Thứ trưởng GTVT kiểm tra nhà ga, bến xe trước cao điểm 2/9
Dịp 2/9, vận chuyển hành khách đường sắt và đường bộ sẽ “ nóng” ở các tuyến cự ly ngắn. Trong khi đó, có gần 150 chuyến bay được tăng cường vì hành khách đổ xô tới các điểm du lịch. Số điện thoại đường dây nóng đảm bảo ATGT cũng đã được công bố.
Chiều qua (27/8), Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ dẫn đầu đoàn công tác của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (ATGT) đi kiểm tra các sân bay, nhà ga đường sắt và bến xe tại Hà Nội khi giao thông vận tải (GTVT) bước vào giai đoạn cao điểm nghỉ lễ 2/9.
Tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, Thứ trưởng Lê Đình Thọ đã kiểm tra mọi công tác chuẩn bị phục vụ hành khách đi lại bằng máy bay qua cảng, công tác phục vụ mặt đất, check in tại các quầy của các hãng hàng không.
Thứ trưởng Lê Đình Thọ lưu ý, do nhu cầu đi lại trong dịp 2/9 tăng cao nên việc ùn tắc tại sân bay hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt là trong thời gian khai thác bay cao điểm. Vì vậy Thứ trưởng yêu cầu cảng hàng không phải có sự chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng ứng phó giải tỏa hành khách trong mọi tình huống; các hãng hàng không phải đảm bảo đủ phương tiện, hạn chế tối đa những phiền toái đối với hành khách từ việc chậm/hủy chuyến bay.
Gần 150 chuyến bay được tăng cường trong dịp 2/9
Với Vietnam Airlines, trong thời gian từ ngày 29/8 – 3/9, hãng này sẽ thực hiện tăng thêm 147 chuyến bay trên 9 đường bay trục và du lịch nội địa có nhu cầu cao, bao gồm: Hà Nội/TPHCM – Đà Nẵng/Nha Trang/Đà Lạt/Phú Quốc và Hà Nội – Đồng Hới với tổng số ghế cung ứng của khoảng 106.400 chỗ (bao gồm cả thường lệ và tăng tải), tăng 30% so với thường lệ và 22% so với cùng kỳ 2013. Trong khi đó, VietJet Air và Jetstar Pacific cho biết, các chuyến bay đều đầy khách và đảm bảo khai thác tối đa đội tàu bay đang có trong dịp 2/9 này.
Ở ga Hà Nội, Thứ trưởng Lê Đình Thọ đã kiểm tra công tác bán vé và lên tàu kiểm tra giường nằm, ghế ngồi cho hành khách cũng như công tác vệ sinh các toa tàu trước và sau khi các đoàn tàu xuất phát, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách đi tàu từ hoạt động “4 xin” và “4 luôn” của nhân viên đường sắt.
Trong quá trình đi kiểm tra, Thứ trưởng Lê Đình Thọ yêu cầu Sở GTVT Hà Nội và ga Hà Nội triển khai ngay việc kẻ vạch sơn trước quảng trường ga để đảm bảo trật tự đi lại và dừng đỗ của các phương tiện giao thông đi/đến từ ga, đồng thời giải tỏa điểm trông giữ xe trước cửa ga Hà Nội để tạo không gian thông thoáng và giúp người dân đi lại dễ dàng.
Theo ga Hà Nội, từ 30/8 -2/9, nhu cầu đi lại của hành khách tăng cao, dự kiến tăng khoảng từ 8 – 10% so với dịp này năm 2013. Lượng khách tập trung đông nhất vào tối 29/8 (tàu đi) và sáng ngày mùng 2, mùng 3/9 (tàu về), chủ yếu là khách đi đường ngắn (Hà Nội – Vinh, Hà Nội – Đồng Hới, Hà Nội – Lào Cai).
Thứ trưởng Lê Đình Thọ (bên phải) kiểm tra công tác bán vé tàu tại ga Hà Nội
Lịch trình các tàu lập thêm để tăng cường trong dịp 2/9 cụ thể như sau: Tàu đi – ngày 28/8, tàu NA7 (23h15) từ Hà Nội đến Vinh. Ngày 29/8, tàu QB1 (20h35) từ Hà Nội đến Đồng Hới, tàu NA7 (23h15) và tàu NA9 (23h35) từ Hà Nội đến Vinh, tàu SP5 (19h00) và tàu SP9 (22h45) từ Hà Nội đến Lào Cai. Ngày 30/8, tàu SP9 (22h45) từ Hà Nội đến Lào Cai, tàu NA7 (23h15) từ Hà Nội đến Vinh.
Video đang HOT
Tàu về: Ngày 1/9, tàu QB2 (16h40) từ Đồng Hới về Hà Nội, tàu NA8 (20h25) từ Vinh về Hà Nội, tàu SP6 (20h55) và tàu SP10 (21h30) từ Lào Cai về Hà Nội. Ngày 2/9: Tàu NA6 (21h10), tàu NA8 (20h25) và tàu NA12 (11h25) từ Vinh về Hà Nội; tàu SP6 (20h55) từ Lào Cai về Hà Nội; Tàu LP10 (16h05) từ Hải Phòng về Hà Nội;
Cũng theo ga Hà Nội, từ ngày 29/8 – 3/9, ga này không áp dụng giảm giá vé cho hành khách mua vé tập thể, vé bán cho các đối tượng chính sách xã hộivẫn được áp dụng theo quy định hiện hành.
Đối với GTVT đường bộ, Thứ trưởng Lê Đình Thọ lưu ý đặc biệt các bến xe không được để hành khách thiếu phương tiện về quê nghỉ lễ, không được để xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các cửa ngõ Thủ đổ trong giai đoạn cao điểm giải tỏa hành khách, không để xảy ra tình trạng tăng giá vé, cò kéo làm khó dễ cho hành khách đi xe.
Theo ông Nguyễn Tùng Anh – Giám đốc Công ty cổ phần Bến xe Hà Nội, hiện tại các đơn vị kinh doanh vận tải đã có các phương án phục vụ hành khách, dự kiến hành khách sẽ tập trung đông vào chiều 29/8 và ngày 30/8. Công ty đã có kế hoạch bố trí tăng cường 190 chuyến xe đồng thời phối hợp với các đơn vị đưa đủ số phương tiện và Tổng Công ty Vận tải Hà Nội để tổ chức điều động phương tiện hoạt động theo biểu đồ hàng ngày và dự phòng một số phương tiện nhằm giải tỏa khách trong ngày cao điểm.
Vận tải hành khách bằng ô tô sẽ “nóng” trên tuyến có cự ly ngắn
Các tuyến vận tải hành khách có cự ly ngắn sẽ “nóng” trong dịp này. Cụ thể, bến xe phía Nam (Giáp Bát) sẽ tăng cường 75 xe tập trung ở các tuyến như Thanh Hoá, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình; bến xe Mỹ Đình tăng cường 70 xe tập trung ở tuyến Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Phú Thọ; bến xe Gia Lâm dự kiến sẽ tập trung hành khách trên các tuyến đi Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên,…
Đê đam bao an toan va thuân tiên cho hành khách, cung như ngăn chặn tinh trạng lơi dung dịp nghỉ lễ để tăng gia ve, ông Tùng Anh khẳng định đa chi đao cac bên xe không để xay ra hiện tượng lôi kéo, tranh giành khách, ép giá, ép khách xảy ra trong sân và ngoài quảng trường. Kiên quyết không cho xuất bến đối với các xe không đủ tiêu chuẩn chất lượng, chở quá tải. Trương hơp vi pham se bi xư ly nghiêm.
Bộ GTVT đã công bố các số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận các thông tin phản ánh về trật tự ATGT trong dịp 2/9, bao gồm: 0903232654 – 0989088719 – 0912379753. Ngoài ra, Ban ATGT các tỉnh/thành phố trên cả nước cũng có các số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin liên quan trong dịp này.
Ngày 27/8, ông Phạm Lợi Phó Tổng giám đốc Công ty CP vận tải và quản lý bến xe Đà Nẵng cho biết, nhằm chuẩn bị tốt cho công tác phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách trong dịp lễ 2/9, công ty đã làm việc với các đơn vị vận tải và các cơ quan chức năng triển khai công tác tăng cường các phương tiện phục vụ hành khách, đảm bảo an toàn tuyệt đối, thiết lập trật tự vận tải, chống xe dù, bến cóc…
Tuy nhiên, mặc dù đợt nghỉ lễ này được nghỉ 4 ngày nhưng nhu cầu đi lại của người dân không tăng đột biến. Theo ông Lợi, những dịp lễ, tết nhu cầu đi lại chủ yếu là sinh viên và những người đi làm xa quê. Tuy nhiên, dịp này, hầu như sinh viên vừa nghỉ hè trở lại trường nên sẽ không về nữa còn những sinh viên chưa vào thì qua lễ mới vào. Những tuyến Đà Nẵng đi các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi… luôn nhiều xe. Nếu khách tăng thì các đơn vị luôn sẵn sàng có xe để tăng cường và không lo thiếu xe. Đối với công tác bán vé, công ty CP vận tải và quản lý bến xe Đà Nẵng yêu cầu các đơn vị vận tải hướng dẫn hành khách tận tình, chu đáo, văn minh, lịch sự, bán vé đúng quy định, nghiêm cấm việc bán vé qua trung gian, cò, lái xe hoặc giữ vé, ém vé không bán cho hành khách.
Khánh Hồng
Châu Như Quỳnh
Theo dantri
Hà Nội bất ngờ cấm ô tô trên đường Xuân Thủy - Cầu Giấy
Từ hôm nay (27/8), Sở GTVT Hà Nội cấm ô tô lưu thông qua tuyến đường huyết mạch Xuân Thủy - Cầu Giấy. Tuy nhiên thực tế ghi nhận sáng nay, giao thông trên tuyến đường này vẫn diễn ra bình thường, cảnh ùn tắc vẫn như mọi ngày.
Việc cấm đường này là để phục vụ xây dựng trụ cầu ga số 6, 7 thuộc dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội.
Cụ thể, từ ngày 27/8 đến 27/11, Sở GTVT Hà Nội cấm ô tô (trừ xe buýt, xe cứu thương...) lưu thông qua đường Cầu Giấy, Xuân Thủy đoạn từ ngã tư Xuân Thủy - Phạm Hùng đến ngã ba Cầu Giấy - Chùa Hà.
Tuyến đường giao thông huyết mạch Xuân Thủy - Cầu Giấy sẽ cấm ô tô trong 3 tháng
Theo phương án phân luồng của Sở GTVT, xe ô tô muốn đi từ Mai Dịch - Cầu Giấy và ngược lại đi theo hướng Phạm Hùng - Phạm Văn Đồng - Duy Tân - Trần Thái Tông - Nguyễn Phong Sắc - Trần Đăng Ninh - Nguyễn Khánh Toàn - đê Bưởi.
Với ô tô con muốn đi từ Cầu Giấy - Phạm Hùng thì đi theo hướng Cầu Giấy - Chùa Hà - Trần Đăng Ninh - Nguyễn Phong Sắc - Trần Thái Tông - Duy Tân - Tôn Thất Thuyết - Phạm Hùng.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Xuân Tân, PGĐ sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, việc cấm đoạn đường này phục vụ thi công tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội. Cũng theo ông Tân, hôm nay lực lượng chức năng chốt chặn hai đầu đoạn đường cấm, hướng dẫn ô tô hướng ra vào và chưa thực hiện xử phạt. Riêng với xe máy, vẫn đi lại bình thường trên đoạn đường này.
Theo quan sát thực tế của phóng viên Dân trí, sáng nay, việc cấm đường vẫn chưa thực hiện trên đường Xuân Thủy - Cầu Giấy. Các xe ô tô vẫn di chuyển bình thường trên đoạn đường này.
Xuân Thủy - Cầu Giấy là tuyến đường có phương tiện tham gia giao thông rất lớn. Hiện tuyến đường thường xuyên ùn tắc kéo dài vào giờ cao điểm. Từ nhiều tháng nay do đang thi công tuyến đường Bưởi - Láng nên gần như toàn bộ tuyến đường Cầu Giấy vào giờ nào cũng tắc.
Trước đó, Sở GTVT Hà Nội cũng đã phân luồng tổ chức giao thông xây dựng trụ cầu ga số 4 và 5 trên đường Hồ Tùng Mậu. Để phục vụ cho việc thi công nhà ga này, Sở GTVT cho rào chắn mở rộng dải phân cách. Tổng chiều dài rào chắn lên đến 142m, rộng gần 20m, chiều rộng mặt đường còn lại mỗi chiều tối thiểu là 8m.
Điều đáng nói là theo kế hoạch của Sở GTVT Hà Nội, thời gian phân luồng chỉ kéo dài từ đầu tháng 3 đến đầu tháng 6/2014, thế nhưng đến nay rào chắn thi công trụ cầu vẫn án ngữ giữa đường. Đoạn đường Hồ Tùng Mậu vì thế thường xuyên ùn ứ cục bộ.
Ghi nhận thực tế vào giờ cao điểm sáng nay (27/8), ô tô, xe máy vẫn lưu thông bình thường trên đường Xuân Thủy - Cầu Giấy. Tình trạng ùn tắc giao thông ở các nút giao trên tuyến đường này vẫn diễn ra như ngày thường.
Một cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ trên tuyến đường này cho biết, họ chưa biết việc cấm ô tô lưu thông trên đường Xuân Thủy - Cầu Giấy. Theo một cảnh sát giao thông đứng phân luồng tại đây, nếu cấm ô tô thì phải có biển báo ở hai đầu đường. Hiện nay các biển báo cấm ô tô chưa được cắm tại đầu đường Xuân Thủy - Cầu Giấy.
Sáng sớm nay ô tô vẫn đi lại bình thường trên tuyến đường
Xe buýt nối đuôi nhau vào giờ cao điểm
Ùn tắc giao thông - tình trạng thường thấy trên tuyến đường này vẫn diễn ra vào giờ cao điểm sáng nay
Quang Phong - Trọng Trinh
Theo Dantri
Dự án chậm triển khai, bệnh viện phải thuê địa điểm để hoạt động Chưa có mặt bằng xây dựng, bệnh viện phải đi thuê địa điểm cho bệnh nhân điều trị. Cũng vì nguyên nhân này, một bệnh viện khác phải chọn bệnh nhân điều trị nội trú dù dự án đã được "rót" tiền. Chuyện đang xảy ra tại BV Mắt và BV Nội tiết Nghệ An. Thuê địa điểm để điều trị cho bệnh...