Thứ trưởng GTVT “vi hành”, phát hiện nhiều sai phạm của xe khách
Chỉ trong 3 ngày kiểm tra (từ ngày 5-8/8), Đoàn kiểm tra số 4 do Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Công dẫn đầu đã phát hiện nhiều sai phạm về công tác quản lý và hoạt động vận tải của khách liên tỉnh tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Theo đó, phát hiện việc các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải không quản lý phương tiện mà giao xe cho lái xe quản lý tất cả các khâu như: duy tu, bảo dưỡng, quản lý, sử dụng phương tiện, khoán trắng phương tiện cho chủ xe tự quản lý.
Cụ thể, có 8/15 đơn vị của 3 tỉnh làm dịch vụ vận tải và khoán trắng phương tiện cho xã viên tự quản lý điều hành; số phương tiện khoán trắng làm dịch vụ là 192/318.
Về bản chất, toàn bộ hoạt động của phương tiện do lái xe điều hành, hàng tháng chủ doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải thu một khoản tiền làm dịch vụ để phương tiện đó mang thương hiệu của mình (bán thương hiệu). Những vi phạm này đang tồn tại các hợp tác xã vận tải hiện nay.
Video đang HOT
Thanh tra GTVT kiểm tra và xử lý hoạt động vận tải xe khách (ảnh minh họa)
Các doanh nghiệp và hợp tác xã quản lý lái xe và nhân viên phục vụ trên xe rất lỏng lẻo. Có 10/484 nhân viên không ký hợp đồng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe. Với nhiêu đơn vị dù có ký hợp đông cũng chỉ là hình thức, hợp tác xã không trực tiếp quản lý, sử dụng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe mà giao khoán cho chủ xe tự chịu trách nhiệm. Đây cũng là biểu hiện không quản lý lái xe, nhân viên phục vụ, không đảm bảo chế độ chính sách cho người lái xe.
Về bộ phận theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã thành lập bộ phận theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông nhưng bộ phận này thực chất không hoạt động, việc thành lập chỉ là hình thức để đủ thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh, phù hiệu chạy xe. Vấn đề theo dõi, quản lý qua thiết bị giám sát hành trình, nhắc nhở lái xe khi vượt quá tốc độ, kiểm tra an toàn của phương tiện, kiểm tra điều kiện của lái xe và phân tích đánh giá về an toàn giao thông của các doanh nghiệp, hợp tác xã hầu như không được thực hiện.
Phần lớn các phương tiện khi bị kiểm tra đều vi phạm tốc độ chạy xe vượt quá 80 km/h. Số lần vi phạm trong 1 tháng lên tới gần 900 lần, với tốc độ 128 km/h.
Đặc biệt, dù không thể hiện trong văn bản những vi phạm liên quan tình trạng sức khỏe của tài xế lái xe, nhưng đoàn kiểm tra yêu cầu doanh nghiệp và các sở GTVT phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ, đột xuất với đội ngũ lái xe của đơn vị, kiên quyết loại khỏi đội ngũ những lái xe có hành vi sử dụng chất ma túy, rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông.
Tại Hà Nội, trong 7 tháng đâu năm 2013, Thanh tra Sở GTVT thành phố đã kiểm tra, lập biên bản xử lý vi phạm hành chính gần 4.000 trường hợp, phạt tiền hơn 2 tỷ đồng, tạm giữ 129 phương tiện xe khách vi phạm. Riêng đối với taxi, có hơn 2.500 trường hợp bị xử lý và phạt tiền, tạm giữ 90 xe.
Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cũng phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra về tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của các phương tiện xe buýt liên tỉnh tại các bến xe. Trong đó, có 13 trường hợp bị lập biên bản, 5 trường hợp vi phạm về khí thải, 9 trường hợp xe không đảm bảo hệ thống hãm phanh, 3 trường hợp có hệ thống còi sai quy định.
Theo Dantri
Vụ chìm tàu kinh hoàng ở Cần Giờ: Bộ Công an vào cuộc
Tổ công tác đặc biệt thuộc Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã đến hiện trường vụ chìm ca nô trên sông Soài Rạp, huyện Cần Giờ - TPHCM để điều tra.
Hiện trường nơi chiếc ca nô bị chìm
Chiều 9/8, Tổ công tác đặc biệt thuộc Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã đến hiện trường vụ chìm ca nô trên sông Soài Rạp, huyện Cần Giờ - TPHCM, làm 9 người thiệt mạng vào tối 2/8, để thu thập chứng cứ, điều tra làm rõ nguyên nhân.
Được biết Tổ công tác nêu trên thuộc Văn phòng Bộ Công an, sẽ điều tra làm rõ nguyên nhân vụ chìm tàu, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân có liên quan về mặt hình sự, nếu đủ chứng cứ sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Theo Bộ Công an, Cơ quan CSĐT tiến hành điều tra độc lập với Tổ công tác điều tra đặc biệt của Bộ GTVT cũng đang điều tra vụ chìm ca nô số hiệu H29 - BP.
Theo ông Nguyễn Văn Công, Thứ trưởng Bộ GTVT, phía công an sẽ làm rõ và điều tra về hình sự, còn Tổ điều tra của Bộ GTVT phối hợp, cung cấp thông tin, bằng chứng... cho Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công an.
Theo Xahoi
Bộ trưởng GTVT lập tổ điều tra đặc biệt vụ chìm tàu ở Cần Giờ Quyết định này của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng được đưa ra chiều 5/8 tại cuộc họp bàn về sự cố chìm tàu H29 BP ở huyện Cần Giờ - TPHCM khiến 9 người thiệt mạng. Bộ trưởng Thăng giao Thứ trưởng Nguyễn Văn Công làm tổ trưởng tổ điều tra. Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định, để không có...