Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL bị mắng vì dừng chờ đèn đỏ
Thứ trưởng Văn hóa nhìn nhận Bộ có một phần trách nhiệm trong việc cụ thể hóa bộ tiêu chí văn hóa giao thông đường bộ.
Tại hội nghị 5 năm thực hiện tiêu chí văn hóa giao thông đường bộ sáng 24.12, Thứ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy chia sẻ, có lần bà đi xe máy và đường khá vắng. Gặp đèn đỏ bà dừng xe, nhưng có người đi đằng sau không dừng. “Họ đi ngang qua và mắng tôi là Con nhà quê, có ai đâu mà phải dừng”, bà Thủy kể.
Thứ trưởng Văn hóa cho rằng trách nhiệm của các cơ quan chức năng là phải làm thế nào để người dân chấp hành luật giao thông cảm thấy tự hào, người không chấp hành thấy xấu hổ thì mới thành văn hóa ứng xử trong giao thông. “Không ở đâu như Việt Nam, cứ mạnh ai người nấy đi, đặc biệt là ở đô thị vào giờ cao điểm. Ùn tắc nảy sinh nhiều hệ lụy khiến người dân không còn quan tâm đến trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật nữa”, bà Thủy nhấn mạnh.
Thứ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy. Ảnh: Trần Duy.
Theo Thứ trưởng Thủy, năm 2013 Bộ Văn hóa đã phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông ban hành bộ tiêu chí văn hóa giao thông đường bộ. Qua 5 năm, nhận thức và ý thức văn hóa giao thông của người dần được nâng lên, nhất là đối với thế hệ trẻ, nhưng vẫn còn tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn. Nguyên nhân là các cơ quan chưa sâu sát để cụ thể hóa thành hành động. “Cái này cũng một phần lỗi ở cơ quan quản lý Nhà nước, trong đó có Bộ Văn hóa”, bà Thủy nói.
Năm 2018, tai nạn giao thông đường bộ giảm nhưng mục tiêu giảm số người chết 5% theo Nghị quyết của Quốc hội sẽ ngày càng khó khăn. Nguyên nhân, theo Phó cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông Đỗ Thanh Bình, là ý thức của người tham gia giao thông chưa tương xứng với tốc độ phát triển của phương tiện. Tại các nút đèn đỏ phải có cảnh sát giao thông thì người dân mới chấp hành.
Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Khuất Việt Hùng cũng cho rằng trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông thì thiếu văn hóa giao thông, ý thức kém chiếm tới 90%.
Video đang HOT
Theo Anh Duy (VnExpress)
Vi phạm bản quyền phần mềm- nhiệt giảm từng năm, nhưng vẫn rất 'nóng'
Không thể phủ nhận trong lĩnh vực bản quyền nói chung và lĩnh vực bản quyền phần mềm nói riêng, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, được BSA ghi nhận từng năm qua các kết quả khảo sát phần mềm toàn cầu.
Kiểm tra tại các doanh nghiệp về vấn đề bản quyền phần mềm
Mới đây nhất, kết quả khảo sát phần mềm toàn cầu 2018 của BSA đã chỉ rõ: Tỷ lệ phần mềm không bản quyền được cài đặt trong máy tính cá nhân của Việt Nam là 74%. So với nghiên cứu trước của BSA đã được công bố năm 2016, thì tỷ lệ này đã giảm được 4%.
Như vậy, từ năm 2009 đến nay, kết quả nghiên cứu của BSA đã cho thấy tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính ở Việt Nam đã giảm liên tục từ mức 85% năm 2009 xuống 83% năm 2010, đến mức 81% vào các năm 2011 và 2013; đến mức 78% năm 2015 và 74% vào năm 2017 theo kết quả khảo sát mới được công bố.
Theo đại diện BSA đây là tỷ lệ giảm rất cao, cho thấy nỗ lực không nhỏ của các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam
Đáng mừng là thế cho một "mặt bằng chung" của tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam. Nhưng ngược lại, ở những "góc khuất" nào đó, trong cái phần 74% còn vi phạm kia, vẫn là những doanh nghiệp, những đơn vị chây ỳ; bất chấp những nguy hại có thể gặp phải do tấn công của tin tặc, do bị phạt, bị "bêu danh" là doanh nghiệp "dùng chùa", ăn cắp bản quyền phần mềm. Và trên thực tế, đó mới là điều khiến các cơ quan chức năng phải vất vả, nỗ lực nhiều hơn. Bởi để có được 4% giảm mỗi năm, là công việc không hề đơn giản và không hề dễ dàng.
đổi với phóng viên, một đại diện thanh tra Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, đơn vị "cầm chịch" trong các đợt thanh tra bản quyền phần mềm, nhằm làm thanh sạch hơn trong lĩnh vực này, chia sẻ: Trung bình các năm, thanh tra Bộ tiến hành thanh tra khoảng 80-100 doanh nghiệp. Hoạt động thanh tra diễn ra ở khắp các tỉnh, thành, thanh tra theo đơn yêu cầu của chủ sở hữu.
"Năm vừa rồi có sự thay đổi cơ cấu tổ chức giữa các đơn vị phối hợp, đặc biệt là cơ quan công an, nên vẫn đang tiếp nối. Riêng đối với hoạt động thanh tra bản quyền phần mềm, thì chúng tôi tiến hành thanh tra đột xuất. Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm, khi có phản ánh, đơn thư yêu cầu từ chủ sở hữu, chúng tôi sẽ tiến hành thanh tra đột xuất, chứ không thông báo trước", đại diện này nhấn mạnh.
Dù không đưa ra con số chính xác về tổng số doanh nghiệp đã bị thanh tra trong năm 2018, tuy nhiên với chia sẻ này của đại diện thanh tra Bộ, số lượng các cuộc thanh tra vẫn tương đương như các năm trước. Trong một cuộc toạ đàm dịp đầu năm 2018, khi chia sẻ với báo chí, ông Trần Văn Minh, Phó Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, cho biết, về thanh tra bản quyền phần mềm năm 2017, đơn vị này đã thực hiện quyết định thanh tra 63 doanh nghiệp, kiểm tra 2.472 máy tính, trong đó có 54 doanh nghiệp có hành vi sao chép chương trình phần mềm máy tính mà không được phép của chủ sở hữu, xử lý vi phạm hành chính là 1,65 tỷ đồng.
Từ đầu năm 2018 đến tháng 4/2018, thanh tra tiếp tục tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quyền tác giả đối với chương trình phần mềm máy tính tại 26 doanh nghiệp, xử phạt vi phạm hành chính 750 triệu đồng.
Trong đó, có những vụ khá "nổi cộm" như cuộc thanh tra tại Công ty TNHH Nội thất gỗ Phú Đỉnh (Full Ding Furniture Co.Ltd) có trụ sở tại Bình Dương. Đoàn thanh tra liên ngành đã kiểm tra 43 máy tính. Bên cạnh các phần mềm có bản quyền, Đoàn đã phát hiện các phần mềm không có bản quyền của Autodesk và Microsoft. Theo ước tính của các chủ sở hữu, số lượng phần mềm vi phạm này có giá trị lên tới hơn 2 tỷ đồng.
Hay khi thanh tra Công ty TNHH Rehab Italian Design, cũng có trụ sở tại Bình Dương, Đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra 33 máy và phát hiện số lượng phần mềm không có bản quyền theo ước tính của chủ sở hữu khoảng gần 3 tỷ đồng.
Và theo tiết lộ của một số chủ sở hữu, thì điều đáng nói là với những doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, có quy mô lớn hàng nghìn công nhân như vậy, nhưng không những cố tình không tuân thủ pháp luật của nước sở tại, vi phạm quy định của pháp luật về vấn đề bản quyền; mà sau khi thanh tra cũng cố tình không hợp tác khắc phục hậu quả!
Về vấn đề này, theo đại diện Thanh tra Bộ, hiện nay, các hình thức xử phạt đối với pháp nhân vi phạm, bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi đã quy định rõ: Phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Đây là các hình thức phạt vi phạm đối với pháp nhân. "Hiện nay, với những hình phạt nghiêm khắc, theo đánh giá, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp đã có sự chủ động trong việc sử dụng các phần mềm hợp pháp, khuyến cáo tới người lao động không được phép cài đặt, đồng thời có phần mềm quản lý chặt chẽ, để hạn chế tối đa vi phạm", đại diện Thanh tra Bộ nhấn mạnh.
Cụ thể, Điều 225- Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan quy định rõ: "Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây(sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình; Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình-PV) xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm".
Điều 225 cũng quy định: "Với pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1 tỷ đồng".
Làm rõ hơn về việc này, đại diện Thanh tra Bộ cho biết: "Về mặt thanh tra hành chính, các đơn vị đã chấp hành pháp luật, họ đã nộp phạt đối với việc xâm phạm quyền. Còn khoản thỏa thuận dân sự, chủ sở hữu nếu không hài lòng, thì có thể khởi kiện ra tòa theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu có thể lựa chọn, một là hành chính, hai là dân sự, đó là do chủ sở hữu. Hành chính thì đã làm rồi, còn nếu chủ sở hữu cho rằng các doanh nghiệp này không tuân thủ thì doanh nghiệp chủ sở hữu có thể khởi kiện ra tòa dân sự theo đúng quy định của pháp luật. Đó là quyền của các chủ sở hữu".
Rõ ràng, dù có những nỗ lực không ngừng của các cơ quan chức năng, dù đã có sự hợp tác tốt hơn của các DN, nhưng không phải việc vi phạm bản quyền phần mềm và xử lý các vi phạm bản quyền phần mềm đã thật sự dễ dàng, thuận lợi. Như đã nói ở trên, để có tỷ lệ giảm 4% là một điều không hề đơn giản và không phải cứ "tuần tự" giảm dần theo năm, nếu không có những sự mạnh tay và kiên quyết hơn với các DN vi phạm; cũng như việc thanh tra thường xuyên, liên tục để có thể đảm bảo sự "thanh sạch" của lĩnh vực này.
Về vấn đề này, theo đại diện Thanh tra Bộ chia sẻ: "Chúng tôi vẫn tiếp tục thúc đẩy các hoạt động thanh tra, kiểm tra trong thời gian tới. Việc này nằm trong kế hoạch của thanh tra hàng năm, việc thanh tra về quyền tác giả quyền liên quan nói chung, quyền tác giả với các phần mềm máy tính nói riêng. Công việc này được chúng tôi đặt ra và thực hiện thường xuyên".
XM-PL/Báo Tin tức
Theo Tintuc
Đẩy mạnh số hóa các thư viện Ngày 5-12, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) tổ chức hội thảo "Phát triển và đổi mới hoạt động thư viện trong thời kỳ mới". Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội thảo. Ảnh: VGP Theo Bộ VH-TT-DL, mạng lưới thư viện đã phát triển khắp cả nước, tuy nhiên, chưa thực sự phát...