Thứ trưởng Bộ Y tế: ‘Tình hình dịch bệnh trên cả nước đã được kiểm soát’
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên khẳng định tình hình dịch COVID-19 trên cả nước đã được kiểm soát, tuy nhiên cần đặc biệt quan tâm đến dịch tại TP.HCM, Bình Dương.
Ngày 25/6, báo cáo tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, tính đến 11h ngày 25/6, Việt Nam ghi nhận 14.323 ca mắc, trong đó 12.585 ca ghi nhận trong nước, 6.458 người khỏi bệnh, ra viện và 72 ca tử vong.
Từ ngày 27/4 đến nay, 47 tỉnh, thành phố ghi nhận 10.542 ca mắc COVID-19. Trong đó, 14 địa phương đã qua 14 ngày không có ca mắc mới, 12 địa phương không có lây nhiễm thứ phát. Các lực lượng đã truy vết gần 96.500 trường hợp F1, xét nghiệm hơn 94.500 trường hợp.
“Tình hình dịch bệnh trên cả nước đã được kiểm soát. Tuy nhiên, dự báo trong thời gian tới, các lực lượng cần đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống dịch bệnh tại TPHCM và Bình Dương” , Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định. Đến nay, cả nước đã thực hiện xét nghiệm RT-PCR gần 5,5 triệu mẫu cho hơn 9,87 triệu lượt người.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên báo cáo tại cuộc họp.
Bộ Y tế đánh giá, những điểm nóng như TP.HCM, Đà Nẵng còn xuất hiện nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau, chưa xác định được. Những địa phương còn lại hầu hết ghi nhận các ca nhiễm mới ở trong vùng phong toả, cách ly.
Video đang HOT
Thường trực Ban Chỉ đạo cho rằng cần đánh giá kỹ, rà soát lại tình hình dịch bệnh ở những địa phương có nguy cơ cao để tập trung lực lượng cho những tỉnh nguy cơ rất cao.
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh yêu cầu tuyệt đối không để nơi tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 thành chỗ tập trung đông người, dễ lây nhiễm. Bộ Y tế, Bộ TT&TT cần khẩn trương hoàn thiện các công cụ để công tác đăng ký, tổ chức tiêm vaccine bảo đảm an toàn.
Tính đến ngày 24/6, Việt Nam tiêm được gần 3 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó hơn 2,6 triệu người được tiêm một liều; hơn 157.000 người tiêm đủ 2 liều. Đến nay, TPHCM tiêm được gần 300.000 trong hơn 870.000 liều vaccine được phân bổ.
Thời gian qua, Bộ Y tế đã thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 toàn quốc nhằm tổ chức tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản, tiến hành tiêm chủng an toàn với 5 tiểu ban.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế tổ chức các đoàn công tác kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các tỉnh Tiền Giang, Thanh Hóa, Bình Dương, Đồng Nai; kiểm tra, giám sát, hỗ trợ công tác chống dịch tại Hà Tĩnh, Tiền Giang, Nghệ An, Thái Nguyên.
Đơn vị thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP.HCM tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trên địa bàn để hỗ trợ, tích cực triển khai các hoạt động phòng, chống dịch.
Bộ Y tế đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine; xây dựng Sổ sức khỏe điện tử phục vụ chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
Bộ Y tế tập huấn an toàn tiêm chủng, sẵn sàng cho chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 lớn nhất lịch sử
Để đạt được miễn dịch cộng đồng, phải tiêm trên 75% dân số, 100 triệu dân tại Việt Nam phải thực hiện 70-75 triệu người, tương đương với 150 triệu mũi tiêm an toàn.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho một nhân viên y tế tại Hải Dương - Ảnh: PHẠM TUẤN
Sáng 19-6, tại Bộ Y tế, đã tổ chức buổi tập huấn an toàn tiêm chủng trực tuyến, với trên 700 điểm cầu trên toàn quốc. Buổi tập huấn được GS.TS Trần Văn Thuấn- Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng ban An toàn tiêm chủng Bộ Y tế chủ trì.
Theo GS.TS Trần Văn Thuấn, đằng sau mỗi mũi tiêm là sức khỏe, tính mạng của mỗi con người. Để đảm bảo công tác tiêm chủng, ngành Y tế phải nỗ lực từng khâu từ giám sát chặt chẽ việc bảo quản và vận chuyển vắc xin để đảm bảo chất lượng tốt nhất từ khâu tiếp nhận, vận chuyển cho đến tận bàn tiêm; đảm bảo tiêm chủng an toàn, đúng đối tượng; xử lý nhanh chóng và hiệu quả các trường hợp phản ứng sau tiêm (nếu có).
"Các cán bộ y tế phải thực hiện đúng các hướng dẫn chuyên môn, quan tâm đến công tác xử trí, cấp cứu, đảm bảo tiêm mũi nào, an toàn mũi tiêm ấy", ông Thuấn nói tại buổi tập huấn.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục quản lý khám, chữa bệnh, phó Trưởng ban An toàn tiêm chủng của Bộ Y tế, cho biết, để đạt được miễn dịch cộng đồng, phải tiêm trên 75% dân số, 100 triệu dân tại Việt Nam phải thực hiện 70-75 triệu người, tương đương với 150 triệu mũi tiêm an toàn.
"Trong thời gian qua đã ghi nhận một số phản ứng bất lợi, phản vệ độ 3, độ 4 tại một số địa phương và so với thế giới tỉ lệ tai biến tiêm chủng của Việt Nam ở mức thấp, nhưng không được phép chủ quan. Ai cũng có thể tiêm được nhưng xử trí cấp cứu chỉ có bác sỹ xử trí được", PGS Khuê lưu ý.
Theo Bộ Y tế, hiện hệ thống khám chữa bệnh ở Việt Nam có 1.400 bệnh viện công, hơn 300 bệnh viện ngoài công lập, 30 phòng khám ngoài công lập, 11.000 trạm y tế, bên cạnh đó hệ thống y tế ngành, y tế công an, y ế quân đội cũng phải tham gia vào chiến dịch tiêm chủng này.
GS.TS Nguyễn Văn Kính, chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, chủ tịch Hội đồng chuyên môn các bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế, cho biết cơ chế bệnh sinh và lây của COVID-19 đã rõ ràng, các biến thể COVID-19 lây lan nhanh, từ giọt bắn sang lây qua đường không khí, khoảng cách 2m không còn là an toàn đối với những nơi không thông khí, tập trung đông người.
"COVID-19 ẩn dưới nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, có thời gian ủ bệnh nên nguy cơ bùng phát dịch luôn hiện hữu. Do đó, ngoài thực hiện 5K phải viêm vắc xin là biện pháp chống dịch hữu hiệu hiện nay", GS.TS Kính nhấn mạnh
Ông Kính cho biết thêm, mục đích quan trọng của việc sàng lọc tiêm chủng là phát hiện và phân loại các đối tượng đủ tiêu chuẩn tiêm vắc xin (có nhiều loại vắc xin khác nhau), sàng lọc sớm, xử trí kịp thời và hạn chế tối đa những tai biến.
"Có 4 nhóm đối tượng trong sàng lọc gồm nhóm đủ điều kiện tiêm ngay; nhóm thận trọng, nhóm trì hoãn và nhóm chống chỉ định", GS.TS Kính nói.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến hết ngày 18-6, tổng số người được tiêm lên trên 2,2 triệu người, trong đó có gần 106.000 người được tiêm đủ 2 mũi.
Đến nay, trong số người đã tiêm, khoảng 14-20% có phản ứng sau tiêm, tỉ lệ này tương đương theo khuyến cáo của nhà sản xuất và Tổ chức Y tế thế giới
Cuối tháng 7-2021, 10% dân số được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã chủ trì bộ phận thường trực chống dịch tại điểm nóng Bắc Ninh chiều 27-5 để tiến hành tiêm vắc xin tại đây. Công nhân đầu tiên ở Khu công nghiệp Đình Trám (Bắc Giang) được tiêm vắc xin - Ảnh: PHƯƠNG THẢO Trước khi phát động tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 ở...