Thứ trưởng GTVT trả lời về “quỹ đen” ở các dự án cao tốc
Chiều 3/4, Thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, Bộ mới chỉ tiếp nhận thông tin tập đoàn POSCO (Hàn Quốc) hối lộ tại một số dự án cao tốc tại Việt Nam qua báo chí.
Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai. Ảnh: H.H.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, tập đoàn POSCO là tập đoàn lớn của Hàn Quốc. Trong dự án cao tốc Hà Nội – Lào Cai, POSCO thực hiện 3 gói thầu A 1,2,3. Trong dự án cao tốc Long Thành – Dầu Giây, tập đoàn tham gia gói thầu số 3 và số 5.
Về việc báo chí nêu tập đoàn POSCO lập quỹ để thanh toán cho các nhà thầu phụ, ông Trường khẳng định, Bộ chưa có thông tin chính thống về vấn đề này.
“Việc POSCO dùng quỹ này để thanh toán cho các nhà thầu phụ là việc của POSCO, Bộ GTVT và Tổng công ty đường cao tốc Việt Nam không can thiệp”, Thứ trưởng Bộ GTVT nhấn mạnh.
Thông tin thêm về dự án đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, Thứ trưởng Trường cho biết, dự án được thực hiện từ nguồn vốn ODA, trị giá 1,2 tỷ, thời gian thực hiện 2009-2014. Tổng công ty đường cao tốc Việt Nam (VEC) thay mặt Bộ GTVT thực hiện. Dự án có 8 gói thầu và được đấu thầu quốc tế, có sự giám sát của các nhà tài trợ.
“Mọi việc làm đều thực hiện rất nghiêm ngặt, có cả sự giám sát của Kiểm toán nhà nước”, Thứ trưởng Trường nói.
Theo Korea Times, một số lãnh đạo POSCO điều hành các đơn vị thi công xây dựng các dự án tại Đông Nam Á bị cáo buộc đã lập một quỹ đen lên đến 10 tỷ won (gần 199 tỉ đồng) bằng cách thông đồng với các nhà thầu phụ ở địa phương để thổi phồng các chi phí xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam giai đoạn 2009 đến 2012.
Phối cảnh tuyến đường sắt số 1 dính nghi án “quan chức” nhận hối lộ.
Video đang HOT
Trước thông tin Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) yêu cầu Việt Nam trả lại tiền giải ngân cho gói hợp đồng tư vấn kỹ thuật dự án đường sắt Yên Viên – Ngọc Hồi (Hà Nội), Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho hay, dự án mới thực hiện khâu đấu thầu tư vấn thiết kế, tiền phải ứng cho nhà thầu. Tuy nhiên, dự án đang tạm dừng. Phía nhà tài trợ đã giải ngân, nên nhà tài trợ yêu cầu trả lại tiền.
“Đây là thông lệ quốc tế, quốc gia nào cũng phải thực hiện”, ông Nguyễn Hồng Trường nói.
Về việc xử lý các cán bộ liên quan tới vụ Tập đoàn tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) hối lộ các quan chức ngành đường sắt Việt Nam, ông Nguyễn Hồng Trường cho biết. phía Việt Nam đang xử lý, chưa kết thúc nên chưa thể thông tin. Sau khi có kết luận, cá nhân, tổ chức nhận hối lộ sẽ phải hoàn tiền cho phía Nhật Bản và bị xử lý theo pháp luật.
Ngày 1/4 tại Hà Nội, trả lời các câu hỏi của báo giới liên quan đến dự án đường sắt đô thị trên cao tại Hà Nội, ông Yamamoto Kenichi, Phó trưởng đại diện JICA cho hay, phía Nhật Bản đang yêu cầu Việt Nam hoàn lại số tiền đã giải ngân cho hợp đồng tư vấn trong dự án này vì đã để xảy ra sai phạm.
Lãnh đạo JICA cho biết, dự án vẫn tiếp tục triển khai, bởi người có lỗi là người đưa và nhận hối lộ chứ không phải bản thân dự án.
Tuy nhiên, ông Yamamoto Kenichi mong rằng sẽ không có lần thứ ba về việc nhận hối lộ trong các dự án sử dụng vốn ODA của Nhật Bản. Theo vị lãnh đạo JICA, nếu Việt Nam tiếp tục để xảy ra tình trạng hối lộ trong dự án sử dụng vốn ODA của Nhật Bản, người dân Nhật Bản sẽ yêu cầu chính phủ ngừng cung cấp ODA cho Việt Nam.
Năm 2008, vụ việc bê bối thứ nhất sử dụng vốn ODA của Nhật Bản xảy ra khi Việt Nam triển khai dự án Đại lộ Đông Tây (TP HCM). Ông Huỳnh Ngọc Sỹ – Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đại lộ Đông Tây TP HCM nhận bản án 20 năm tù vì tội hối lộ.
Năm 2014, một số cán bộ Tập đoàn JTC đưa hối lộ quan chức Đường sắt Việt Nam khi thực hiện dự án đường sắt trên cao tại Hà Nội bị phanh phui. Vụ việc đang được điều tra, làm rõ.
Cả hai vụ việc trên, đều do báo chí Nhật Bản phát hiện.
Theo NTD
Bộ GTVT:Đấu thầu quốc tế chọn mặt gửi "đường đắt nhất VN"
Tổng công ty phát triển đường cao tốc VN (VEC) vừa trúng thầu dự án đường cao tốc đắt nhất Việt Nam, dự án Bến Lức Long Thành.
Đấu thầu quốc tế
Chia sẻ thông tin với Đất Việt, ngày 21/7, Thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết: "Để được lựa chọn làm chủ đầu tư của dự án này, VEC cũng phải trải qua một cuộc đấu thầu quốc tế, cạnh tranh lành mạnh".
Bởi theo ông Trường, dự án này sử dụng nguồn vốn của JICA nên phải đấu thầu quốc tế, chứ không phải muốn làm là được.
Nhắc lại hàng loạt các dự án do VEC làm chủ đầu tư bị phản ánh là rơi vào tình trạng xuống cấp, hằn lún, ông Trường cho hay: "Thực ra ở đây, không có chuyện xuống cấp, chẳng qua chỉ là một vài gói thầu nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu".
Ông Trường cũng đưa ra ví dụ cụ thể như dự án đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây, cũng chỉ là mấy cọc biển báo, rồi đường lún vẫn trong giới hạn cho phép. Thế nhưng, sau khi có phản ánh, VEC đã xử lý ngay, nên bản chất công trình vẫn đảm bảo chất lượng cao.
Phối cảnh tuyến đường cao tốc Bến Lức - Long Thành
Hơn nữa, ông Trường khẳng định: "Những vấn đề liên quan đến chất lượng đường không liên quan đến vấn đề quản lý, sai phạm trong vấn đề thi công VEC cũng đã xử lý ngay. Thậm chí, đó chỉ là các công trình phụ trợ nhỏ xảy ra sai sót lúc thực hiện".
Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành là dự án trọng điểm quốc gia thuộc trục cao tốc Bắc - Nam. Có 26 km đi qua địa phận TP HCM, 2,7 km qua tỉnh Long An và 28 km qua Đồng Nai. Điểm đầu dự án giao giữa đường cao tốc TP HCM - Trung Lương và vành đai 3 TP HCM, điểm cuối tại điểm giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Tuyến cao tốc được thiết kế loại A với 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100km/h. Do dự án đi qua nhiều sông ngòi, vùng sình lầy nên phải xây dựng hơn 20 km cầu và cầu cạn, trong đó có 2 cầu lớn có kết cấu dây văng là cầu Bình Khánh dài 2,76 km và cầu Phước Khánh dài 3,18 km
Dự án có chiều dài 57,1 km ngang qua tỉnh Long An, TP.HCM và tỉnh Đồng Nai. Chủ đầu tư dự án sẽ là Tổng công ty phát triển đường cao tốc VN.
Không có chuyện ưu ái
Đánh giá về VEC, ông Trường cho rằng: "Ít ra VEC là một công ty được đầu tư bài bản về tổ chức, con người, cơ chế chính sách, đã từng đảm nhận các dự án lớn của đất nước như tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Bến Lức - Long Thành... Thiết nghĩ hãy ủng hộ để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ".
Bên cạnh đó, ông Trường thẳng thắn đưa ra quan điểm: "Tôi khẳng định không có chuyện ưu ái nhà thầu nào ở đây vì căn bản là các nhà thầu cũng đã trải qua cuộc đấu thầu quốc tế, cũng cạnh tranh công bằng".
Được biết, cao tốc được thiết kế có 6 nút giao và hàng trăm cống hộp dân sinh, cống thoát nước cùng các công trình phụ trợ như trung tâm điều hành giao thông, trung tâm vận hành/bảo trì, trạm dịch vụ, trạm dừng xe, trạm thu phí và hệ thống giao thông thông minh.
Sau khi hoàn thành, cao tốc này sẽ giúp phương tiện lưu thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam bộ không cần quá cảnh qua TP HCM, nối trực tiếp mạng đường cao tốc quốc lộ với hệ thống cảng biển Cái Mép - Thị Vải, Sao Mai - Bến Đình. Tuyến cao tốc này cũng góp phần làm giảm áp lực giao thông trên quốc lộ 1, quốc lộ 51, rút ngắn thời gian lưu thông từ Long An đến Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và ngược lại.
Tổng mức vốn đầu tư giai đoạn 1 là 31.320 tỷ đồng (1.607 triệu USD) trong đó, có vốn vay của ngân hàng phát triển Á Châu và vốn vay của chính phủ Nhật Bản thông qua cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản.
Trước đó, nhiều dự án đường cao tốc do VEC làm chủ đầu tư cũng gặp khá nhiều khó khăn và bất câp, thậm chí đường vừa làm xong đã bị xuống cấp. Tiêu biểu như tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình vừa làm xong đã có hiện tượng vá víu, lún, nứt. Hay cho đến tuyến cao tốc TPHCM- Long Thành - Dầu Giây chất lượng đường cũng kém.
Tuy nhiên, ông Trường cho biết: "Tất cả các dự án đường cao tốc VEC được đảm nhận đều phải trải qua đấu thầu quốc tế".
Thanh Huyền
Theo_Báo Đất Việt
Hoàn thành 186 cầu treo dân sinh trước mùa mưa Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường nhấn mạnh: 186 cầu treo dân sinh phải hoàn thành trước mùa mưa tới (30/6). Mục đích cao nhất để người dân có cầu đi lại càng sớm càng tốt. Cầu Gạo Bạc (xã Hưng Thi , Lạc Thủy , Hòa Bình) , một trong những cầu treo dân sinh đã đưa vào sử dụng trước...