng nhất ở mỗi thị trường.
Theo Danviet
Bộ trưởng NNPTNT xuống đồng chúc Tết, lì xì bà con nông dân
Với mong muốn "năm nay mùa màng bội thu", vào đúng ngày cận Tết (1/2, tức 27 Tết), Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cùng lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Hà Nam đã đi kiểm tra việc làm đất, gieo mạ chuẩn bị gieo cấy lúa Xuân ngay sau dịp Tết Kỷ Hợi 2019.
Trực tiếp ra đồng kiểm tra mạ tại làng Vũ Xá, xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, Hà Nam, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao các cấp chính quyền ở Hà Nam đã linh động thay đổi lịch gieo mạ chậm hơn thường lệ 5-6 ngày do điều kiện thời tiết nắng ấm: "Vụ Xuân thường chúng ta gieo tốt nhất là xung quanh 20/1, năm nay trước tình hình ấm nhiều địa phương như Hà Nam đã chỉnh lịch xung quanh 25-26/1. Đây là lịch rất tốt".
Trước tình hình nắng ấm, Bộ trưởng căn dặn bà con nông dân bỏ ni lông che mạ, tập trung chăm sóc để mạ phát triển tốt.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kiểm tra sự phát triển của mạ. Ảnh: Lực Khương.
Trên cánh đồng thôn Đô Lương, xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, dù Tết đã cận kề nhưng bà con nông dân vẫn tranh thủ thời tiết nắng ấm để ra phát bờ, dọn cỏ; những chiếc máy bừa làm đất đang chạy hết tốc lực để chuẩn bị sẵn sàng cho việc gieo cấy lúa từ mùng 7/2 (tức mùng 3 Tết Kỷ hợi 2019).
Năm nay tỉnh Hà Nam gieo trồng hơn 35.000 ha, trong đó diện tích gieo cấy lúa vụ xuân là 30.000ha, còn lại là cây rau màu. Với sự quyết liệt, chủ động trong công tác lấy nước đổ ải, đến nay diện tích có nước vào khoảng 29.566ha, đạt 96,1% kế hoạch.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường lì xì và chúc Tết bà con nông dân ngay tại cánh đồng. Hàng năm, cứ đến dịp gần Tết Nguyên đán, Bộ trưởng lại đi kiểm tra công tác sản xuất vụ xuân và chúc Tết, lì xì bà con nông dân với mong muốn có một mùa vụ bội thu. Ảnh: LK.
Sau khi đi kiểm tra, Bộ trưởng đánh giá sản xuất vụ Xuân năm nay có hai cái lợi là các địa phương đã chủ động lùi thời gian gieo mạ và các địa phương đã tập trung lấy nước đổ ải đạt tiến độ tốt. "Dự kiến kết thúc đợt 2 thì 80% diện tích có nước. Đây là một trong những năm mà chúng ta tập trung lấy nước tốt nhất, hạn chế được nước của sông Đà xả về, nhưng chúng ta tận dụng triều cường và tất cả các địa phương ở hạ du đã đồng loạt dùng hệ thống thủy lợi và tích cực công tác nội đồng" - Bộ trưởng khẳng định
. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, cùng Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Nguyễn Đình Khang (ngoài cùng, bên phải) kiểm tra việc lấy nước đợt 2 trên địa bàn huyện Lý Nhân. Ảnh: LK.
Báo cáo với đoàn công tác của Bộ NNPTNT, ông Trương Minh Hiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam cho biết, năm 2018, tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của địa phương đạt gần 8.000tỷ đồng, tăng 1,7% so với năm 2017; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 41 triệu đồng/người/năm. Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, hiệu quả. Đến nay, đã có 91/98 xã đạt chuẩn nông thôn mới...
Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Hà Nam đề nghị Bộ NNPTNT nghiên cứu điều chỉnh thời gian các đợt xả nước của hồ thượng nguồn, nhất là đợt 1 sớm hơn 5-7 ngày để đảm bảo nguồn và chất lượng nước phục vụ sản xuất; chỉ đạo các địa phương xử lý hạt giống phòng trừ bệnh lùn sọc đen phương Nam. Lãnh đạo tỉnh cũng mong muốn Bộ giới thiệu các doanh nghiệp có thương hiệu đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp về đầu tư tại Hà Nam, nhất là các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông sản...
Dù cận Tết nhưng tranh thủ nắng ấm bà con ra đồng làm ruộng, chuẩn bị gieo cấy. Ảnh: LK.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhất trí với các đề nghị của lãnh đạo tỉnh Hà Nam và giao các đơn vị thuộc Bộ xem xét, xử lý nhanh, có hiệu quả. Dù tỷ trọng kinh tế nông nghiệp không lớn, nhưng tỉnh Hà Nam vẫn xác định phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên được ưu tiên đặc biệt theo hướng: Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp sản xuất nông sản sạch công nghệ cao, liên kết với các doanh nghiệp theo chuỗi từ sản xuất - chế biến - tiêu thụ hướng tới có sản phẩm xuất khẩu để nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, thời gian tới, tỉnh Hà Nam cần tiếp tục thực hiện các giải pháp cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, hướng vào liên kết với các doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển sản xuất. Đồng thời, dồn sức cho 7 xã còn lại để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, trở thành địa phương đầu tiên ở khu vực Đồng bằng sông Hồng về đích sớm với 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý, năm nay thời gian giữ ải ngắn, ít có đợt rét, đây là những yếu tố bất lợi. Tỉnh Hà Nam đã làm tốt việc tổ chức lấy nước, làm đất, gieo mạ chuẩn bị cho sản xuất vụ Xuân 2019, tuy nhiên, sản xuất vụ Xuân có thắng lợi hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì vậy cần chủ động các giải pháp đối phó với tình hình thời tiết bất thuận; thực hiện hiệu quả việc chăm sóc lúa sau cấy, bón phân cân đối, phòng trừ sâu bệnh.
Máy bừa hoạt động hết công suất để đảm bảo lịch thời vụ. Ảnh: LK.
Bộ trưởng nhấn mạnh: "Đầu tiên làm đất thật kỹ, thứ hai là tranh thủ thời gian nếu như thời tiết ấm nay mai cấy phải rất tập trung, thứ ba phải hướng dẫn bón phân cân đối đặc biệt lân và kali khi ánh sáng yếu có kali thì cây lúa vẫn quang hợp tốt, không ảnh hưởng nhiều đến năng suất cuối vụ. Hiện nay nước đủ phục vụ đổ ải phải tăng cường trữ vào hồ, kênh, ao để sau này tưới dưỡng. Nước dưỡng cũng là 1 giải pháp vừa thúc đẩy cây lúa nhưng vừa là cái van để khi thời tiết lạnh có nước vào giữ ấm cho lúa, hết sức chủ động chỗ này. Năm nay phải quán triệt kỹ để bất kỳ trong hoàn cảnh nào chúng ta cũng có vụ Xuân thắng lợi".
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, vụ Xuân đối với đồng bằng sông Hồng nói riêng và khu vực phía Bắc có một ý nghĩa rất quan trọng vì vùng này bình quân đất trên đầu người rất ít nên vụ lúa Xuân này là vụ lúa quyết định 65% sản lượng của cả năm cây lương thực của vùng này. Chính vì thế, vụ Xuân có thể đánh giá là vụ quan trọng nhất trong năm.
Theo thống kê của các địa phương, diện tích có nước tính đến 16h ngày 01/02/2019 là 431.700 ha đạt 78,1%, trong đó: Hà Nam 98,23%; Nam Định 97,13%; Phú Thọ 91,47%; Ninh Bình 91,41%; Thái Bình 87,92%; Hưng Yên 83,5%; Hải Phòng 77,14%; Hải Dương 75,14%; Hà Nội 56,28%; Vĩnh Phúc 53,2%; Bắc Ninh 50,74%.
Theo Danviet
Giá lợn hơi tiếp tục tăng mạnh tại các tỉnh miền Bắc Sau khi nhiều địa phương tại miền Bắc công bố hết dịch tả lợn châu Phi, giá lợn hơi tại khu vực này đã ghi nhận lên hơn 50.000 đồng một kg. Cụ thể tại miền Bắc, giá lợn hơi đã tăng gần 10.000 đồng một kg tùy chất lượng lợn hơi khi xuất chuồng. Tại tỉnh Bắc Giang là 44.000 đồng/kg; các...