Thứ trưởng Bộ Y tế: “Việc điều trị Covid-19 vẫn trong tầm kiểm soát”
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết tại một số địa phương số ca mắc tăng chóng mặt.
Dù vậy, việc điều trị vẫn đang trong tầm kiểm soát, tỷ lệ tử vong là khoảng 0,55% (của thế giới là 2,15%).
Chia sẻ tại buổi giao ban trực tuyến sáng 16/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết tại một số địa phương số ca mắc Covid-19 tăng rất nhanh, con số tăng hết sức chóng mặt nhưng phản ánh đúng chúng ta đã tầm soát trong các khu phong tỏa, vùng nguy cơ cao, doanh nghiệp, ngoài cộng đồng. Nhưng bên cạnh đó, có con số hết sức đáng lo ngại là phát hiện trong các khu cách ly, vùng phong tỏa.
“Như vậy bên cạnh vấn đề chúng ta kiểm soát được thì vấn đề đặt ra có lây nhiễm trong những khu vực này hay không? Hay việc cách ly như tại TPHCM là 2 người một phòng đã đảm bảo hay chưa? Chúng ta phải nhìn nhận thẳng thắn là hết sức lo ngại với tình hình này”, thứ trưởng Sơn nói.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (Ảnh: Khôi Nguyên).
Theo Thứ trưởng, Việt Nam đã áp dụng rất thành công công tác dịch tễ đúng theo công thức phát “hiện sớm, truy vết, khoanh vùng, dập dịch, thu dung điều trị” trong làn sóng trước và một số tỉnh khi số ca mắc còn tương đối ít. Có thể truy vết được từ một F0 ra 20-30 ca F1, có chuỗi lan ra mấy trăm người.
“Tuy nhiên đến giờ dịch “nổ ra như đom đóm nổ khắp nơi” thì cần xem xét đến khả năng truy vết. Ví dụ tại TPHCM, có khoảng 21.000 trường hợp F0, nhưng cũng chỉ thu dung được khoảng 42.000 F1 như thế là quá ít, không hoàn toàn phù hợp. Vì thế, công tác truy vết tại những nơi này chưa cần đặt nặng trong giai đoạn này”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Xây dựng kế hoạch thu dung 100.000 bệnh nhân
Về điều trị, Thứ trưởng Sơn cho rằng việc điều trị bệnh nhân F0 vẫn đang trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, tại một số tỉnh thành như TPHCM tỷ lệ F0 theo dõi có triệu chứng trở nặng tăng lên, gần như là một gánh nặng rất lớn cho ngành y tế . Đặc biệt, một số tỉnh thành như tại Đồng Tháp, tỷ lệ bệnh nhân nặng đòi hỏi hỗ trợ thở ôxy, thở máy chức năng cao, ECMO ngày càng tăng. Số lượng máy thở tại một số địa phương vượt quá khả năng đáp ứng.
“Tỷ lệ tử vong hiện nay của cả nước là 0,55%, song tại TPHCM có khả năng tăng lên 0,6%, tỷ lệ này tại Đồng Tháp còn cao. Điều này chứng tỏ chúng ta đang tiệm cận với số tử vong của thế giới”, thứ trưởng Sơn nói.
Vì thế, thứ trưởng lưu ý những trường hợp bệnh nhân trở nặng bắt buộc sử dụng các biện pháp điều trị hỗ trợ.
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế tỷ lệ tử vong ở Việt Nam thấp hơn so với thế giới. Đến sáng 16/7, Việt Nam ghi nhận hơn 40.200 ca nhiễm, trong đó 207 ca tử vong (chiếm tỷ lệ 0,55%), hơn 32.300 bệnh nhân đang điều trị.
Trong khi đó, thế giới đến nay ghi nhận gần 190 triệu ca Covid-19, trong đó hơn 4 triệu ca tử vong, tỷ lệ tử vong là 2,15%. Tỷ lệ tử vong tại Campuchia 1,6%, Malaysia 0,75%.
Cũng theo ông Khuê, trong giai đoạn này tỉ lệ bệnh nhân không triệu chứng hoặc có biểu hiện lâm sàng nhẹ vẫn chiếm trên 80%; số ca thở oxy gọng kính chỉ chiếm 5,3%; thở máy không xâm nhập chiếm 0,17%; thở máy xâm nhập 1,3% và can thiệp ECMO là 0,2%.
“Có 10-20% bệnh nhân từ trung bình diễn biến nặng. Tuy nhiên, do số lượng ca mắc mới hàng ngày đông nên con số này tăng nhanh. Vì vậy, các cơ sở y tế phải chuyển từ bị động sang chủ động, sẵn sàng thực hiện việc sàng lọc, cách ly, phát hiện sớm”, ông Khuê nhấn mạnh.
Bệnh nhân Covid-19 thường đến phòng khám tư nhân đầu tiên, cửa hàng thuốc sau đó mới đến bệnh viện tư, bệnh viện công.
Hiện Bộ Y tế xây dựng lập kế hoạch để có thể thu dung, tiếp nhận 100.000 bệnh nhân Covid-19, nâng cao năng lực của các bệnh viện vùng.
Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TPHCM kiểm tra công tác lấy mẫu xét nghiệm tại Bình Thạnh
Đầu giờ sáng 15/7, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ TP Hồ Chí Minh phòng, chống dịch COVID-19 đã kiểm tra công tác triển khai lấy mẫu xét nghiệm tầm soát cộng đồng tại quận Bình Thạnh, nơi có điểm phong tỏa gần Chợ Văn Thánh.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cùng đoàn công tác thực hiện kiểm tra trong đầu giờ sáng ngày 15/7
Trao đổi cùng đoàn công tác, ông Phạm Văn Tồn - Chủ tịch UBND phường 25, quận Bình Thạnh cho biết công tác phòng chống dịch trên địa bàn phường được triển khai với sự huy động tổng lực từ các lực lượng địa phương cũng như nguồn nhân lực y tế được chi viện từ Bộ Y tế.
Theo đó, ngoài các lực lượng chức năng, công tác phòng chống dịch trên địa bàn có sự tham gia, hỗ trợ tích cực của các tổ COVID cộng đồng, thành viên Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, lực lượng thanh niên tình nguyện ... Riêng công tác lấy mẫu xét nghiệm ngoài lực lượng y tế của phường, còn có sự hỗ trợ nhân lực từ Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.
"Riêng trong sáng ngày 15/7 trên địa bàn phường đang tổ chức 9 điểm lấy mẫu xét nghiệm và sẽ triển khai khoảng 30 điểm lấy mẫu trong chiều cùng ngày" - Ông Phạm Văn Tồn cho biết.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn trao đổi cùng đội lấy mẫu tại phường 25 quận Bình Thạnh
Trong buổi làm việc cùng địa phương, đoàn công tác cũng đã đến kiểm tra công tác lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng được bố trí trên đường Nguyễn Văn Thương, phường 25, quận Bình Thạnh, các chuyên gia trong đoàn công tác đã đánh giá cao công tác lấy mẫu xét nghiệm đang được triển khai, việc điều phối người đến lấy mẫu được thực hiện theo từng khung giờ đảm bảo hạn chế tình trạng tập trung đông người, người đến lấy mẫu cũng được bố trí ngồi giãn cách theo quy định.
Người dân được lấy mẫu xét nghiệm tầm soát COVID-19 bằng phương pháp Realtime RT-PCR theo hình thức gộp 10
Tại điểm lấy mẫu này, người dân được lấy mẫu xét nghiệm tầm soát COVID-19 bằng phương pháp Realtime RT-PCR theo hình thức gộp 10; Công tác lấy mẫu được thực hiện với sự phối hợp của tình nguyện viên là các sinh viên trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và sinh viên Đại học Luật TPHCM thực hiện công việc nhập liệu.
GS.TS Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM trao đổi cùng tổ lấy mẫu
Trao đổi cùng đại diện Trung tâm Y tế quận Bình Thạnh, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn khuyến nghị, bên cạnh việc tuân thủ các quy định phòng chống dịch theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và của Bộ Y tế, địa phương cần thực hiện văn bản 5599 của Bộ Y tế ban hành ngày 14/7/2021 về quản lý điều trị bệnh nhân COVID-19, giảm thời gian nằm viện của F0, thí điểm cách ly y tế F0 tại nhà để rà soát các trường hợp F0 đủ điều kiện được cách ly tại nhà để xem xét triển khai nhằm giảm áp lực cho hệ thống các cơ sở cách ly, thu dung điều trị trên địa bàn.
"Để triển khai thực hiện cách ly tại nhà đối với các trường hợp F0 đủ điều kiện, địa phương cần xây dựng kế hoạch cụ thể bao gồm nhân sự, quản lý... để có thể đưa vào triển khai" - Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn chia sẻ thêm.
TPHCM khẩn cấp triển khai thí điểm cách ly, điều trị F0 và F1 tại nhà Sau khi được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chấp thuận, ngành y tế TPHCM đã có công văn hướng dẫn thí điểm cách ly, điều trị những trường hợp F0 và F1 tại nhà. Công văn khẩn được GS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế, ký ngày 13/7 về việc: "Triển khai biện pháp phòng chống dịch...