Thứ trưởng Công Thương nắm tài sản lớn: Sao không công khai?
“Để trả lời công luận, có mấy việc cả cơ quan chủ quản, và bản thân bà Thoa phải chứng minh, đó là nguồn gốc tài sản ấy ra sao?”.
Đó là vấn đề được ĐBQH Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của QH đặt ra trước việc Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa và các thành viên trong gia đình đang sở hữu khối tài sản lên tới hơn 718 tỷ đồng tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang.
Đảng viên có quyền làm giàu chính đáng
ĐBQH Lê Thanh Vân khẳng định về nguyên tắc, cán bộ đảng viên có quyền làm giàu chính đáng. Có người tuy là cán bộ công chức, nhưng vợ chồng, hoặc con cái họ kinh doanh ở những lĩnh vực họ không phụ trách trực tiếp, không có khả năng tạo ra sân sau, thì đó là nguồn tài sản chính đáng của họ. Rồi có thể họ kiếm tiền bằng nghề tay trái, ngoài lĩnh vực phụ trách…
ĐBQH Lê Thanh Vân đề nghị Bộ Công Thương và bản thân Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa chứng minh tính hợp pháp của tài sản và công khai với dư luận
“Nói tóm lại, cán bộ lãnh đạo có thể kiếm tiền một cách chính đáng thì nên khuyến khích. Vì cán bộ đảng viên mà không biết làm giàu cho mình thì cũng khó lãnh đạo được quần chúng cách làm giàu”, ông Vân nhấn mạnh.
Tuy nhiên theo ông Vân, vấn đề đặt ra mà xã hội nhức nhối đó là sự lạm quyền để tác động, ảnh hưởng dưới những cách thức tinh vi.
“Đôi khi chỉ bằng một cú điện thoại, một thông tin cung cấp, họ đã được “lại quả” chứ chưa nói đến sự liên kết chặt chẽ, mà người ta vẫn gọi là tư bản thân hữu, tức lợi ích nhóm, cấu kết với nhau. Từ đó dẫn đến tham nhũng từ chính sách cho đến tham nhũng tài sản trực tiếp quản lý”, ông Vân lưu ý.
Video đang HOT
Về trường hợp của bà Thoa, vị ĐBQH cho rằng, trước khi trở thành Thứ trưởng, bà Thoa là lãnh đạo DNNN, nhưng bản chất cũng là cán bộ công chức được cử điều hành sản xuất kinh doanh vốn của nhà nước.
Ông Vân đánh giá, câu chuyện hình thành tài sản của bà Thoa có mấy vấn đề. Một là chế độ tiền lương, thưởng đổi với DNNN quy định khác với cán bộ công chức nằm trong bộ máy nhà nước. DN mà làm ăn hiệu quả, bảng lương, thưởng của họ cũng khác. Đó là nguồn tài sản hình thành chính đáng của cá nhân bà Thoa.
Thứ hai là con đường hình thành khác về tài sản của bà Thoa, là lĩnh vực hoạt động không liên quan đến DNNN mà bà Thoa điều hành.
“Vấn đề đặt ra là, bà Thoa có sân sau hay không? Nếu có thì rõ ràng vi phạm quy định, còn nếu không thì đó là thu nhập chính đáng của gia đình bà ấy”, ông Vân khẳng định.
Phải chứng minh nguồn gốc tài sản
Trước những vấn đề mà dự luận quan tâm, ông Vân cho rằng cần phải kiểm tra để tìm ra sự thật. Theo ông Vân, để trả lời công luận, có mấy việc cả cơ quan chủ quản, và bản thân bà Thoa phải chứng minh, đó là nguồn gốc tài sản ấy ra sao?
“Nếu chứng minh được tài sản đó chính đáng, thì phải trả lời cho dư luận biết, và cũng là để thanh minh cho bà ấy. Còn nếu có những cái không rõ nguồn gốc thì xem xét, để các cơ quan khác vào cuộc”, ông Vân nhấn mạnh.
Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của QH cũng thừa nhận hiện nay cơ chế quản lý và pháp luật của Việt Nam còn nhiều hạn chế nên nhiều trường hợp biến tài sản bất minh thành hợp pháp.
“Chẳng hạn như câu chuyện một bí thư tỉnh ủy xây biệt phủ triệu đô, nhưng khi kiểm tra lại bảo đó là tài sản của con cái. Lẽ ra phải điều tra tiếp, xem tài sản của người con đó hình thành như thế nào thì lại dừng lại ở đó.
Rõ ràng chúng ta chưa có sự quyết liệt. Hay dư luận nghi ngờ khối tài sản trên Tam Đảo, nguồn gốc là của bố Trịnh Xuân Thanh, nhưng khi vào cuộc lại không phải như thế. Và bố của Trịnh Xuân Thanh lại không phải đối tượng pháp luật thanh, kiểm tra liên quan đến tài sản của Trịnh Xuân Thanh…”, ông Vân dẫn chứng.
Theo ông Vân, muốn rõ vấn đề, chúng ta cần đi đến tận cùng của vấn đề. Nếu chỉ kiểm tra, thanh tra nhân vật quản lý mà không biết được người thân thích của họ chính là kênh tẩu tán tài sản sẽ không đi tới cùng được vấn đề.
(Theo Tiền Phong)
Cần minh bạch nguồn gốc tài sản của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa
Dư luận đang nóng lên vì thông tin khối tài sản lớn của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa được tiết lộ.
Trước khi trở thành Thứ trưởng Bộ Công thương, bà Thoa là lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Vậy thử đặt câu hỏi, nếu bà Thoa hay những cá nhân như bà là lãnh đạo DN tư nhân, phải cạnh tranh lành mạnh với thị trường thì liệu tài sản họ có sinh sôi, nảy nở nhanh chóng và trở nên choáng ngợp như vậy không? Hay họ đã biết "chớp thời cơ" để thu vén lợi ích cá nhân? Những câu hỏi này dư luận đang cần được làm rõ.
Thứ trưởng Kim Thoa trong một lần trao quyết định bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh
Trước mắt, những thắc mắc của dư luận có phần được giải tỏa khi Bộ Công Thương ra thông báo cho biết hiện Ban cán sự Đảng Bộ Công thương đã đề nghị Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa và các đơn vị liên quan có báo cáo. Theo đó, khẳng định số cổ phần mà bà Thoa nắm giữ là từ trước khi được bổ nhiệm thứ trưởng vào năm 2010.
Trước khi được bổ nhiệm làm thứ trưởng, bà Hồ Thị Kim Thoa đã có 18 năm công tác tại Công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang. Từ năm 2000 đến 2005 bà Thoa giữ chức bí thư đảng ủy, tổng giám đốc công ty; từ năm 2005 đến 2010 là chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc công ty.
Bộ Công thương khẳng định việc nắm giữ cổ phần tại Công ty Điện Quang đã được kê khai đầy đủ trong hồ sơ bổ nhiệm thứ trưởng vào năm 2009. Bộ này cũng khẳng định hồ sơ này đã được báo cáo lên các cơ quan có thẩm quyền trước khi có quyết định bổ nhiệm thứ trưởng đối với bà Thoa.
Bộ Công thương cũng nhấn mạnh trong quá trình công tác, bộ đã chỉ đạo đối với Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa thực hiện đúng quy định về quản lý cán bộ và kê khai tài sản. Trong các bản kê khai tài sản hằng năm, Thứ trưởng Thoa đều kê khai số lượng cổ phiếu đang nắm giữ tại Công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang.
Thế nhưng, dư luận lại đặt câu hỏi, Bộ Công Thương chỉ nắm thông tin về số tài sản này từ thời điểm bà Thoa được bổ nhiệm Thứ trưởng, còn nguồn gốc tài sản này do đâu mà có thì vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Và một điểm nữa, mặc dù sở hữu lượng lớn cổ phần tại Công ty Điện Quang nhưng tại sao bà Thoa vẫn được Bộ Công Thương phân công quản lý chính lĩnh vực có liên quan đến công ty này?
Đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Đảng viên có quyền làm giàu chính đáng. Nếu đảng viên mà nghèo thì biết lãnh đạo, chỉ đạo, bày cho ai cách làm giàu được. Nhưng vấn đề là việc làm giàu đó có chính đáng hay không thì các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý phải có trách nhiệm làm rõ, trả lời cho công luận.
Lâu nay, dư luận vẫn bất bình về việc, các DNNN được hưởng nhiều ưu đãi nhưng vẫn liên tục kêu thua lỗ. Song điều đáng nói hơn là dù thua lỗ nhưng các lãnh đạo DNNN lại vẫn hưởng mức lương khủng, sống vương giả.
Chúng ta đã thực hiện kê khai và công khai tài sản của những vị lãnh đạo nhưng những thông tin đó đã minh bạch chưa thì không ai dám khẳng định. Và dư luận rất mong sự minh bạch này càng sớm càng tốt.
(Theo Vietnamnet)
Tài sản lớn của gia đình Thứ trưởng Kim Thoa: Cần làm rõ việc thâu tóm cổ phần Trao đổi với PV, đại diện Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) cho biết, với những thông tin báo chí nêu thời gian qua, cần làm rõ quá trình thâu tóm cổ phần tại Công ty CP Điện Quang của gia đình Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cũng như làm rõ việc điều hành với tư...