Thứ trưởng Bộ Y tế “giải mã” số ca mắc Covid-19 tăng tại Bình Dương
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho rằng, số ca mắc Covid-19 tại Bình Dương tăng những ngày gần đây chứng tỏ tỉnh đã đánh giá được đúng nguy cơ, không để sót, lọt F0 trong cộng đồng.
Đánh giá đúng nguy cơ
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nghe lãnh đạo tỉnh Bình Dương báo cáo tình hình phòng chống dịch Covid-19.
Theo Sở y tế Bình Dương, trong ngày 15/8, toàn tỉnh có thêm 942 bệnh nhân được xuất viện, nâng tổng số trường hợp được điều trị khỏi Covid-19 từ đợt dịch thứ 4 lên gần 11.000 người. Đến nay, Bình Dương cũng ghi nhận 43.979 ca mắc Covid-19.
Lý giải nguyên nhân vì sao những ngày gần đây Bình Dương ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho rằng, số ca mắc của tỉnh tăng so với trước chứng tỏ tỉnh đã đánh giá đúng nguy cơ, rà soát đúng các đối tượng, không để bị sót, lọt F0 trong cộng đồng và theo đó các biện pháp chống dịch đã được tỉnh tăng cường, quyết liệt, hiệu quả hơn.
Theo đánh giá của Thứ trưởng, số ca bệnh trong một số ngày tăng nhưng hầu hết được phát hiện trong các khu phong tỏa, khu cách ly dành cho các trường hợp test nhanh dương tính nên an toàn cho cộng đồng. Trong khi đó, tỷ lệ phát hiện trong cộng đồng khá thấp. Bên cạnh đó, các địa phương của tỉnh đang đẩy mạnh triển khai xét nghiệm diện rộng đợt 2 và công bố kết quả nên số ca mắc những ngày gần đây tăng.
Việc đánh giá dịch tễ không thể chỉ dựa vào những con số mà phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố như: Chiến lược phòng, chống dịch, mối nguy hiểm F0 với cộng đồng, mức độ kiểm soát, ý thức người dân thực hiện 5K, năng lực y tế, kiên trì thực hiện chiến lược xét nghiệm sẽ giúp tỉnh “tách” hết F0 ra khỏi cộng đồng, tiến tới thu hẹp “vùng đỏ”, xanh hóa “vùng vàng” và tiếp tục mở rộng, bảo vệ “vùng xanh” an toàn.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn khuyến cáo: “Hiện nay, bất kỳ ai cũng có nguy cơ nhiễm Covid-19 nên ý thức người dân trong thực hiện 5K và các biện pháp phòng, chống dịch là đặc biệt quan trọng. Khi người dân có các biểu hiện như sốt, ho, khó thở… cần phải khai báo ngay cho cán bộ y tế để được giám sát, lấy mẫu xét nghiệm kịp thời”.
Mở rộng “vùng xanh”
Tỉnh Bình Dương đang triển khai kế hoạch xây dựng “vùng xanh” trên bản đồ Covid-19, bao vây, thu hẹp “vùng đỏ” (Ảnh: Phạm Nguyễn).
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh khẳng định, tỉnh sẽ tập trung thực hiện các biện pháp để xây dựng vùng xanh, thực hiện trạng thái “bình thường mới” theo các mốc thời gian.
Video đang HOT
Theo đó, kế hoạch xây dựng “vùng xanh” trên bản đồ Covid-19, tỉnh sẽ triển khai bao vây, thu hẹp “vùng đỏ”, mở rộng “vùng xanh”, bóc tách nhanh F0 ra khỏi cộng đồng, hạn chế số ca F0 tăng nhanh, giảm thiểu thấp nhất ca tử vong. Đồng thời, tỉnh sẽ thực hiện thần tốc hơn nữa trong công tác xét nghiệm diện rộng, điều tra dịch tễ, truy vết, cách ly, lấy mẫu.
Những nơi nào đã xét nghiệm sàng lọc thì khóa chặt, kiểm soát người ra, vào; thực hiện trả kết quả xét nghiệm nhanh nhất có thể để bóc tách và chuyển nhanh F0 đưa đi cách ly; đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin để mở rộng độ bao phủ toàn dân trên địa bàn tỉnh, tạo “vùng xanh” lâu dài, vững chắc cho các địa phương.
Sau ngày 15/8, thực hiện đối với các đơn vị, địa phương, các doanh nghiệp đã đăng ký thực hiện phương án sản xuất “3 tại chỗ” trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp đang hoạt động.
Sau ngày 22/8, “vùng vàng” là thị xã Bến Cát sẽ chủ động, quyết liệt, khẩn trương làm sạch ca F0, giảm thiểu thấp nhất F1, F2 để nhanh chóng chuyển thành “vùng xanh”.
Sau ngày 30/8, 4 địa phương ở phía Nam, gồm: TP Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An và thị xã Tân Uyên tập trung khoanh vùng, xét nghiệm nhanh, cách ly sớm, thu hẹp phạm vi có dịch, dập dịch nhanh nhất có thể; 100% các phường của 4 địa phương phía nam kiểm soát được tình hình, “xanh hóa” toàn địa bàn.
Tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16
Bình Dương tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 từ 0h ngày 16/8 đến hết ngày 31/8 (Ảnh: Phạm Nguyễn).
Liên quan đến công tác phòng chống dịch Covid-19, tỉnh Bình Dương tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 từ 0h ngày 16/8 đến hết ngày 31/8, tiếp tục áp dụng việc hạn chế tối đa việc lưu thông, hoạt động trong khung thời gian từ 18h hôm trước đến 6h sáng hôm sau.
Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 cấp huyện, cấp xã theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, tập trung chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt, thực chất, hiệu quả các biện pháp cụ thể trong công tác phòng, chống dịch.
Tất cả địa phương chủ động chuẩn bị phương án ứng phó với tình hình dịch bệnh và áp dụng biện pháp phòng, chống dịch ở “mức cao hơn” và không được “chậm hơn” khi xử lý tình huống; đồng thời, khẩn trương thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp để giảm mạnh “vùng đỏ”, “xanh hóa” địa bàn, xây dựng và bảo vệ “vùng xanh”.
Trường hợp lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, không chấp hành nghiêm các quy định, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh thì người đứng đầu cấp ủy, chính quyền của đơn vị, địa phương đó sẽ bị xử lý trách nhiệm theo quy định.
42 ổ dịch Covid-19 chưa được kiểm soát tại Bình Dương
Theo Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương, trong số này, 10 ổ dịch có nguồn lây từ TP.HCM. Ngoài ra, 12 điểm dịch chưa rõ nguồn lây qua test nhanh tại các bệnh viện.
Chiều 13/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Phó trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã chủ trì cuộc họp làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương về tình hình dịch tại địa phương này.
Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế Bình Dương, từ ngày 14/6 đến nay, tỉnh xuất hiện nhiều ca mắc Covid-19 trong các công ty, đan xen khu trọ lưu trú của công nhân.
Nguồn bệnh đã có nhiều trong cộng đồng
Bác sĩ Chương cho hay các ca bệnh tại Bình Dương đã được phát hiện tập trung chủ yếu ở 46 điểm dịch, chuỗi lây nhiễm có nguồn lây từ chùm ca bệnh ở TP.HCM. Biến chủng virus nCoV ghi nhận ở các F0 là Delta. Trong đó, 4 ổ dịch đã được kiểm soát.
Còn lại 42 ổ dịch chưa được kiểm soát, gồm 20 ổ dịch trong tỉnh, 10 ổ dịch lây lan thứ phát có nguồn lây từ TP.HCM và 12 điểm dịch chưa rõ nguồn lây qua test nhanh tại các cơ sở y tế.
Bình Dương là địa phương tiếp giáp với TP.HCM và các địa phương đang có dịch. Số lượng công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp rất lớn nên nguy cơ phát sinh dịch của Bình Dương luôn ở mức cao.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn kiểm tra phòng cách ly của Công ty Saigon Stec. Ảnh: Anh Văn.
UBND tỉnh Bình Dương đã triển khai quyết liệt các biện pháp chống dịch. Tuy nhiên, số F0 vẫn gia tăng hàng ngày. Nguyên nhân là tỉnh chưa thể kiểm soát được nguồn lây từ TP.HCM. Đồng thời, các ổ dịch đã xuất hiện tình trạng lây nhiễm chéo trong khu cách ly, vùng phong tỏa và từ nhà trọ vào công ty, ngược lại.
"Nhiều ca bệnh được phát hiện tại cơ sở y tế qua test nhanh gia tăng. Như vậy có thể khẳng định nguồn bệnh đã có nhiều trong cộng đồng", ông Chương lo lắng.
Ngành y tế Bình Dương dự báo ca bệnh sẽ tiếp tục gia tăng trong khoảng 10 ngày tới khi tăng cường lấy mẫu xét nghiệm diện rộng. Trong 10 ngày tới, ông Chương cho rằng tỉnh cần đồng bộ các giải pháp của y tế và quyết liệt thực hiện giãn cách xã hội sẽ bắt kịp được tốc gia tăng của dịch, kiểm soát tình hình.
Tiến sĩ Dương Chí Nam, Phó cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế), bày tỏ sự lo ngại trước tình hình của dịch. Ông là một trong những người có mặt tại Bình Dương ngay từ ngày đầu, khi tỉnh ghi nhận các F0 đầu tiên. Ông Nam khẳng định vẫn còn tồn tại một số người dân không thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 16.
"Qua số liệu cho thấy số ca phát hiện qua tầm soát bệnh nhân vào khám tại các cơ sở y tế và phát hiện ở cộng đồng có xu hướng tăng nhanh. Như vậy, Bình Dương chưa thực hiện tầm soát xét nghiệm diện rộng. Cộng đồng còn rất nhiều ca mắc mà chưa được phát hiện ra. Có thể, các ổ dịch đang âm ỉ ồn tại, sắp bùng phát trên diện rộng trong một vài tuần tới nếu không có các biện pháp chỉ đạo triển khai quyết liệt", TS Nam nhấn mạnh.
Giáo sư, tiến sĩ Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM cho rằng Bình Dương cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân, doanh nghiệp trong phòng, chống dịch. Dịch đã lây ở cộng đồng, ngành y tế cần phải xét nghiệm nhanh, nhiều hơn. Đội truy vết phải củng cố và hoạt động mạnh mẽ, không được để lọt người thuộc diện F1.
Lực lượng chức năng phun khử khuẩn nơi có ca mắc Covid-19 ở Bình Dương. Ảnh: Thanh Kiều.
Nâng cao năng lực điều trị
Hiện nay, số giường trên địa bàn tỉnh Bình Dương đáp ứng điều trị khoảng 2.400 người. Ngành y tế tỉnh đnag điều trị tập trung cho 1.602 bệnh nhân. Ngoài ra, 72 ca mắc đã hồi phục, 2 trường hợp tử vong.
Bình Dương hiện có 1.540 giường, tại 8 khu điều trị F0. Thêm 3 khu điều trị khác mới thành lập. Dự kiến, thời gian tới tỉnh có thêm khu điều trị tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM (ở Dĩ An), với sức chứa khoảng 900 giường.
Sở Y tế Bình Dương đang khẩn trương hoàn thành và trình UBND tỉnh phê duyệt khu điều trị 1.700 giường tại Trung tâm Thương mại quốc tế Becamex. Như vậy, năng lực điều trị hiện có của tỉnh Bình Dương vào khoảng 4.000 giường.
Tuy nhiên, lãnh đạo ngành y tế Bình Dương cũng thừa nhận số F0 tăng nhanh, các cơ sở điều trị có lượng giường bệnh ít (khoảng 300 giường/cơ sở), thiếu nhân lực phục vụ, kể cả nhân viên y tế và các nhân viên hậu cần đang bị quá tải.
Về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho rằng Bình Dương sắp triển khai xét nghiệm mạnh trong cộng đồng nên số ca mắc sẽ tăng lên. Do đó, ngành y tế phải chuẩn bị số giường nhiều gấp đôi hiện nay để đề phòng tình huống xấu. Ông Khoa khuyến nghị tỉnh chuẩn bị số giường là ký túc xá của các trường đại học và cơ sở giáo dục.
Ngoài ra, chuyên gia của Bộ Y tế cho rằng Bình Dương nên tăng ngay số giường điều trị tích cực ICU ở hai bệnh viện đa khoa lên 100-150 giường. "Chúng ta phải tăng cường xét nghiệm sàng lọc những bệnh nhân nguy cơ như lọc máu. Nên đưa họ vào điều trị nội trú, tránh phải di chuyển. Đồng thời, chăm sóc y tế cho người dân vùng cách ly", ông Khoa nói.
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn đề nghị Bình Dương nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nghiêm Chỉ thị 16; tăng cường xử phạt các trường hợp vi phạm giãn cách.
Đồng thời, đại diện Bộ Y tế yêu cầu lãnh đạo tỉnh hỗ trợ người dân trong thời gian giãn cách, để không ai bỏ lại phía sau; huy động công an, quân đội và y tế ngoài công lập, chung tay, góp sức chống dịch.
Ngày 12/6, Bình Dương phát hiện ca bệnh đầu tiên là BN10584, có địa chỉ ở phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, làm nghề bán trà sữa tại phường Phú Mỹ, TP Thủ Dầu Một.
Từ đó, địa phương này liên tiếp ghi nhận các ca mắc mới và tạo ra hàng loạt chuỗi lây nhiễm như Công ty House Wares, Công ty Hiền Hòa Anh, Công ty xử lý rác thải, Công ty Puku thuộc khu công nghiệp Đồng An (TP Thuận An)...
Đây là địa phương luôn ghi nhận số bệnh nhân mới trong ngày cao thứ 2 cả nước, chỉ sau TP.HCM. Tính đến tối 13/7, Bình Dương đã có tổng cộng 1.814 ca mắc Covid-19 trong làn sóng thứ 4.
Thứ trưởng Bộ Y tế: Cần tiêm vắc xin cho công nhân Bình Dương như TP.HCM Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống COVID-19 đã thị sát các khu nhà trọ công nhân, cách ly tại Bình Dương và có kiến nghị cần có nguồn vắc xin ưu tiên cho công nhân. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nói về kiến nghị cần ưu tiên nguồn vắc xin để tiêm cho công...