Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin về sức khỏe các ca nhiễm Covid-19 và bệnh nhân số 17
Sáng 12/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn khẳng định, phần lớn bệnh nhân Covid-19 sức khỏe tiến triển tốt.
Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị Covid – 19 đặt tại Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có có buổi họp trực tuyến hội chẩn các bệnh nhân tại nhiều đầu cầu ngày 11/3.
Trong đó gồm điểm cầu tại Bộ Y tế, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM.
Ngày 12/3, theo Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn, thông qua buổi hội chẩn trực tiếp, tất cả các báo cáo, xét nghiệm đều được đưa lên rất rõ ràng. Qua đó, các chuyên gia có thể có những ý kiến để tư vấn hỗ trợ các đơn vị trong vấn đề điều trị tốt hơn.
“Về điều trị, cho đến bây giờ chúng ta chưa có bệnh nhân phải thở máy, chưa có bệnh nhân phải thở hỗ trợ các biện pháp thở xâm lấn. Có những bệnh nhân phải thở ôxy, có những bệnh nhân có biểu hiện viêm phổi nhưng các bác sĩ ở các bệnh viện cũng đã kiểm soát được tình hình”, Thứ trưởng Sơn nói.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn khẳng định, phần lớn bệnh nhân Covid-19 sức khỏe tiến triển tốt
“Phần lớn bệnh nhân đang trong tình trạng diễn tiến tốt. Hiện các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 sức khỏe ổn định, không ai tiến triển nặng. Riêng ca thứ 17 đã hết sốt được 3 ngày, sức khỏe ổn định, tâm lý đã ổn định”, Thứ trưởng Sơn nhấn mạnh.
Theo thông tin từ Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, hiện tại, Bệnh viện đang điều trị cho 10 bệnh nhân mắc Covid-19, trong đó có bệnh nhân số 17 này, tất cả đều có sức khỏe đang ổn định.
“Một số thông tin cho rằng bệnh nhân số 17 bị bệnh nặng là hoàn toàn chưa chính xác mà chỉ có biểu hiện nặng hơn so với với bệnh nhân khác”, BV cho hay.
Video đang HOT
Trước đó, theo báo cáo cập nhật tình hình dịch bệnh của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh Covid-19) tối 10/3 cho biết, bệnh nhân số 17 từ Italy về Việt Nam và bệnh nhân số 20 lây nhiễm từ bệnh nhân số 17 có biểu hiện viêm phổi (bao gồm viêm phổi kẽ), biểu hiện bệnh cũng nặng hơn so với bệnh nhân đến từ Anh (có triệu chứng mờ nhạt). Đáng chú ý, về biến đổi gene, tại Italy đã xác định đồng thời có 4 biến chủng của virus SARS-CoV-2, khác với chủng của virus được xác định tại Vũ Hán, Trung Quốc.
Bệnh nhân thứ 17 là N.H.N. (26 tuổi, ở Trúc Bạch, Ba Đình). Bệnh nhân được phát hiện dương tính với Covidd-19 vào tối 6/3, sau 4 ngày trở về Việt Nam từ London trên chuyến bay VN0054.
N.H.N. là bệnh nhân thứ 17 nhiễm Covid-19 ở Việt Nam và là ca bệnh đầu tiên được phát hiện ở Hà Nội.
Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá, đến bây giờ Việt Nam gần như kiểm soát được tương đối chặt chẽ tất cả các trường hợp nghi ngờ, có những biện pháp cách ly các đối tượng từ F0- người bị nhiễm cho đến các đối tượng tiếp xúc gần, tiếp xúc F2,F3; Khả năng làm chủ tình hình, kiểm soát tình hình của ngành y tế nói riêng của công tác ban chỉ đạo chống dịch quốc gia có hiệu quả.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Theo Diệu Thu (Dân Việt)
Rửa tay cùng xà phòng, cùng hành động vì sức khỏe Việt Nam
Đó là thông điệp được đưa ra tại lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng (15/10) do Bộ Y tế, UBND TP Hà Nội tổ chức.
Ngày 13/10, tại Hà Nội, Bộ Y tế, UBND TP Hà Nội tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng (15/10) với chủ đề "Rửa tay với xà phòng - Cùng hành động vì sức khỏe Việt Nam". Sự kiện có sự tham gia của 2.500 học sinh, sinh viên trên địa bàn.
Phát biểu tại lễ mít tinh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, rửa tay với xà phòng ở các thời điểm quan trọng như trước bữa ăn hoặc sau khi đi vệ sinh có thể ngăn chặn sự lan truyền mầm bệnh. Rửa tay với xà phòng làm giảm tới gần 50% các trường hợp mắc tiêu chảy, 25% các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ em dưới 5 tuổi; rửa tay với xà phòng và sử dụng nước ăn uống sạch làm giảm 15% các trường hợp suy dinh dưỡng thể thấp còi ở nhóm trẻ này. Rửa tay với xà phòng cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tay chân miệng, cúm...
PGS.TS Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Duy Thông
Tuy nhiên, theo ông Sơn, rửa tay với xà phòng tưởng như rất đơn giản nhưng hiện nay vẫn còn nhiều người đặc biệt là trẻ em, người dân sống tại vùng nông thôn chưa thực hiện được điều này.
Báo cáo năm 2017 của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc cho thấy, trên thế giới vẫn còn khoảng 3 tỷ người không được tiếp cận với công trình rửa tay, hoặc có nhưng lại thiếu xà phòng và nước sạch; khoảng 66% dân số nông thôn không có công trình rửa tay cơ bản nhất; tỷ lệ rửa tay trong nhóm người giàu nhất cao gấp đôi so với nhóm người nghèo nhất.
Bên cạnh đó, khoảng 47% trường học, tương đương với 900 triệu học sinh trên thế giới không có công trình rửa tay với xà phòng; 43% cơ sở y tế thiếu các công trình rửa tay với xà phòng, 35% cơ sở y tế có điểm rửa tay nhưng không có sẵn nước và xà phòng.
Tại Việt Nam, các bệnh truyền nhiễm gây dịch có tỷ lệ mắc trên 100.000 dân cao nhất là cúm, tiêu chảy, sốt xuất huyết, tay chân miệng, lỵ, quai bị, thuỷ đậu. Gần một nửa các bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc cao nhất này là những bệnh liên quan tới nước sạch, vệ sinh môi trường và đặc biệt là các hành vi vệ sinh cá nhân gồm rửa tay với xà phòng.
Học sinh Thủ đô Hà Nội đồng diễn vũ điệu rửa tay
Từ năm 2008, hằng năm, Bộ Y tế đã phối hợp cùng các Bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương, các tổ chức chính trị xã hội, UBND các tỉnh, TP trong cả nước và Quỹ Unilever Việt Nam tổ chức mít tinh, truyền thông hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng.
Năm 2019, lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng được tổ chức theo chủ đề "Rửa tay với xà phòng - Cùng hành động vì sức khỏe Việt Nam".
Chủ đề năm nay nhằm kêu gọi tất cả các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức, mọi người cùng hành động hướng tới mục tiêu xoá bỏ sự bất bình đẳng, đảm bảo tất cả mọi người đều được tiếp cận đầy đủ về cơ sở vật chất cũng như được trang bị kiến thức về rửa tay với xà phòng để không ai bị bỏ lại phía sau, góp phần thực hiện mục tiêu Chương trình nghị sự vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.
Thay mặt Bộ Y tế, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn kêu gọi các ngành, các cấp chính quyền, cơ quan đoàn thể, các tổ chức và cơ quan báo chí cùng phối hợp với ngành Y tế tập trung đẩy mạnh hoạt động truyền thông dưới nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng, lợi ích của việc rửa tay với xà phòng trong phòng chống dịch bệnh. Đồng thời, đảm bảo tất cả mọi người kể cả người già, trẻ em, người khuyết tật, người dân tộc được đề cập đến trong mọi chính sách, chương trình, hoạt động thúc đẩy rửa tay với xà phòng.
Chí Tâm
Theo Congly
Hơn 2,6 triệu người tử vong do các sự cố y khoa mỗi năm Tại các nước thu nhập trung bình và thấp ghi nhận tới 134 triệu sự cố y khoa xảy ra tại bệnh viện, là nguyên nhân gây ra 2,6 triệu ca tử vong mỗi năm. Ngày 17/9, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh...