Thứ trưởng Bộ Nội vụ chỉ cách thanh lọc “tiến sĩ giấy”, “thạc sĩ giấy”
Dẫn câu nói của danh sĩ Thân Nhân Trung hiền tài là nguyên khí quốc gia, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa chỉ ra 3 cách chọn, lọc người tài.
Bộ Nội vụ cho biết, sắp tới, sẽ tham mưu cho Chính phủ sửa 6 dự án Luật và 26 Nghị định. Trình xây dựng đề án tổng thể sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã không đủ 50% chuẩn diện tích tự nhiên, dân số theo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; sắp xếp, sáp nhập tổ dân phố đảm bảo tinh gọn hiệu quả và nâng cao chất lượng đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã thôn, tổ dân phố theo Nghị quyết Trung ương 6.
Có chính sách thu hút người tài
Liên quan đến việc sáp nhập đơn vị hành chính huyện, xã dư luận xã hội đặt ra nhiều vấn đề cần Bộ Nội vụ làm rõ như: làm sao chống tình trạng chạy chọt, chạy sáp nhập, chạy chức chạy quyền? Giải quyết vấn đề cơ cấu tổ chức bộ máy thế nào, có tồn tại tình trạng thừa cấp phó hay không? Tiêu chí nào để bổ nhiệm người đứng đầu ở đơn vị sáp nhập?,Mới đây, chia sẻ với báo chí tại cuộc họp báo Thường kỳ của Bộ Nội vụ, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa nhìn nhận: dư luận rất quan tâm về tình trạng chạy chọt để giữ vị trí, chạy để nhập, chạy để không nhập.
Ý kiến của dư luận là hoàn toàn chính đáng và giúp việc xây dựng đề án trước khi trình các cấp có thẩm quyền chặt chẽ, hiệu quả hơn – Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa nói và cho rằng: việc này có liên quan đến tính đồng bộ của chính sách.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa. Ảnh: T.An
Lấy ví dụ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, khi sáp nhập có đồng chí đang làm chủ tịch, lãnh đạo, sáp nhập không làm nữa, sắp xếp thế nào thì phải có hướng dẫn.
Vấn đề chọn người thế nào, 2 ông chủ tịch UBND xã sáp nhập còn 1 ông thì chọn ông nào là phải theo một quy trình rất chặt chẽ. Ví dụ cấp xã phân cấp cho Ban thường vụ huyện uỷ xem xét quy trình cụ thể từ đánh giá cán bộ, tiêu chuẩn, điều kiện, phương án bố trí ra sao… – ông Thừa nói.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa, trước đây từng sáp nhập nhiều Bộ thành một Bộ hay việc mở rộng địa giới hành chính Hà Nội thì số lượng cấp phó đến hàng chục người nên việc này cũng được tính toán khi lập đề án.
Mục tiêu sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí con người một cách tốt nhất phục vụ cho nền hành chính hiệu lực, hiệu quả nhất. Khi dự báo được, tính toán khoa học, sắp xếp hợp lý thì bộ máy đó sẽ phát huy được hiệu quả cao nhất.
Không chỉ Bộ Nội vụ mà các địa phương khi làm đề án rất thận trọng vì yếu tố ổn định. Có ổn định thì mới phát triển được. Đề án này đã được sắp xếp một cách khoa học, bố trí hợp lý, có tính đến độ trễ trong một thời gian có lộ trình – ông Thừa nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông Thừa cho rằng, với đòi hỏi của xã hội, so sánh với kinh nghiệm của nước ngoài, Việt Nam cần tiếp tục cải cách mạnh hơn. Theo đó, lãnh đạo Bộ Nội vụ cho biết, vừa qua, Chính phủ ra Nghị định 140 về chính sách thu hút sinh viên xuất sắc và nhà khoa học trẻ… Khi thiết kế ban hành nghị định này, Bộ Nội vụ tham mưu để thu hút thực sự được người tài.
Video đang HOT
Thanh lọc tiến sĩ giấy, thạc sĩ giấy
Đề cập đến việc lợi dụng chính sách thu hút nhân tài để cài cắm người nhà vào bộ máy, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa đặt vấn đề: Tại sao lại có nhiều trường hợp muốn vào Nhà nước, nhưng ngược lại cũng có nhiều người muốn rời cơ quan Nhà nước? Trong bối cảnh hiện nay, Nhà nước có cần phải cạnh tranh với các loại hình khác không?
Ảnh minh họa.
Hiện nay nhiều tổ chức nước ngoài đã thu hút được nhiều nhân tài cao cấp, nếu không có chính sách tốt sẽ không kéo được người tài vào bộ máy Nhà nước – ông Thừa nói và cho biết Bộ Nội vụ đưa ra mục tiêu thu hút đối tượng này phải xuất sắc, phải trong độ tuổi trẻ, là tiến sĩ hoặc thạc sĩ.
Tuy nhiên, ông Thừa cho rằng: đội hình này rất đông, nhiều tiến sĩ giấy, thạc sĩ giấy, nhiều loại hình đào tạo, từ xa, không tập trung cũng tiến sĩ, thạc sĩ. Do đó, Bộ Nội vụ phải lọc qua kênh thứ hai là phải có bài báo nước ngoài, hoặc công trình nghiên cứu được cấp có thẩm quyền đánh giá. Rồi khi học trung học phổ thông đã là người tài phải tham gia và đoạt giải ba quốc gia trở lên, hoặc tham gia thi quốc tế. Sang công đoạn lọc thứ 3, hàng năm sẽ cập nhật, theo dõi và công khai, ai học tốt, học giỏi sẽ biết ngay. Sau này khi đạt tiêu chuẩn, chắc chắn sẽ nhận được sự giám sát chặt chẽ.
Bên cạnh đó, với những người đáp ứng đủ điều kiện được ưu tiên tuyển dụng thẳng, không phải thi. Về chế độ, những đối tượng này khi ra trường được hưởng ngay bằng lương của chuyên viên chính bậc 1, tiến sĩ thì bậc 2.
Những quy định đó để cố gắng sàng lọc không bị cài cắm người, lựa chọn những người không thực sự là xuất sắc. Chính sách này tuy đã được rà soát kỹ rồi nhưng cũng mong quá trình thực hiện, đặc biệt là năm đầu tiên chúng tôi sẽ có những sơ kết đánh giá – ông Thừa nhìn nhận.
Cần làm tốt 10 nhiệm vụ, giải pháp
Ông Phan Văn Hùng – Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ) cho biết: trong đề án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã từ nay đến năm 2021 do Bộ Nội vụ xây dựng có đưa ra 10 nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó có công tác chỉ đạo, lãnh đạo của cấp uỷ các cấp, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu trong tổ chức thực hiện sáp nhập.
Theo ông Hùng, một trong những nội dung đề án đặt ra là sắp xếp tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ công chức và những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong đó chú trọng đến công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức để bảo đảm bố trí những người đủ phẩm chất.
Đề án còn nhấn mạnh đến việc chính quyền địa phương các cấp chủ động triển khai và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khi chuyển đổi giấy tờ liên quan và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát khi sáp nhập.
Làm tốt 10 giải pháp này, cũng như thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp thì chúng tôi tin rằng việc triển khai sẽ đồng bộ và đạt kết quả tốt – ông Hùng cho hay.
Theo Danviet
Bộ Nội vụ thiết kế bộ lọc "thạc sĩ giấy, tiến sĩ giấy"
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cho biết, cán bộ xuất sắc thuộc đối tượng thu hút nhân tài rất đông, trong đó có cả "thạc sỹ giấy, tiến sĩ giấy". Do vây, bộ này đã thiết kế "bộ lọc" để không để lọt những người không thực sự là xuất sắc vào bộ máy hành chính.
Chiều 20/8, tại buổi họp báo thường kỳ, Bộ Nội vụ nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến chính sách thu hút nhân tài và đánh giá quá trình sắp xếp lại bộ máy của Bộ Công an theo hướng bỏ cấp Tổng cục.
"Đào tạo từ xa cũng... thạc sĩ, với tiến sĩ"
Tại buổi họp báo, Bộ Nội vụ cũng được đề nghị nêu quan điểm liên quan đến bổ nhiệm lãnh đạo, cụ thể trường hợp của Phó Giám đốc Sở ngoại vụ Bình Định được dư luận phản ánh thời gian qua.
Làm rõ vấn đề trên, ông Trương Hải Long - Vụ trưởng Vụ Công chức, viên chức cho biết, trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện Bộ Nội vụ sẽ đề xuất cho Thủ tướng Chính phủ và các cấp có thẩm quyền xử lý, thực hiện nghiêm quy định của pháp luật.
Theo ông Long, qua vụ việc có dư luận về việc bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở ngoại vụ tỉnh Bình Định, bản thân Ban thường vụ tỉnh Bình Định và tỉnh đã có những biện pháp để tổ chức kiểm tra ngay, nếu phát hiện sai phạm thì theo thẩm quyền xử lý, Ban thường vụ tỉnh sẽ xử lý theo thẩm quyền.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cho rằng có nhiều "thạc sĩ giấy, tiến sĩ giấy"
"Bộ Nội vụ với tư cách là cơ quan tham mưu chính, quản lý chung chúng tôi đã có văn bản báo cáo Thủ tướng, chỉ đạo giao các Bộ ngành địa phương thực hiện, qua theo dõi. Trên cơ sở kết quả báo cáo của Bình Định nếu chưa phù hợp thù chúng tôi sẽ báo cáo Thủ tướng để chỉ đạo thực hiện theo đúng quy định", ông Long nói.
Về câu hỏi có lợi dụng chính sách thu hút cán bộ trẻ để bổ nhiệm người thân, ông Long cho biết, quan điểm chung là công tác cán bộ giai đoạn hiện nay, tất cả cấp ủy Đảng và các cơ quan phải thực hiện nghiêm quy định.
Giải đáp thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cho biết, vừa qua, Chính phủ ra Nghị định 140 về chính sách thu hút sinh viên xuất sắc và nhà khoa học trẻ... Khi thiết kế ban hành nghị định này, Bộ Nội vụ tham mưu để thu hút thực sự được người tài.
Bộ Nội vụ đưa ra mục tiêu thu hút đối tượng này phải xuất sắc, phải trong độ tuổi trẻ, là tiến sĩ hoặc thạc sĩ. "Tuy nhiên, đội hình này rất đông, nhiều đồng chí tiến sĩ giấy, thạc sĩ giấy, nhiều loại hình đào tạo, từ xa, không tập trung cũng tiến sĩ, với thạc sĩ. Do vậy, "bộ lọc" thứ hai là phải có bài báo ở nước ngoài. Thứ nữa, đã là người tài, khi học phổ thông trung học phải được từ giải 3 trở lên...", ông Thừa nói thêm.
Theo ông Thừa với những người đáp ứng đủ điều kiện được ưu tiên tuyển dụng thẳng, không phải thi; về chế độ, khi ra trường được hưởng ngay bằng lương của chuyên viên chính bậc 1, tiến sĩ thì bậc 2...
"Những quy định đó để cố gắng sàng lọc không bị "cài cắm" người, lựa chọn những người không thực sự là xuất sắc. Chính sách này tuy đã được rà soát kỹ rồi nhưng cũng mong quá trình thực hiện, đặc biệt là năm đầu tiên chúng tôi sẽ có những sơ kết đánh giá", ông Thừa nêu rõ.
Đến 2021, Bộ Công an không còn vượt cấp phó trong các cục
Thứ trưởng bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cho rằng, sáp nhập rất khó, bên cạnh cái được rất lớn thì khi sắp xếp cũng có thời kỳ quá độ, đặc biệt là chính sách về cán bộ bởi trong công tác cán bộ của chúng ta là một quá trình phấn đấu, học tập, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng lâu dài.
Để làm rõ hơn vấn đề báo chí nêu, Thứ trưởng Bộ Nội vụ đề nghị Vụ Tổ chức biên chế (cơ quan tham gia trực tiếp vào đề án của Bộ Công an) thông tin thêm.
Bà Đào Thị Hồng Minh, Vụ phó Vụ Tổ chức biên chế
Theo bà Đào Thị Hồng Minh, Vụ phó Vụ Tổ chức biên chế cho biết, thực hiện nghị quyết 18 Trung ương 6 và kế hoạch số 07 của Bộ Chính trị, Bộ Công an là một trong những Bộ đi đầu trong việc xây dựng sắp xếp lại tổ chức bộ máy hiệu lực, hiệu quả. Bộ Công an đã trình Bộ Chính trị thông qua và Bộ Chính trị đã cho chủ trương, đồng ý bỏ Tổng cục thuộc Bộ Công an.
Sau đó, Chính phủ ban hành Nghị định 01 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của Bộ Công an theo hướng bỏ 6 Tổng cục (trong đó 96 cục). Cùng với đó, thành lập thêm một số Cục thuộc Bộ.
"Đương nhiên khi sắp xếp lại thì số lượng cấp phó sẽ cao hơn so với quy định. Tuy nhiên, việc này đã được Bộ Chính trị cho ý kiến chỉ đạo, theo đó, số lượng cấp phó trong các Cục của Bộ Công an có thể cao hơn so với quy định nhưng đến 2021, sau khi triển khai thực hiện phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy định. Việc này Bộ Công an cũng đã cam kết thực hiện", bà Minh nói.
Quang Phong
Theo Dantri
Lùm xùm bổ nhiệm Vụ trưởng: Bộ Nội vụ có động thái gì? Ban cán sự Đảng Bộ Nội vụ thành lập tổ công tác kiểm tra xung quanh lùm xùm việc bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ. Tại họp báo thường kỳ của Bộ Nội vụ chiều 20.8, báo chí đặt câu hỏi xoay quanh chuyện bổ nhiệm tại Bộ. "Kết luận của UB Kiểm tra TƯ mới đây đề nghị...