Thứ trưởng Bộ Y tế: ‘Chúng ta đã thấy ánh sáng cuối đường hầm’
Tới thời điểm này, chúng ta đã bắt đầu thấy được ánh sáng cuối đường hầm khi số ca mắc giảm, số bệnh nhân nặng được kiểm soát và số ca tử vong có xu hướng đi xuống – Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhận định.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn trao quà cho các lực lượng tuyến đầu – Ảnh: Bộ Y tế cung cấp
Nội dung trên được Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn – Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt về phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP.HCM – chia sẻ trong chuyến làm việc tại Trung tâm Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai; Bệnh viện dã chiến số 16 và Trạm Y tế lưu động tại phường 11, quận Phú Nhuận ngày 22-9.
Sau khi nghe báo cáo từ các đơn vị, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn chia sẻ giai đoạn đầu của cuộc chiến chống dịch, các cơ sở điều trị tuyến đầu khá ngổn ngang, thiếu thốn trang thiết bị, nhân lực.
Tuy nhiên với nỗ lực vượt bậc của chính quyền TP.HCM và Bộ Y tế, sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, sự trợ giúp của các tổ chức từ thiện, các đơn vị đã nhanh chóng đi vào hoạt động mang lại hiệu quả tích cực.
“Tới thời điểm này, chúng ta đã bắt đầu thấy được ánh sáng nơi cuối đường hầm khi số ca mắc giảm, số bệnh nhân nặng được kiểm soát và số ca tử vong có xu hướng đi xuống” – Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.
Tại buổi làm việc, ông Sơn nhấn mạnh vai trò quan trọng của mô hình bệnh viện đa tầng. Đặc biệt, việc tập trung mô hình này trong một khu vực không chỉ hỗ trợ công tác huấn luyện, đào tạo, nâng cao năng lực điều trị cho các bệnh viện tuyến dưới; qua đó còn rút ngắn việc vận chuyển bệnh nhân chuyển nặng nhanh chóng.
“Chúng ta đã làm tốt rồi hãy có gắng làm tốt hơn nữa để mang lại niềm hi vọng cho bệnh nhân, cho những mầm sống của xã hội và tiếp tục đạt thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh tại TP.HCM” – ông Trường Sơn nhắc nhở.
Video đang HOT
Số ca xuất viện sẽ bằng hoặc cao hơn nhập viện
Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện dã chiến số 16 (Bệnh viện Hùng Vương phụ trách) cho biết hiện cả hai bệnh viện đang điều trị cho gần 1.200 bệnh nhân, trong đó tại Trung tâm hồi sức tích cực Bạch Mai có 360 bệnh nhân nặng; Bệnh viện dã chiến số 16 có hơn 800 bệnh nhân, chủ yếu sản phụ mắc COVID-19.
Ngoài lực lượng nòng cốt từ hai bệnh viện nêu trên, còn có đội ngũ nhân viên y tế chi viện từ các bệnh viện; các địa phương và các lực lượng tình nguyện viên.
PGS.TS Đỗ Ngọc Sơn – Phó giám đốc Trung tâm hồi sức tích cực Bạch Mai – cho biết công tác điều trị tuần qua có tín hiệu khả quan với số lượng bệnh nhân tử vong giảm. Riêng tại Bệnh viện dã chiến số 16 có 100 bệnh nhân xuất viện mỗi ngày.
Theo đánh giá của Sở Y tế TP.HCM, khoảng cách giữa số ca nhập viện và xuất viện đang được thu hẹp dần. Dự báo trong thời gian tới, số ca xuất viện sẽ bằng hoặc cao hơn số ca nhập viện.
Lập 4 trung tâm hồi sức COVID-19 trong 1 tuần: Phép màu từ nỗ lực không mệt mỏi
20 ngày triển khai xây dựng 3 Bệnh viện Dã chiến, 7 ngày thiết lập 4 Trung tâm Hồi sức tích cực COVID-19 tại TP.HCM, là phép màu từ sự nỗ lực không mệt mỏi.
Tại lễ khánh thành các Trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 do các bệnh viện tuyến Trung ương chịu trách nhiệm vận hành, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, trong vòng 20 ngày thành phố đã xây dựng xong 3 bệnh viện dã chiến và chỉ sau 7 ngày, 4 trung tâm hồi sức COVID-19 được hình thành.
Lập 4 trung tâm hồi sức COVID-19 trong 1 tuần
Chủ tịch TP.HCM cho rằng, hiện nay thành phố đang trải qua thời kỳ khó khăn chưa từng có do ảnh hưởng bởi làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4. Hơn 3 tháng qua cả hệ thống chính trị, các lực lượng tuyến đầu cùng toàn thể người dân TP với sự hỗ trợ của Trung ương, các địa phương trên cả nước vẫn đang ngày đêm chiến đấu với dịch bệnh.
Lãnh đạo Thành ủy, UBND TP.HCM, Bộ Y tế, Sở Y tế TP.HCM cùng các lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, Trung ương Huế tại buổi khánh thành 3 trung tâm hồi sức tích cực chiều 7/8.
Theo ông Phong, mục tiêu hàng đầu của thành phố hiện nay là giảm tối đa số ca F0 chuyển nặng, tử vong. Do đó, việc đưa vào hoạt động các bệnh viện dã chiến, các trung tâm hồi sức tích cực, cùng sự vận hành của đội ngũ y bác sĩ đầu ngành của Trung ương, TP.HCM và các địa phương, cùng trang thiết bị hiện đại góp phần nâng cao hiệu quả các bệnh viện trong tháp điều trị 5 tầng.
4 trung tâm được đặt tại các bệnh viện dã chiến, cụ thể:
Tại Bệnh viện dã chiến Điều trị COVID-19 số 13 (Đào Trí, quận 7), 500 giường đang được Trung tâm Hồi sức tích cực trực thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức quản lý vận hành.
Bệnh viện dã chiến Điều trị COVID-19 số 14 (Tân Phú) có 500 giường hồi sức do Trung tâm Hồi sức trực thuộc Bệnh viện Trung ương Huế quản lý.
Để vận hành 3 trung tâm hồi sức này, Bộ Y tế điều động nhân lực, vật lực chưa từng có từ 3 bệnh viện tuyến cuối hạng đặc biệt ở Huế và Hà Nội. Tất cả đều chung sức, đồng lòng giúp TP.HCM sớm đẩy lùi dịch bệnh.
Bệnh viện dã chiến Điều trị COVID-19 số 16 có 500 giường do Trung tâm hồi sức trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai chịu trách nhiệm.
Ngoài 3 bệnh viện chi viện từ Hà Nội, Bộ Y tế giao Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM quản lý vận hành Trung tâm Hồi sức COVID-19 quy mô 250 giường. Trung tâm này đặt tại tầng 5 của Bệnh viện Quốc tế City (quận Bình Tân).
"Phép màu" từ sự nỗ lực không mệt mỏi
Là một trong những chuyên gia sẽ trực tiếp tham gia vận hành, quản lý các trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 trên địa bàn TP.HCM, BS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai kiêm Giám đốc Trung tâm Hồi sức COVID-19 tại Bệnh viện dã chiến số 16 chia sẻ, chỉ trong một thời gian ngắn với sự sát sao trong công tác chỉ đạo của Bộ Y tế, lãnh đạo TP.HCM cùng sự quyết liệt và nỗ lực không mệt mỏi của các đơn vị, đội ngũ y tế các trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 đã được hình thành.
" Với quyết tâm cao, Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19 đã được hình thành như một phép màu từ rừng dừa đước bên sông Nhà Bè để trở thành một Trung tâm hồi sức tích cực hiện đại ", BS Tuấn nói.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn phát biểu tại lễ khánh thành.
Chia sẻ trong buổi lễ khánh thành, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP.HCM gửi lời cảm ơn và cảm kích đến các lực lượng đã không ngại khó, ngại khổ để cùng chung sức ngăn chặn, chấm dứt dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn TP.HCM nói riêng và trên 19 tỉnh thành khu vực phía Nam nói chung.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh, trên cơ sở bộ khung của các Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế cùng sự phối kết hợp với các lực lượng từ TP.HCM, các tỉnh thành trên cả nước để tạo điều kiện tốt nhất cho TP.HCM.
Ông đề nghị 3 bệnh viện tuyến Trung ương, với vai trò là "đàn anh, đầu tàu", phải đoàn kết, đồng thuận, đồng bộ, chia sẻ hoạt động chuyên môn, tạo cơ hội tốt nhất cho việc phòng, chống dịch COVID-19.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn tặng quà Trung thu cho các thiếu nhi mồ côi do dịch COVID-19 Chiều ngày 20/9, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP Hồ Chí Minh đã đến thăm hỏi, tặng quà Trung thu cho các em mồ côi cha mẹ trong mùa dịch COVID-19 trên địa bàn Quận 8. Thứ trưởng Nguyễn Trường...