Thứ trưởng cứ về hưu là lập hội, xin tiền, xin xe, xin đủ thứ
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân ngày 22-9 thẳng thắn nêu thực trạng thứ trưởng cứ về hưu là ra làm chủ tịch hiệp hội, rồi xin nhà, xin xe, thậm chí xin cả biên chế.
Cho ý kiến Luật về hội sáng 22-9, Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Thị Kim Ngân đã đề cập tới một thực trạng hiện nay, đó là Thứ trưởng cứ về hưu là ra làm Chủ tịch Hiệp hội, xin thành lập hội, rồi xin nhà, xin xe, thậm chí xin cả biên chế.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân: Thứ trưởng cứ về hưu là xin thành lập hội, rồi xin nhà, xin xe
Cho ý kiến ở gần cuối phiên thảo luận, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân tỏ ra băn khoăn về việc đăng ký xin thành lập hội, đặc biệt với những cán bộ cấp cao chuẩn bị nghỉ hưu. “Điển hình nhất là mấy Thứ trưởng cứ về hưu là ra làm chủ tịch hiệp hội, xin thành lập hội rồi xin nhà, xin xe, thậm chí xin cả biên chế. Do vậy cần phải giữ nguyên tắc Nhà nước giao nhiệm vụ cụ thể và sẽ hỗ trợ tiền, chứ không phải thành lập hội rồi là cứ xin” – bà Ngân thẳng thắn.
Người đứng đầu QH cũng không ngần ngại cho biết là khi ra luật về hội, một số bộ trưởng có tới gặp bà, lo lắng nói nhiều hội cứ đi xin tiền với toàn những lý do chính đáng cả. Thế nên, theo Chủ tịch QH, khi ra luật này rồi cứ lập hội, đi xin xe, xin nhà, xin đủ thứ chuyện.
Cũng theo Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) mỗi thứ trưởng nghỉ hưu là lập một hội như: Hội xuất khẩu lao động, Hội bảo vệ quyền trẻ em, Hội thương binh; rồi Bộ Quốc phòng có Hội tìm kiếm hài cốt, Hội gia đình liệt sĩ… “Các hội này nhìn chung họ hoạt động tốt, huy động được nguồn lực ngoài xã hội. Tuy nhiên cũng trở thành quá nhiều hội, thành ra khi đi vận động tài trợ doanh nghiệp họ cũng nói” – bà Ngân nói.
Tương tự, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn nhấn mạnh: “Nhiều đồng chí chuẩn bị nghỉ hưu thì xin thành lập Ban vận động thành lập Hội. Chuyện này rất nhiều nên trong dự thảo Luật về Hội, chúng tôi đề nghị đối với cán bộ công chức lãnh đạo từ cấp vụ trở lên, sau 5 năm nghỉ hưu mới được tham gia thành lập, sáng lập, ban lãnh đạo của hội”.
Theo ông Tuấn, tại Hội nghị đại biểu QH chuyên trách vừa qua cũng có nhiều ý kiến đề nghị làm rõ việc cán bộ công chức tham gia quyền lập hội để tránh “vừa đá bóng vừa thổi còi”, lợi dụng ảnh hưởng trong lĩnh vực mình tham gia phụ trách để mang lại lợi ích cá nhân, vụ lợi và khắc phục thực trạng cứ chuẩn bị nghỉ hưu thì làm chủ tịch các hội.
Theo N.Quyết (Người lao động)
Lân từ phố vào nhà xin tiền lì xì đêm Trung Thu
Nhiều nhóm múa lân coi việc biểu diễn, phục vụ trẻ em là niềm vui đêm Trung thu nhưng cũng không ít đội lân tìm cách... xin tiền.
Video đang HOT
Nhóm múa lân này gồm 15 người, trong đó chủ yếu là sinh viên và học sinh
Tối 15/9 (tức Rằm tháng 8), trên một số tuyến phố của Hà Nội như: Lý Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng, Hàng Bài... luôn có các đoàn múa lân biểu diễn, khuấy động không khí Trung thu.
Tuy nhiên, sau khi biểu diễn được khoảng 5 phút, một đội múa lân sư sau tượng đài Lý Thái Tổ lại chìa nón xin tiền người đứng xem.
Chị Thủy (Long Biên, Hà Nội) cho biết, khi gia đình chị vừa xem được khoảng 5 phút thì có hai em nhỏ cầm nón bắt đầu đi xin tiền. Đa phần các gia đình đều vui vẻ ủng hộ nhưng có người không thoải mái khi bị xin đi xin lại mặc dù mỗi chỉ người bỏ ra số tiền nhỏ từ 5.000 - 20.000 đồng cho đoàn múa lân.
"Tuy cảnh xin tiền khiến nhiều người không thoải mái nhưng đoàn múa lân đã tạo nên không khí vui nhộn, người lớn phấn khởi, các em nhỏ rất thích thú", anh Long, chủ một cửa hàng trên phố Hàng Chiếu cho biết
Múa lân xin tiền tại các cửa hàng kinh doanh trên phố cổ Hà Nội trong đêm Trung thu
Quân, một thành viên múa lân tại vườn hoa Lý Thái Tổ cho biết, nghề múa lân nhìn thì đơn giản nhưng đòi hỏi sự kết hợp ăn ý, các thành viên phải có sức khỏe và có thái độ phục vụ tốt mới được cho tiền.
"Trung bình mỗi đoàn lân ít nhất cũng có khoảng 10 người. Trong đó, tiền đầu tư trang phục, dụng cụ biểu diễn cũng khá đắt đỏ nên sau mỗi buổi diễn mỗi người cũng chỉ thu về được vài trăm nghìn", Quân cho biết thêm
Theo Sơn, một thành viên múa lân trên phố Hàng Chiếu, biểu diễn ở các nhà kinh doanh mặt phố khó kiếm tiền hơn biểu diễn ở những nơi công cộng. Nhiều nhà cầm cầm câu gắn phong bao lì xì nên phải mất rất nhiều thời gian mới có thể bắt được phong bao tiền.
Hàng trăm gia đình xem múa lân sau tượng đài Lý Thái Tổ trong đêm Trung thu.
Nhóm múa lân biểu diễn khoảng 30 phút, sau đó di chuyển sang 5 - 7 địa điểm khác.
Các gia đình rất hào hứng với các tiết mục sôi động, đẹp mắt.
Tuy nhiên, chỉ 5 phút sau khi biểu diễn, có hai em nhỏ cầm mũ, nón bắt đầu đi xin tiền. Người ít thì 5.000 đồng, người nhiều thì 50.000 đồng. Một số gia đình dù rất vui vẻ nhưng cũng cảm thấy hơi khó chịu vì đoàn múa lân xin tiền nhiều lần.
Tiết mục múa lửa khá hấp dẫn. Đây là tiết mục phải đầu tư khá công phu và mạo hiểm.
Những tràng pháo tay vang lên không ngớt sau khi ngọn lửa bùng lên từ một người đưa lửa và đầu lân.
Trên phố Hàng Chiếu, một đội múa lân xin lì xì tại các cửa hàng kinh doanh.
Các em nhỏ cầm phong bao lì xì đút vào mồm lân.
Có người còn dụ lân vào tận nhà, cầm cần câu gắn bao lì xì cho lân "đớp".
Các gia đình đi qua rất thích thú, nhiều người dừng chân xin chụp ảnh cùng đoàn múa lân.
Sau một đêm làm việc vất vả, cả đoàn kiếm được khoảng hơn 1 triệu đồng.
Sơn - một thành viên trong đội múa lân nhễ nhại mồ hôi sau một đêm Trung thu.
Theo Hồng Phú (Dân Việt)
Lập hội đồng khoa học quốc gia để tìm nguyên nhân cá chết Tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 4/5 cho biết đã thành lập hội đồng chuyên gia khoa học và công nghệ cấp quốc gia do Giáo sư, Viện sĩ Châu Văn Minh (Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) làm chủ tịch để phân tích, đánh giá nguyên nhân hiện tượng cá chết tại miền...