Thứ trưởng Bộ Y tế lý giải việc đi máy bay dễ bị lây nhiễm Covid-19
Từ ví dụ chuyến bay VN0054 đã phát hiện, xác định hàng chục ca bệnh Covid-19 xâm nhập Việt Nam, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long giải thích, đó là do đặc tính bám dính bề mặt của corona virus…
Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long là người đại diện ngành y tế tham gia hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19 tại UB Trung ương MTTQ Việt Nam chiều 11/3/2020.
Tìm kiếm hành khách VN0054 như gom cát đã ném vung!
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, Covid-19 cũng có điểm đặc trung là dễ lây nhưng rất khó phòng tránh vì con đường lây không chỉ qua giọt bắn trong không khí mà còn lây qua những bề mặt mà virus bám dính mà tay người buộc phải tiếp xúc.
“Đó là lý do giải thích cho việc trên máy bay, khả năng lây lan của virus rất mạnh” – Thứ trưởng Y tế phân tích từ chuyến bay VN0054, đến giờ đã phát hiện hơn 10 người nhiễm Covid-19 trong số hành khách.
Các chuyên gia nhận định, khả năng các bệnh nhân bị lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh đầu tiên – bệnh nhân 17 tại Trúc Bạch, Hà Nội trên chuyến bay này không nhiều mà cơ chế lây nhiễm cao hơn ở việc nhiều người phải tiếp xúc với những bề mặt tay ghế, tựa đầu, tay nắm cửa, vòi nước phòng vệ sinh… trên máy bay khi người bệnh ho, hắt hơi làm đào thải virus ra môi trường.
GS.TS Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế tại hội nghị
Ông Long nhận định, chính những giọt bắn phát tán từ người mắc bệnh rơi xuống, bám dính trên các bề mặt như vậy, người chạm vào tay ghế, sử dụng phòng vệ sinh sau bị nhiễm phải. Số lượng phòng vệ sinh trên máy bay hạn chế, trong những chuyến bay dài, đây là nơi có nguy cơ cao nhất dẫn đến lây nhiễm virus.
Trong khi đó, việc truy tìm lại hành khách trên những chuyến bay như VN0054 không đơn giản. “Cho đến đêm qua, 10/3, chúng tôi mới hoàn tất được việc tra soát hành khách đi trên chuyến bay, mất 5 ngày, kể từ khi xác định bệnh nhân 17. Chúng tôi đã phải dùng mọi biện pháp kỹ thuật, điện tử mới tìm ra được đủ số khách vì việc này có thể ví như nắm cát được ném vãi hết ra, rồi phải gom lại” – ông Long chia sẻ.
Video đang HOT
Đó đã là một tiến bộ đáng kể, tốc độ tìm kiếm những người có nguy cơ trong những trường hợp như chuyến bay VN0054 đã ngày càng nhanh hơn, nhờ vào việc thực hiện khai báo y tế bắt buộc với tất cả những người nhập cảnh Việt Nam.
Giám sát việc cách ly chống dịch
Chủ tịch UB Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc
Tại hội nghị, Chủ tịch UB Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn khai quát ý nghĩa của việc Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Mặt trận và các tổ chức thành viên phải cùng vào cuộc quyết liệt để trận chiến mới chống dịch Covid-19 có thể kết thúc thành công.
Trong giai đoạn 1 của cuộc chiến, MTTQ đã triển khai đến từng địa bàn khu dân cư, tuyên truyền hiệu quả các biện pháp chống dịch được đề ra, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa… Trong trận chiến, Việt Nam đã huy động toàn hệ thống chính trị, cả lực lượng quân đội, công an vào cuộc, sử dụng các trường quân sự cả 3 miền để đón, thực hiện cách ly ban đầu với người Việt ở nước ngoài về cũng như khách quốc tế vào Việt Nam. Tính chung, đã có hơn 10.000 người đã được đưa vào các điểm cách ly trên cả nước.
Tuy nhiên, dịch Covid-19 vẫn đang lan rộng tới hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, diễn biến phức tạp khó lường, tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế, xã hội ngày càng nặng nề.
Toàn thế giới hiện đã có 119.200 người mắc bệnh, hơn 6.000 người được điều trị khỏi, hơn 4.200 người tử vong, tập trung vào Trung Quốc 80%. Các điểm nóng hiện tại là Ý, Iran, Hàn Quốc, số liệu thay đổi từng giờ.
Chủ tịch UB Trung ương MTTQ Việt Nam khẳng định việc tham gia phòng chống dịch bệnh của Mặt trận với những hoạt động tích cực như giám sát, phát hiện việc gom hàng, tăng giá các thiết bị vật tư y tế chống dịch như khẩu trang, nước sát khuẩn; giám sát việc chấp hành biện pháp cách ly chống dịch.
Tán thành với quan điểm nhấn mạnh của ông Trần Thanh Mẫn rằng “phòng bệnh là chủ yếu, quan trọng”, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phân tích những yếu tố đặc chưng khiến virus corona chủng mới lần này lây lan nhanh, mạnh hơn, nếu để “vỡ trận”, mất kiểm soát sẽ là thảm họa.
Theo ông Long, dù tỷ lệ tử vong vì Covid-19 chỉ khoảng 3%, thấp hơn nhiều so với những chủng corona virus từng gây dịch bệnh trước đây nhưng tốc độ lây lan lại cao hơn rất nhiều, gấp hàng trăm lần.
Phương Thảo
Theo dantri
Khi có dịch Corona, cần tiếp nhận, cách ly, điều trị triệt để ca bệnh tại địa phương
Sáng nay (8/2), Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc hướng dẫn điều trị và phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Hà Tĩnh tổ chức điểm cầu ở tỉnh và 13 huyện, thị, thành phố.
Giám đốc Sở Y tế Lê Ngọc Châu - Phó Trưởng BCĐ phòng chống virus Corona tỉnh chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh.
Tại hội nghị, Bộ Y tế đã cập nhật diễn biến mới của dịch Corona trên thế giới và Việt Nam. Thời gian qua, ngành y tế Việt Nam đã giám sát 603 trường hợp, có 13 người dương tính với Corona, hiện đã có 3 trường hồi phục, khỏi bệnh, các trường hợp còn lại đang được điều trị trong tình trang ổn định.
Về kế hoạch đáp ứng với từng cấp độ dịch, hiện nay, Việt Nam đã lên kịch bản cho 4 cấp độ dịch và xây dựng kế hoạch ứng phó chi tiết cho từng cấp độ, nhất là liên quan đến công tác thông tin tuyên truyền, giám sát dự phòng, điều trị và chuẩn bị nhân lực, vật tư y tế... phục vụ phòng chống dịch.
Các chuyên gia y tế hướng dẫn điều trị các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona gây ra.
Về việc chỉ đạo, quản lý và phân tuyến điều trị virus Corona, PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục Trưởng cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) thông tin, hiện nay, Bộ Y tế đã xây dựng được hướng dẫn chẩn đoán và điều trị virus Corona; hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm virus.
Khi có dịch ở các cấp độ, cần tuân thủ phương án 4 tại chỗ; thực hiện tiếp nhận, thu dung, điều trị, quản lý ca bệnh và theo dõi, cách ly triệt để tại địa phương (từ bệnh viện tuyến huyện trở lên); phối hợp với các chuyên khoa trong điều trị các bệnh kèm theo của người bệnh; các đội cơ động hỗ trợ khi cần thiết, chỉ chuyển tuyến khi vượt quá khả năng...
Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Hà Tĩnh
Về chẩn đoán, điều trị dự phòng virus Corona, GS.TS Nguyễn Văn Kinh - Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết: Khi chẩn đoán virus Corona thì cần sàng lọc luôn cả cúm vì đây thời điểm dịch cúm mùa và triệu chứng 2 loại này rất giống nhau. Các ca nghi ngờ thì phải nhập viện làm xét nghiệm, cách ly tại giường bệnh và tiến hành tập trung điều trị các triệu chứng của bệnh như: hạ sốt, giảm ho....; giữ vệ sinh đường hô hấp, giữ ấm họng.
Đặc biệt, cần tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân nhận thức đúng về bệnh; theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu sinh tồn, phát hiện suy hô hấp, suy tuần hoàn để kịp thời ứng phó. Việc điều trị suy hô hấp phải áp dụng chiến lược bảo vệ đường thở thông qua việc sử dụng liệu pháp oxy với nhiều mức độ khác nhau.
Tại hội nghị, chuyên gia y tế cũng đã trao đổi các biện pháp dự phòng xâm nhập, lây nhiễm của virus Corona trong cộng đồng, trong cơ sở y tế; cập nhật xử lý sốc nhiễm trùng, suy hô hấp cấp ở người lớn khi nhiễm virus...
Bộ Y tế cũng đã chính thức khai trương trang thông tin của Bộ về dịch Corona để cập nhật tình hình dịch cũng như các phần mềm ứng dụng hỗ trợ, tư vấn các giải pháp phòng chống dịch cho người dân.
Theo baohatinh
Việt Nam tự tin có kỹ thuật, năng lực để chẩn đoán virus corona Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Việt Nam tự tin có kỹ thuật, năng lực, sinh phẩm để chẩn đoán bệnh do virus corona gây ra. Sáng 8/2, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị về triển khai công tác hướng dẫn điều trị, phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới...