Thứ trưởng Bộ Nội vụ nói về việc mất hồ sơ bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh
“Liên quan vụ Trịnh Xuân Thanh, việc thất lạc hồ sơ, lọt thông tin bổ nhiệm Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang và những khuyết điểm, vi phạm trong vấn đề này cần phải có kết luận xem việc mất hồ sơ thế nào, ai làm mất, ai có thẩm quyền cung cấp thông tin cho báo chí… để xử lý theo pháp luật” – Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng nói.
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8 vừa diễn ra chiều tối ngày hôm nay (30/8), các phóng viên yêu cầu được cung cấp thông tin kết quả kiểm tra xử lý trong việc mất hồ sơ gốc về việc bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang trước đây. Vấn đề kiểm tra xử lý Thứ trưởng Trần Anh Tuấn của Bộ Nội vụ vì “cáo buộc” làm lộ bí mật thông tin về việc này triển khai thế nào?
Nhắc lại thông tin cụ thể được đưa ra tại cuộc họp báo tháng trước là Bộ Nội vụ cho biết đang phối hợp với cơ quan Công an để tìm bộ hồ sơ thất lạc của Trịnh Xuân Thanh, các phóng viên cũng trao đổi về việc, ngày hôm qua, 28/8, UB Kiểm tra Trung ương một lần nữa làm việc với Bộ Nội vụ. Kết quả công tác của các cơ quan liên quan về việc xác định bộ hồ sơ thất lạc này và vấn đề xử lý kiểm điểm trách nhiệm
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng.
Có mặt tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng xác nhận, việc lùm xùm về Trịnh Xuân Thanh đến nay đã xảy ra hơn một năm. Ban Bí thư, UB Kiểm tra Trung ương đã có kết luận cụ thể về các vấn đề. Trong quá trình xử lý kết luận có liên quan đến vấn đề quản lý hồ sơ.
Việc này, theo ông Thăng, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa đã từng nêu, việc quản lý hồ sơ bổ nhiệm thực hiện theo quy định luật Công chức. Ông Thăng hứa, khi có kết luận của Bộ Công an, cơ quan thẩm quyền sẽ có kết luận cụ thể, Bộ Nội vụ sẽ cung cấp thông tin đến báo chí.
Video đang HOT
Còn việc cung cấp thông tin cho báo chí, ông Thăng giải thích, sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật như quyết định 09 của Thủ tướng, đặc biệt thông tư 36 của Bộ Công an. Việc cung cấp thông tin cho báo chí như thế nào, ai được cung cấp có Quyết định 09 của Chính phủ vào ngày 9/2/2017, Quyết định 25 của Thủ tướng năm 2013 quy định người nào có thẩm quyền phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Ngoài ra quy định như vậy, theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền của Bộ công an phải xử lý theo quy định pháp luật.
“Hiện nay các cơ quan chưa có kết luận cụ thể cá nhân nào nên chúng tôi chưa thể nói”- ông Thăng chốt lại.
Thứ trưởng Thăng cũng thông tin, cuộc kiểm tra của UB Kiểm tra Trung ương với Bộ Nội vụ mới đây ông không dự nên cũng xin báo chí chờ kết luận điều tra cụ thể về vụ việc.
Ông Thăng quả quyết: “Về vụ việc liên quan Trịnh Xuân Thanh, việc lạc hồ sơ, lọt thông tin và những khuyết điểm, vi phạm… cần phải có kết luận xem việc mất hồ sơ thế nào, ai làm mất… để xử lý theo pháp luật, từ đó cũng sẽ xác định ai có thẩm quyền cung cấp thông tin cho báo chí, ai vi phạm quy định trong vụ việc này”.
P.T
Theo Dantri
Sở có 8 Phó Giám đốc: "Bộ Nội vụ sẽ yêu cầu Hà Nội báo cáo"
Trao đổi với báo chí về thông tin Sở Nội vụ Hà Nội có tới 8 Phó Giám đốc, ông Nguyễn Duy Thăng - Thứ trưởng Bộ Nội vụ nói: "Với trách nhiệm của mình, Bộ Nội vụ sẽ yêu cầu Hà Nội báo cáo".
Ngày 27/6, tại buổi họp báo thường kỳ, lãnh đạo Bộ Nội vụ đã trả lời những vấn đề liên quan đến việc Sở Nội vụ Hà Nội có tới 8 Phó Giám đốc Sở - "lạm phát" 4 người so với quy định.
Trả lời báo chí về việc Sở Nội vụ Hà Nội "lạm phát" cấp phó, ông Trương Hải Long - Phó vụ trưởng Vụ Công chức, viên chức (Bộ Nội vụ) nêu rõ quan điểm của Bộ này là cần phải thực hiện nghiêm quy định của pháp luật liên quan đến cấp phó.
Ông Nguyễn Duy Thăng cho biết, Bộ Nội vụ sẽ yêu cầu Hà Nội báo cáo thông tin Sở Nội vụ có 8 Phó Giám đốc
Theo ông Long, Thủ tướng đã có công văn chỉ đạo yêu cầu sau 30/6/2017 không còn cơ quan, tổ chức nào có số lượng cấp phó vượt quy định trừ trường hợp sáp nhập.
"Các địa phương sẽ phải có báo cáo trước 30/6 để Bộ Nội vụ tổng hợp báo cáo Chính phủ trước 30/7. Do đó chúng tôi vẫn đang đợi Hà Nội báo cáo phương án sắp xếp", ông Long nói.
Thông tin cụ thể về sự việc ở Sở Nội vụ Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, theo Nghị định 24, số lượng phó giám đốc sở của Hà Nội và TP.HCM không quá 4.
Tuy nhiên, Điều 11, Nghị định 108 về chính sách tinh giản biên chế quy định, nếu trường hợp do sắp xếp tổ chức mà thôi giữ chức vụ hoặc được cử, bổ nhiệm giữ chức vụ thấp hơn thì sẽ được bảo lưu phụ cấp chức vụ đó đến hết thời hạn bổ nhiệm hoặc nhiệm kỳ.
Trường hợp thời hạn bổ nhiệm và nhiệm kỳ còn dưới 6 tháng thì bảo lưu 6 tháng hoặc cho đến khi nghỉ hưu, các quy định hiện đã quy định rõ.
"Tuy nhiên, với trách nhiệm của mình, Bộ Nội vụ sẽ yêu cầu Hà Nội báo cáo", ông Nguyễn Duy Thăng - Thứ trưởng Bộ Nội vụ nói.
Về việc Sở Nội vụ Hà Nội "lạm phát" cấp phó, Bà Nguyễn Thị Liễu - Chánh Văn phòng Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trước đây Sở Nội vụ chỉ có 4 Phó Giám đốc. Tuy nhiên, trước khi Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội (tháng 11/2015), số lượng cấp phó của sở này tăng lên như vậy.
"Trước Đại hội có 2 người không đủ tuổi tái cử được điều động về sở làm Phó Giám đốc cho đến tuổi nghỉ hưu. Hai người còn lại là Trưởng ban Thi đua khen thưởng và Trưởng ban tôn giáo - hàm Phó Giám đốc", bà Liễu giải thích.
Trao đổi với báo chí, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Huy Sáng cho biết, trong số 8 người này sẽ có 4 người nghỉ hưu trong 2 - 6 tháng tới. Còn 2 Phó Giám đốc Sở kiêm Trưởng Ban Tôn giáo và Trưởng Ban Thi đua theo mô hình tổ chức cũ, trong đó Phó Giám đốc kiêm trưởng ban Tôn giáo tháng 11 tới sẽ nghỉ hưu.
Quang Phong
Theo Dantri
Đang làm rõ hồ sơ thất lạc của Trịnh Xuân Thanh Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 7 của Chính phủ chiều ngày 3.8, báo chí đặt câu hỏi về việc thất lạc hồ sơ của Trịnh Xuân Thanh khi gửi tới Bộ Nội vụ phê chuẩn chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. Trả lời câu hỏi trên, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cho biết: Liên quan...