Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nói về virus corona gây chết người
PGS TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế khuyến cáo người dân đi du lịch Trung Quốc về hoặc tiếp xúc với người vừa đi du lịch về mà có dấu hiệu sốt cần đến các cơ sở y tế khám ngay, nếu phát hiện corona sẽ được điều trị sớm.
Xoay quanh vấn đề 2 ca nhiễm virus corona (nCoV) của hai cha con ông Li Ding (66 tuổi) và Li Zhao (28 tuổi, cùng mang quốc tịch Trung Quốc), phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc phỏng vấn PGS TS Nguyễn Trường Sơn về tình hình dịch bệnh cũng như những khuyến cáo của Bộ Y tế đối với người dân.
* Thưa ông, ông nhìn nhận như thế nào về bệnh do virus corona gây ra?
- Hiện nay tình hình bệnh do visrus corona chưa lây lan rộng, vẫn đang trong tầm kiểm soát; các cơ quan có trách nhiệm đã tạo được hàng rào kiểm soát ở các cửa khẩu, cửa ngõ nên người dân không nên quá lo lắng.
Khuyến cáo của các cơ sở y tế khi có những người có dấu hiệu bệnh đến khám, cấp cứu, tình nghi thì phải tổ chức cách ly sớm và đảm bảo an toàn. Đó là trách nhiệm của ngành y tế.
Còn đối với người dân, dịch cúm này có khả năng lây lan nhanh nên hạn chế đến những nơi đông người. Nếu có người quen du lịch từ Trung Quốc hay một số nước ghi nhận phát hiện bệnh mà có dấu hiệu sốt thì khuyên họ đi khám để đảm bảo an toàn cho cộng đồng.
Video đang HOT
PGS TS Nguyễn Trường Sơn (bìa trái) thị sát tại Bệnh viện Chợ Rẫy tối 23-1.
* Đối với những người dân không ở các thành phố lớn thì sao, thưa ông?
- Tất cả các cơ sở y tế được chỉ đạo nếu tiếp nhận bệnh nhân có dấu hiệu nghi ngờ thì chuyển đến khu vực cách ly. Tối thiểu ở các bệnh viện đều có khu cách ly. Đối với những người đi du lịch về hoặc tiếp xúc với những người đi du lịch Trung Quốc thì nên đến các cơ quan y tế để được tư vấn, thăm khám.
* Thưa thứ trưởng, đối với những trường hợp thổi nồng độ cồn thì có khả năng lây bệnh không?
- Không, không có vấn đề gì hết. Bởi vì thổi nồng độ cồn thì sau khi thổi họ sẽ bỏ ống thổi nên không có khả năng lây bệnh.
* Cám ơn thứ trưởng.
PHẠM DŨNG thực hiện
Theo nguoilaodong
Sản phụ tử vong, nguy kịch ở Đà Nẵng: Từng đề xuất thay thế thuốc gây tê
Liên quan đến nghi vấn sản phụ tử vong, nguy kịch do dùng thuốc gây tê, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho hay tỉ lệ dùng thuốc Bupivacaine WPW Spinal 0,5% Heavy số lượng lớn, dù không phải toàn bộ.
Như Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương... sử dụng rất tốt, nên muốn quy kết do thuốc hay không phải chờ chứng cứ khoa học.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn thăm sản phụ N.T.H đang điều trị tại bệnh viện Đà Nẵng Ảnh: T.T
"Hiện Bộ vẫn chưa đưa ra khuyến cáo. Việc khuyến cáo hoặc ngưng sử dụng một loại thuốc cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công tác điều trị và mua sắm", Thứ trưởng nhấn mạnh và cho biết thêm sẽ tập hợp tất cả các tài liệu để đưa ra phản ứng sớm nhất.
Trao đổi với Tiền Phong, bác sĩ CK2 Trần Huỳnh Đào, Trưởng khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Phó Chủ tịch Hội Gây mê hồi sức ĐBSCL, cho hay: "Loại thuốc gây tê tủy sống Bupivacaine WPW Spinal 0,5 Heavy sản xuất ở Ba Lan được đưa vào sử dụng sau khi Sở Y tế trúng thầu năm 2018. Tuy nhiên tôi thấy rất lạ. Thứ nhất bao bì thuốc gây tê tủy sống luôn được đóng gói vô trùng, còn loại thuốc này thì đóng gói trần trụi, sơ sài, mặc dù nó có giấy phép nhập khẩu. Thứ hai, theo tôi quan niệm loại thuốc gây tê phải cần đạt chuẩn châu Âu, phải tinh khiết, đạt vô khuẩn. Với kinh nghiệm trong ngành gây mê gần 30 năm, khi có loại thuốc này tôi đã đề xuất với giám đốc bệnh viện là không nên sử dụng. Và với cương vị Phó chủ tịch Hội Gây mê hồi sức ĐBSCL tôi không đồng ý cho sử dụng loại thuốc này".
Cũng theo bác sĩ Đào, sau khi dùng thuốc mới chỉ vài tháng, 2 bệnh viện ở Long An, Bến Tre có bệnh nhân tử vong. Nhận thấy tính an toàn của nó không đảm bảo nên sau đó, Sở Y tế Cần Thơ và các tỉnh tại ĐBSCL đã có công văn đề xuất với Công ty Dược phẩm Trung ương 1 đổi loại thuốc này sang các loại có thương hiệu đã từng sử dụng nhiều năm rồi. Bác sĩ Đào chia sẻ thêm: "Được biết, vào ngày 19/7 đã có công văn thu hồi thuốc rồi nhưng không hiểu sao nó vẫn còn sử dụng ở một số bệnh viện".
Bà Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng cho hay, sau sự cố y khoa này, Sở báo cáo ngay cho Bộ Y tế cùng các cơ quan liên quan. Đồng thời tiến hành nhiều công việc để tìm nguyên nhân, trong đó việc đầu tiên là tìm xem lô thuốc đang dùng có vấn đề gì. Bà nhấn mạnh rất khó xảy ra tình huống sử dụng thuốc hết hạn. Hiện tại, Sở sẽ tìm thuốc thay thế loại thuốc gây tê này, các loại thuốc thay thế sẽ nằm trong vòng kiểm soát đặc biệt.
Như Tiền Phong đã thông tin, chưa đầy một tháng, 3 sản phụ đến Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng sinh, sau khi tiêm gây tê 2 người đã tử vong, một người nguy kịch.
THANH TRẦN - KIM HÀ
Theo Tiền phong
Vụ 2 sản phụ tử vong: Nghiên cứu tài liệu rồi mới quyết định ngưng hay dùng thuốc gây tê Bupivacaine Trước sự cố 2 sản phụ tử vong, 1 sản phụ nguy kịch ở Bệnh viện Phụ nữ TP Đà Nẵng sau tiêm thuốc gây tê tủy sống, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho hay sẽ nghiên cứu tài liệu mới đi đến quyết định khuyến cáo ngưng hay dùng thuốc trên. Trưa 21-11, Đoàn công tác của Bộ Y...