Thứ trưởng các Bộ “đấu” lý khi trình luật
Hiếm có dự án luật nào đến khi trình UB Thường vụ Quốc hội mà giữa các bộ trong Chính phủ vẫn còn nhiều ý kiến đối lập trực diện như luật Quy hoạch được đưa ra xin ý kiến sáng nay, 16/9. Thứ trưởng các bộ “đấu” lý, “đấu” thông tin khiến phiên trình luật rất sôi động…
Tờ trình về luật Quy hoạch của Chính phủ nêu rõ thực trạng lập quy hoạch quá nhiều, nhưng không hiệu quả gây lãng phí nguồn lực đang diễn ra ở tất cả các bộ, ngành, địa phương và ngày càng có xu hướng gia tăng.
Mục tiêu xây dựng luật là hướng tới sự cải cách toàn diện về công tác quy hoạch để quy hoạch thực sự là công cụ quan trọng, hữu hiệu giúp Nhà nước kiến tạo sự phát triển.
Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Đặng Huy Đông là người trực tiếp trình dự luật nhận rất nhiều câu hỏi, ý kiến phản biện từ đại diện các bộ, ngành tham dự phiên họp.
Theo ông Đông, dự thảo luật đã trải qua quá trình xây dựng hết sức công phu, bài bản, tiếp thu rất nhiều ý kiến của các chuyên gia qua rất nhiều hội thảo với các hiệp hội chuyên môn, làm việc với tất cả các bộ khoá trước.
Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Đặng Huy Đông khá vất vả để giải trình các nội dung trong dự thảo luật Quy hoạch.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn thẳng thắn nêu nhiều điểm chưa thống nhất với dự thảo luật. Vì những quan điểm trái ngược đó nên năm ngoái, luật này đã phải tạm dừng, Chính phủ xin rút để chuẩn bị lại.
Ông Toàn nêu rõ không nhất trí với quy định quy hoạch tổng thể quốc gia vì đó là việc quá lớn, “bao phủ toàn bộ lãnh thổ hình chữ S này”, các quy hoạch vùng, tỉnh đã xây dựng sẽ bị bác bỏ. Ông Toàn lo ngại, ai được đào tạo để làm việc quy hoạch cho toàn bộ các ngành, lĩnh vực và ai đủ năng lực để làm việc này?
Theo Thứ trưởng Xây dựng, Bộ này đã có ý kiến gửi lên Chính phủ về quan điểm soạn thảo luật Quy hoạch và Chính phủ đã quyết định dừng dự luật, xin hoãn trình ra Quốc hội.
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ KH-ĐT đính chính về thông tin này. Theo ông Đông, hhoá trước, khi dự luật được đưa ra Chính phủ thì có 24/26 thành viên đồng thuận, chỉ có hai người không đồng thuận (một Bộ trưởng và một Phó Thủ tướng) nên Thủ tướng khi đó là ông Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu làm cẩn trọng, chưa nên đưa ra Quốc hội vì thời điểm đó cũng là cuối nhiệm kỳ, nhiều việc, nên luật Quy hoạch phải tạm dừng bước.
Còn nhiệm kỳ này, ông Đông cho biết, dự án luật được Chính phủ thảo luận cũng có rất nhiều ý kiến đồng thuận nhưng cũng còn một số ý kiến thay đổi, chưa tán thành. Chính phủ vẫn quyết định trình Quốc hội khoá XIV xem xét tại kỳ họp thứ 2.
Thứ trưởng Đông dẫn chứng về việc đã thuyết phục dần các Bộ có ý kiến trái ngược trong quá trình xây dựng luật. Theo ông Đông, ban đầu, Bộ Công Thương muốn giữ quy định về quy hoạch sản phẩm ngành. Theo đó, như với mặt hàng gạo, thậm chí danh mục thương nhân xuất khẩu gạo cũng được… quy hoạch.
Bộ KH-ĐT giải thích, kinh tế thị trường mà còn tính chuyện quy hoạch để người này được làm việc xuất khẩu gạo, người kia không được làm là quan điểm không đúng, cần thiết thì chỉ quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu gạo.
“Sản phẩm nào cũng quy hoạch thế thì thậm chí ngay cả cá tra, cá rô phi rồi cũng có quy hoạch, rất vô lý. Như thế rất sai lầm vì nguồn lực đâu chỉ nằm ở túi Nhà nước, sản phẩm phát triển đến đâu là do thị trường. Chính phủ cũ và mới, nguyên Thủ tướng và Thủ tướng hiện nay đều đồng thuận bỏ quy hoạch ngành sản phẩm ” – ông Đông trình bày.
Lên tiếng ủng hộ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng nhận xét, việc bỏ quy định lập quy hoạch sản phẩm là đúng vì quy hoạch này luôn có độ trễ so với thị trường, không theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đây là một hình thức hạn chế sự sáng tạo, linh hoạt của doanh nghiệp. Việc này nên để cho thị trường quyết định, điều tiết.
Đẩy cái khó cho Quốc hội
Phiên thảo luận về dự luật Quy hoạch tại UB Thường vụ Quốc hội rất sôi nổi, giàu tính tranh luận.
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho biết, ông đếm được 9 điều có hai phương án nhưng đều không thể hiện quan điểm về phương án lựa chọn. Như vậy là ban soạn thảo… đẩy cái khó cho Quốc hội. Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, dùng phương án nào thì Chính phủ phải làm rõ ngay từ đầu.
Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế – cơ quan thẩm tra dự án luật cho biết, về khái niệm và hệ thống quy hoạch (điều 11), Chính phủ đề xuất hai phương án trình Quốc hội xem xét, nhưng chưa lựa chọn quyết định trình phương án tối ưu.
Thường trực UB Kinh tế đã tổ chức nhiều buổi làm việc với cơ quan soạn thảo và yêu cầu phải lựa chọn một trong hai phương án trước khi trình ra Quốc hội do việc lựa chọn này có liên quan đến nhiều điều khoản trong dự thảo luật, báo cáo thẩm tra nêu rõ.
Đa số ý kiến Thường trực UB Kinh tế nhất trí lựa chọn phương án 2 của điều 11 quy định quy hoạch tổng thể quốc gia (phương án 1 quy định quy hoạch ngành quốc gia).
Lý do lựa chọn là quy hoạch tổng thể quốc gia được lập theo phương pháp tích hợp, đa ngành, mang tính định hướng, dự báo và phát triển bền vững, tính pháp lý cao, là bước cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội trên toàn bộ không gian lãnh thổ cả nước và là cầu nối giữa chiến lược với kế hoạch.
Cơ quan thẩm tra cho rằng, phương án này đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống quy hoạch trong cả nước, khắc phục được tình trạng quản lý chia cắt, cục bộ, thiếu liên kết giữa các quy hoạch. Đồng thời tạo lập không gian phát triển thống nhất, khắc phục sự mâu thuẫn giữa quy hoạch vùng và quy hoạch cấp tỉnh về không gian phát triển, về mục tiêu, công cụ chính sách, phân bố nguồn lực, lựa chọn dự án, chương trình ưu tiên đầu tư.
Vì còn nhiều ý kiến khác nhau, UB Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục xem xét dự án này ở phiên họp tháng 10.
P.Thảo
Theo Dantri
Hội nhập FTA: Nhiều doanh nghiệp chưa được khuyến khích để thay đổi
Khả năng nắm bắt cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam còn chưa rõ ràng nên chưa thấy được những khuyến khích cần phải thay đổi.
Thứ trưởng Bộ Công Thương - ông Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế cho biết, trong khuôn khổ các thị trường ASEAN hay ASEAN không mang lại lợi ích rõ rệt cho Việt Nam. Trong sử dụng ưu đãi từ phía doanh nghiệp Việt Nam, phần lớn các đối tác có cơ cấu kinh tế trùng lặp, cạnh tranh với Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Công Thương - ông Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế.
Nguyên nhân được Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đưa ra là, việc các FTA trước ký kết hầu hết nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa ASEAN và các nước, các đối tác cũng trung lập, cạnh tranh hơn là bổ sung. Trong khi đó khối doanh nghiệp FDI có chuẩn bị và nắm bắt tốt hơn các cơ hội, do vậy cần kết nối giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước để tạo sự lan toả trong vai trò kiến tạo của Nhà nước.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cũng đánh giá khả năng nắm bắt cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam còn chưa rõ ràng. Tập quán làm ăn của doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa thực sự tận dụng được hết các ưu đãi. Nhiều cơ chế dựa vào quan hệ nên có hợp đồng, trúng thầu công trình... khiến nhiều doanh nghiệp chưa thấy được khuyến khích phải thay đổi.
"Doanh nghiệp xuất khẩu quen bán và mua hàng tại cầu cảng (mua hàng tận cửa). Doanh nghiệp không có nhu cầu tìm kiếm tận gốc nguồn hàng nên không quan tâm nhiều tới việc cắt giảm thuế ở các thị trường nước ngoài, hầu hết phó mặc cho thương nhân làm trung gian. Trong khi đó, doanh nghiệp cũng bán hàng cho một thương nhân tới mua tận gốc, do đó việc nước ngoài có giảm thuế ra sao doanh nghiệp cũng chưa quan tâm", Thứ trưởng nhấn mạnh.
Hơn nữa, Thứ trưởng Khánh cũng cho rằng, việc kinh doanh dựa theo quan hệ nhiều hơn đã không khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Do đó, Chính phủ cần khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh, làm ăn bài bản đầu tư ra nước ngoài.
Lấy ví dụ như các doanh nghiệp Vinamilk, Vĩnh Hoàn, TH True milk đã bắt đầu tìm cách tiến ra nước ngoài, lập công ty ở nước ngoài và mở rộng mạng lưới xuất khẩu. Thứ trưởng Khánh đánh giá đây một trong những doanh nghiệp trong nước cũng bắt đầu có sự thay đổi tích cực, cần phải được khuyến khích để tận dụng tốt hơn các ưu đãi.
Với một số thị trường Việt Nam đã ký kết như Nhật Bản, Hàn Quốc có cơ cấu kinh tế bổ sung cho Việt Nam đã góp phần cân bằng lại và thu hẹp cán cân thương mại với Việt Nam, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế cho rằng, trong tương lai nếu có đàm phán thêm các Hiệp định tự do thương mại cần phải lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm mục tiêu cao nhất. Trên nguyên tắc đàm phán là Việt Nam cần phải được ứng xử đặc biệt trong thực thi hiệp định vì là nước kém phát triển./.
Nguyễn Quỳnh
Theo_VOV
Hai ngày nữa Formosa sẽ chuyển nốt 250 triệu USD tiền đền bù vụ cá chết Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí, ngày 28.8 tới, Tập đoàn Formosa sẽ chuyển nốt 250 triệu USD còn lại của số tiền bồi thường sự cố môi trường nghiêm trọng khiến cá chết hàng loạt ở miền Trung. Lãnh đạo Formosa cúi đầu xin lỗi vì gây ra thảm họa môi trường tại Việt Nam Ngày 26.8, Ủy ban...