Thứ trưởng Bộ Nội vụ được “minh oan”
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn không vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Chiều 28-11, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương thông báo kết quả kiểm tra, xác minh việc Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ kiểm điểm, kiến nghị kỷ luật ông Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng bộ này. Đây là một nội dung đã được UBKT Trung ương thông qua tại kỳ họp thứ 19 cách đây ba tuần nhưng đến nay mới triển khai nội dung kết luận tới các đối tượng liên quan.
Thứ trưởng Tuấn không vi phạm
Các nguồn tin cho biết UBKT Trung ương đã kiểm tra, xác minh thận trọng sự việc, kết luận Thứ trưởng Trần Anh Tuấn không vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước về bảo vệ bí mật. Tài liệu mà ông Tuấn cung cấp cho báo chí không thuộc diện mật. Việc Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ kiểm điểm, bỏ phiếu đề xuất hình thức kỷ luật theo quy định là phải bảo mật nhưng rồi để lộ công việc, kết quả này ra bên ngoài gây ảnh hưởng tới uy tín của cán bộ, nhất là khi chưa có kết luận cuối cùng là cần rút kinh nghiệm.
Như Pháp Luật TP.HCM đã đưa tin, cuộc kiểm tra, xác minh của UBKT Trung ương được tiến hành hồi tháng 8 theo đề nghị của Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ. Sự việc liên quan đến việc ông Tuấn cung cấp cho báo chí Công văn 766 ngày 17-10-2013 của Tỉnh ủy Hậu Giang gửi Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Công Thương xin Trịnh Xuân Thanh về làm cán bộ tỉnh này. Thời điểm ông Tuấn chia sẻ tài liệu này là nửa cuối năm 2016 khi con đường thăng tiến bất thường của Trịnh Xuân Thanh bị báo chí điều tra, mổ xẻ với nhiều góc khuất…
Cho rằng Công văn 766 là tài liệu liên quan đến công tác cán bộ thì mật nên Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ đã yêu cầu ông Tuấn kiểm điểm. Ông Tuấn đã giải trình đầy đủ, đưa ra các căn cứ pháp lý khẳng định mình không vi phạm pháp luật bảo vệ bí mật nhà nước. Không đồng tình với giải trình của ông Tuấn, hồi tháng 7, Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ đã tiến hành bỏ phiếu hai lần: Đầu tiên để kết luận Công văn 766 là mật và ông Tuấn đã làm lộ mật, lần sau là bỏ phiếu về hình thức kỷ luật… Sau đó, ông Lê Vĩnh Tân, Bộ trưởng, Bí thư Ban cán sự đảng, đã ký văn bản đề nghị UBKT Trung ương giải quyết theo thẩm quyền.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn. Nguồn: TTXVN
Công văn 766 không phải là tài liệu mật
Video đang HOT
Đáng chú ý, chỉ ba ngày sau cuộc bỏ phiếu, mà theo quy định là phải giữ bí mật tuyệt đối, thì chi tiết kết quả bỏ phiếu hình thức kỷ luật đối với ông Tuấn (tới cách chức) lại bị lộ ra ngoài, một số người đưa lên Facebook. Ông Tuấn cho biết việc này đã tác động tiêu cực tới cá nhân ông cũng như gây dư luận không hay trong cơ quan Bộ Nội vụ, ảnh hưởng tới công việc chung.
Về phương pháp, cách thức làm việc của Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ, một cán bộ am hiểu công tác kiểm tra cho rằng lẽ ra nếu thấy cán bộ có dấu hiệu vi phạm thì tổ chức có thể yêu cầu người đó báo cáo, kiểm điểm. Trên cơ sở đó người đứng đầu tổ chức đảng báo cáo lên cấp có thẩm quyền trong việc kiểm tra, kỷ luật chứ không nên tự lấy phiếu kỷ luật nhau như vậy.
Trong trường hợp ông Tuấn, việc nhận định rồi bỏ phiếu kết luận Công văn 766 là mật là quá vội vàng. Bởi đây là vấn đề chuyên môn, phải có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước. Thực tế, UBKT Trung ương đã phải đề nghị Bộ Công an làm rõ có phải là mật không và kết quả là không mật.
Ngoài ra, việc để lộ, lọt thông tin bỏ phiếu như vậy mới chính là lộ bí mật, gây ảnh hưởng không tốt trong nội bộ… Đây là những vấn đề tập thể lãnh đạo Bộ Nội vụ cần rút kinh nghiệm, khắc phục để đoàn kết trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác của đơn vị.
Được biết tại thời điểm Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ kiểm điểm Thứ trưởng Trần Anh Tuấn thì ở cơ quan này còn xảy ra việc bị thất lạc hồ sơ gốc trình Thủ tướng phê chuẩn việc HĐND tỉnh Hậu Giang bầu ông Trịnh Xuân Thanh làm phó chủ tịch tỉnh. Lĩnh vực này thuộc trách nhiệm quản lý của một thứ trưởng khác.
Hồi tháng 8, trả lời trong cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ, đại diện Bộ Nội vụ cho biết vụ việc đang được Bộ Công an phối hợp làm rõ và khi có kết quả sẽ công khai.
Theo Nghĩa Nhân
Pháp luật TPHCM
Đang làm rõ hồ sơ thất lạc của Trịnh Xuân Thanh
Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 7 của Chính phủ chiều ngày 3.8, báo chí đặt câu hỏi về việc thất lạc hồ sơ của Trịnh Xuân Thanh khi gửi tới Bộ Nội vụ phê chuẩn chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.
Trả lời câu hỏi trên, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cho biết: Liên quan đến hồ sơ phê chuẩn chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đối với Trịnh Xuân Thanh có bị thất lạc hay không, chúng tôi đã báo cáo với cơ quan Công an và vụ việc đang trong quá trình điều tra của cơ quan Công an, khi có kết quả sẽ thông báo" - Thứ trưởng Thừa nói.
Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa
Vẫn theo Thứ trưởng Thừa, Bộ Nội vụ nhận 2 bộ hồ sơ có dấu đỏ (hồ sơ gốc) về việc phê chuẩn chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang với Trịnh Xuân Thanh. "Văn thư có đóng dấu một bản, hiện nay bản gốc vẫn còn, chỉ thất lạc bản đóng dấu công văn đến. Việc này chúng tôi đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an thực hiện các cá nhân đơn vị liên quan, làm rõ", Thứ trưởng Thừa cho hay.
Trước đó, Bộ Công an thông tin: Ngày 31.7.2017, Trịnh Xuân Thanh (sinh ngày 13.2.1966, đăng ký hộ khẩu thường trú tại: Nhà 24 - C2 Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội), hiện là bị can bị truy nã theo Quyết định số 20/C46-P12 ngày 19.9.2016 của Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đầu thú.
Vụ án của Trịnh Xuân Thanh - nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang - lại được bắt đầu khá tình cờ từ chuyện bị can này sử dụng xe tư nhân loại Lexus đeo biển số xanh để đi làm hàng ngày. Việc này đã bị dư luận phản ứng. Sau đó các cơ quan chức năng vào cuộc và phát hiện những sai phạm tày trời diễn ra trong một thời gian dài liên quan đến bị can này.
Cùng nhìn lại những dấu mốc đáng chú ý trong "vụ án Trịnh Xuân Thanh":
Tháng 5.2015, ông Trịnh Xuân Thanh được thuyên chuyển từ Bộ Công Thương về làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016. Khoảng 1 năm sau đó, báo chí phát hiện và thông tin về việc Trịnh Xuân Thanh đi xe tư nhân loại Lexus 570 trị giá hơn 5 tỷ đồng nhưng lại đeo biển số xanh.
Ngày 9.6.2016, Văn phòng Trung ương Đảng có công văn thông báo ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng giao Ủy ban Kiểm tra T.Ư chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính T.Ư, Ban Tổ chức T.Ư, Bộ Công an và các cơ quan khác khẩn trương kiểm tra, xem xét, kết luận những nội dung mà báo chí phản ánh về việc sử dụng xe tư gắn biển xanh và những vấn đề liên quan đến Trịnh Xuân Thanh.
Ngày 16.6.2016, tại phiên họp HĐND tỉnh Hậu Giang, Trịnh Xuân Thanh không xuất hiện trong danh sách giới thiệu đại biểu ứng cử chức danh Phó Chủ tịch tỉnh nhiệm kỳ mới. Trước đó, Trịnh Xuân Thanh đã viết đơn gửi Tỉnh ủy và HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021 xin không tái cử vào chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Bị can Trịnh Xuân Thanh.
Ngày 11.7.2016, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã thông báo kết luận liên quan đến Trịnh Xuân Thanh. Kết luận có nêu: Trong thời gian từ năm 2007-2013, Trịnh Xuân Thanh và Ban Thường vụ Đảng ủy, HĐQT, Ban Tổng giám đốc Tổng Công ty PVC đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, làm trái các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế, để xảy ra nhiều sai phạm và thua lỗ 3.298,27 tỷ đồng (giai đoạn 2011- 2013).
Ngày 15.7.2016, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã họp và nhất trí không xác nhận tư cách Đại biểu Quốc hội khóa XIV của Trịnh Xuân Thanh (Trịnh Xuân Thanh ứng cử và trúng cử tại Hậu Giang).
Ngày 8.9.2016, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có quyết định kỷ luật khai trừ Trịnh Xuân Thanh khỏi Đảng (trên cơ sở đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương).- Trịnh Xuân Thanh Thanh được cho là rời Việt Nam cuối tháng 7.2016 khi gửi đơn đến Tỉnh ủy Hậu Giang xin nghỉ phép từ 25 đến 29.7.2016.
Ngày 19.8, Trịnh Xuân Thanh gửi đơn lần 2 xin nghỉ một tháng (3.8-2.9) để đi nước ngoài trị bệnh và không rõ tung tích cho đến khi đầu thú.
Vào ngày 16.9.2016, Cơ quan CSĐT- Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can với Trịnh Xuân Thanh về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Sau khi xác định đối tượng đã bỏ trốn, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế.
Ngày 15.3.2017, tại phiên tòa phúc thẩm xét xử các bị cáo tại vụ án lừa bán đất cho gần 500 khách hàng ở dự án khu đô thị Thanh Hà A (Hà Nội). Tại phiên xử, Tòa cũng đã khởi tố vụ án Tham ô tài sản và xác định nghi can Trịnh Xuân Thanh có liên quan đến vụ án này.
Theo Danviet
Kỷ luật hàng loạt cán bộ vụ Trịnh Xuân Thanh Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Bùi Cao Tỉnh - nguyên Vụ trưởng, nguyên Trợ lý Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; khiển trách ông Trần Công Chánh - Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2015-2020; khiển trách bà Trần Thị Hà - Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban Thi đua...