Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh làm việc với Sơn La về Đề án phát triển trái cây
Với việc phát triển mạnh diện tích nhiều loại cây ăn trái như xoài, nhãn, chanh leo trong những năm gần đây, tỉnh Sơn La đã trở thành “vựa” trái cây lớn thứ hai cả nước, với tổng diện tích trên 71.000ha, đứng sau tỉnh Tiền Giang có khoảng 79.000ha cây trái. Và câu chuyện tìm đường vào siêu thị, tăng cường chế biến và xuất khẩu đang đặt ra.
Trực tiếp đi thăm mô hình trồng rau trái vụ tại xã Vân Hồ và xoài tại xã Chiềng Xuân (Vân Hồ, Sơn La), Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá cao kết quả tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Sơn La, đặc biệt việc chuyển hướng sản xuất trái vụ, rải vụ của các HTX, bà con nông dân.
Bà ĐInh Thị Xoa, Giám đốc HTX trồng rau an toàn Vân Hò chăm sóc ruộng rau bắp cải trồng trái vụ. Ảnh: K.Lực
Tại vườn xoài rộng 7ha của nhà ông Nguyễn Hương Long, Chủ tịch HĐQT HTX Nông nghiệp hữu cơ Chiềng Xuân, những trái xoài sai trĩu cành trên cây trồng hơn 3 năm. Điểm đặc biệt của vườn xoài là cùng những quả to trên dưới 1kg thì có những quả nhỡ, vừa, thậm chí còn đang ra hoa.
Ông Long cho biết, để rải vụ xoài, khi xoài ra hoa ông đã ngắt bớt, tạo ra những đợt ra hoa, đậu quả muộn. Chính vì thế, vườn xoài nhà ông có thể ra 3 lượt quả trong một vụ. Không chỉ rải vụ xoài, ông còn trồng theo hướng hữu cơ, sử dụng thuốc thảo dược và cá làm phân bón cho cây trồng.
Ông Nguyễn Hương Long, Chủ tịch HĐQT HTX Nông nghiệp hữu cơ Chiềng Xuân giới thiệu vườn xoài với 3 loại quả, giúp rải vụ, kéo dài thu hoạch tới tháng 8/2020. Ảnh: K.Lực
Hiện ông trồng 500 cây/ha, với mật độ và năng suất như hiện tại, trong tháng tới, gia đình ông thu hoạch khoảng 10 tấn xoài/ha. Với giá bán 11.000 đồng/kg, mỗi ha xoài dự kiến cho thu khoảng 110 triệu đồng.
Đây là mô hình được Thứ trưởng Lê Quốc Doanh và các đại biểu tham quan đánh giá cao và thống nhất nhận định, sản xuất nông sản của địa phương theo hướng hữu cơ không chỉ đáp ứng tiêu dùng trong nước mà còn đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Tại hội nghị sơ kết về công tác bảo vệ thực vật, trồng trọt và mở cửa thị trường xuất khẩu đối với sản phẩm nông sản Sơn La diễn ra ngày 7/5, lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La cho biết, đến nay diện tích cây ăn quả, cây rau, cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn tỉnh Sơn La đạt khoảng 110 nghìn ha.
Trong đó, diện tích cây ăn quả và cây sơn tra là hơn 71.000 ha, cây công nghiệp lâu năm gần 30.000 ha, rau hơn 9.000 ha. Sản xuất quả theo chuỗi cung ứng an toàn, mã số vùng trồng đến nay tỉnh Sơn La duy trì và phát triển được 73 chuỗi cung ứng quả an toàn với tổng diện tích sản xuất 1.556 ha, sản lượng ước đạt 13.000 tấn/năm, chủ yếu là xoài, nhãn, mận, thanh long, na, chanh leo, dâu tây, bơ…
Video đang HOT
Tham gia chuỗi cung ứng có 78 doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất cây ăn quả được cấp chứng nhận VietGAP. Theo bà Lê Thị Yến, Chủ tịch UBND huyện Sông Mã, được sự hỗ trợ của Bộ NN&PTNT hiện nay diện tích sản xuất theo quy trình VietGap trong những năm qua không ngừng tăng lên.
Qua đó, cũng thay đổi tập quán canh tác và nhận thức của người dân về sản xuất nông sản an toàn. Tăng cường thêm cơ hội đầu ra tiêu thụ nông sản, thời gian tới đối với nhãn huyện tiếp tục phát triển theo quy hoạch và xác định tập trung vào sản xuất theo quy trình Vietgap và GlobalGap, đồng thời mở rộng thêm diện tích xoài và các loại cây trồng.
“Với diện tích cây ăn quả rất lớn hiện nay gần như đã trở thành phong trào của người dân. Bởi so sánh hiệu quả với trồng lúa và trồng ngô thì trồng cây ăn quả cao gấp nhiều lần. Sản phẩm long nhãn hiện đã có thương hiệu tuy nhiên chế biến chưa nhiều, mong muốn Bộ NN&PTNT và các doanh nghiệp hỗ trợ để tăng cường chế biến gia tăng giá trị đối với nhãn” – bà Yến kiến nghị.
Trong thúc đẩy tiêu thụ nông sản và xuất khẩu, phương châm của tỉnh Sơn La là tăng cường kết nối với các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản gắn với vùng nguyên liệu. Sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ yếu hiện nay của tỉnh Sơn La gồm: chanh leo, chuối, chè khô, cà phê nhân, tinh bột sắn sang các thị trường như: Trung Quốc, các nước Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ, Đức.
Trong đó, đáng chú ý là xoài Yên Châu của Sơn La đã có mặt tại thị trường Mỹ, Anh, Úc. Ông Lò Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho rằng, sản xuất, liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp là hết sức cần thiết, bởi nếu hộ nông dân sản xuất hàng hóa đơn lẻ, khó cạnh tranh, khó tiếp cận thị trường, chỉ thông qua liên kết với doanh nghiệp, nông dân mới có điều kiện tiếp cận với thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
“Trên cơ sở những kết quả đạt được thời gian qua, mong muốn Bộ NN&PTNT tiếp tục hỗ trợ mở rộng thêm đối với những ngành hàng nông sản chủ lực khác của tỉnh Sơn La như: chăn nuôi, thủy sản và một số loại cây ăn quả mà tỉnh đang mở rộng diện tích và trồng theo quy trình an toàn”.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho rằng, đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường không những của nội địa mà còn xuất khẩu nông sản phải sản xuất phải đảm bảo an toàn. Về lâu dài, đối với mỗi loại nông sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc phải có Đề án để phát triển riêng, tránh tình trạng dư thừa.
“Đối với cây ăn quả hiện nay Bộ NN&PTNT đang chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp với tỉnh Sơn La và các tỉnh miền núi phía Bắc xây dựng Đề án chung toàn vùng. Vì nếu xây dựng riêng lẻ sẽ có sự tập trung nhiều vào 1 loại nông sản khi đó mất cân đối giữa cung và cầu.
Đối với từng nhóm nông sản Bộ sẽ có Đề án chung đối với toàn vùng. Để thị trường phát triển bền vững thì phải liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp và sự tham gia của địa phương để tạo ra chuỗi sản xuất theo quy trình, tiêu chuẩn chất lượng và hệ thống phân phối của doanh nghiệp, khi đó thị trường mới phát triển bền vững” – Thứ trưởng Doanh khẳng định.
Đổi mới ở lò luyện cảnh khuyển
Tháng 7 năm 2014, chó nghiệp vụ của Cục Cảnh sát quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ (nay tách thành Trung tâm Huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ và Phòng Hướng dẫn động vật nghiệp vụ).
Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động được huy động tham gia giai đoạn 2 chuyên án chuyển hoá địa bàn trọng điểm về ma tuý ở Lóng Luông, Vân Hồ, Sơn La.
Khi toán đối tượng vận chuyển ma tuý rơi vào ổ phục kích của Ban Chuyên án thì chúng đã xả súng. Đồng chí Lường Phát Chiêm hy sinh, một cán bộ khác bị thương nặng. Chó nghiệp vụ lao lên khống chế, cắn ngang cổ một đối tượng thì đã bị đối tượng đi cùng gí súng bắn...
Đến tận bây giờ, khoảnh khắc đồng đội mình và chó nghiệp vụ hy sinh trong khi làm nhiệm vụ vẫn ám ảnh tâm trí các cán bộ, chiến sỹ (CBCS) Trung tâm Huấn luyện và Sử dụng động vật nghiệp vụ (gọi tắt là Trung tâm), và mỗi lần nhắc đến kỷ niệm ấy, họ đều cảm thấy rưng rưng khó tả.
Cán bộ, chiến sĩ của Trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ tấn công tội phạm.
Có lẽ, đối với những cán bộ gắn bó với nghiệp quản lý, huấn luyện, sử dụng cảnh khuyển phá án như vậy thì mỗi chú chó cũng như một người bạn thân thiết. Họ làm bạn với cảnh khuyển từ khi mới ra đời, trải qua giai đoạn tách mẹ (sau 2 tháng) nuôi hậu bị, giai đoạn trưởng thành (khoảng 1 năm) và đưa vào huấn luyện chiến đấu.
Theo Đại tá Ngô Văn Khoa, Giám đốc Trung tâm, lực lượng Quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ CAND ra đời ngày 15-12-1959, trải qua quá trình xây dựng và phát triển đã đóng góp không nhỏ vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Điển hình như hỗ trợ Công an các đơn vị, địa phương phát hiện, ngăn chặn, truy lùng, bắt giữ, dẫn giải người phạm tội, bị can, phạm nhân; hỗ trợ tuần tra, canh gác, bảo vệ mục tiêu, giữ gìn trật tự công cộng; bảo vệ phiên toà, thi hành án, tìm xác người, tìm vật chứng.
Thậm chí còn giám biệt mùi hơi người, phát hiện các chất ma tuý, vật liệu nổ, tìm kiếm cứu nạn và phục vụ các hoạt động nghiệp vụ khác.
"Việc sử dụng động vật nghiệp vụ có độ tin cậy, chính xác ngày càng cao. Trong nhiều trường hợp không thể triển khai các biện pháp nghiệp vụ khác thì sử dụng động vật nghiệp vụ là biện pháp nghiệp vụ cần thiết, tối ưu" - Đại tá Ngô Văn Khoa chia sẻ.
Từ năm 2010 đến nay, lực lượng CAND đã sử dụng cảnh khuyển tham gia tuần tra kiểm soát gần 200.000 lượt trên các tuyến, địa bàn trọng điểm; phát hiện, ngăn chặn hàng trăm vụ đánh nhau gây thương tích, gây rối trật tự công cộng; trộm cắp tài sản, đánh bạc. Đáng chú ý đã phối hợp kiểm tra, bắt giữ hơn 1.500 đối tượng, xử lý gần 4.000 trường hợp vi phạm an toàn giao thông; 155 vụ án ma tuý...
Còn nhớ, năm 2016, đoàn công tác của Trung tâm hành quân về Hà Tĩnh, đưa 2 cán bộ huấn luyện, 2 chó nghiệp vụ tham gia chuyên án đột kích 2 tụ điểm mua bán, sử dụng chất ma tuý. Kết quả đã bắt giữ nhóm đối tượng do Nguyễn Huy Cảnh (SN 1975), trú phường Nam Hà, TP Hà Tĩnh cầm đầu; thu giữ 1,3kg ma tuý đá cùng nhiều súng, dao, kiếm...
Với đội ngũ cán bộ huấn luyện tinh thông pháp luật, chính trị, nghiệp vụ; chó nghiệp vụ đồng đều, sức khoẻ tốt, Trung tâm Huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ luôn sẵn sàng phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương triển khai các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Ngay tại Hà Nội, đơn vị thường xuyên phối hợp với Công an huyện Sóc Sơn và Cụm an toàn phía Tây của huyện; phía Nam thì phối hợp Công an TP Hồ Chí Minh tuần tra kiểm soát...
Đảng uỷ, Ban Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ luôn quan tâm công tác đầu tư, tuyển chọn và phát triển đàn chó nghiệp vụ. Hiện tại, số cảnh khuyển ở Trung tâm là trên 50 con, đây là những chú chó đã tốt nghiệp loại xuất sắc và có thể thực hiện nhiệm vụ trong mọi tình huống.
"Toàn lực lượng CAND có 117 đầu mối sử dụng động vật nghiệp vụ, với số lượng gần 900 con và cán bộ huấn luyện gần 1.200 người. Tuy nhiên trong những chuyên án, vụ án nghiêm trọng thì vẫn thường yêu cầu huy động cảnh khuyển của Trung tâm", Trung tá Hoàng Đức Thân, Phó Giám đốc Trung tâm thông tin.
Ở Trung tâm đã thành lập hội đồng giám định cảnh khuyển có tiêu chuẩn, quy định riêng của từng chuyên khoa. Ví dụ chó ở chuyên khoa phát hiện ma tuý, thuốc nổ thì yêu cầu ngoại hình phải chắc khoẻ, linh hoạt, ham sục sạo, tìm kiếm; chó giám biệt mùi hơi người thì cần thần kinh cân bằng, điềm tĩnh, nhạy bén với mùi hơi để có khả năng phân biệt mùi hơi chính xác nhất.
Các chú chó sau khi được tuyển chọn xong sẽ phân cho một cán bộ huấn luyện theo từng bài tập, chuyên khoa, vòng thời gian đào tạo là 6 tháng. Kết thúc thời gian đó sẽ qua kiểm tra, chú chó nào đủ điều kiện sẽ được thi tốt nghiệp vào cuối kỳ và trở thành cảnh khuyển, nếu không sẽ phải huấn tuyện tăng cường hay bị thải loại, thay thế...
"Đặc thù khối trại giam thường sử dụng chó nghiệp vụ để phù hợp trong điều kiện rừng núi xa xôi; lực lượng Cảnh vệ thì huấn luyện để có thể tham gia bảo vệ, tìm ma tuý ở các hội trường, phòng họp, nhà ở...
Sau 6 tháng huấn luyện thành công thì cán bộ huấn luyện và chó nghiệp vụ sẽ được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp. Và cảnh khuyển chỉ được sử dụng khi có giấy chứng nhận tốt nghiệp" - Giám đốc Trung tâm cho biết thêm.
Để công tác huấn luyện, sử dụng động vật nghiệp vụ ngày càng hiệu quả, năm 2019 Ban Giám đốc Trung tâm đã tiến hành cải tạo, nâng cấp sân tập; bổ sung mô hình tập cứu nạn, hệ thống cầu tập, mô hình tập tìm kiếm cứu nạn. Bên cạnh đó, nhà giám biệt mùi hơi được bổ sung đầy đủ phương tiện, các nhà tập tình huống đa năng có hệ thống hầm dưới đất, các hốc, hệ thống băng chuyền; bố trí những xe ôtô cũ, không sử dụng nữa làm mô hình tập...
"Đã có những cảnh khuyển bị choáng ngợp, không thực hiện tốt nhiệm vụ khi vào những căn phòng mà nội thất sang trọng, đắt đỏ. Do đó chúng tôi đã bố trí các phòng trang bị bàn ghế, giường tủ... sao cho giống như thật, sát với thực tế để tạo môi trường thân thiện cho chó nghiệp vụ thực hành", Trung tá Dương Đình Đoàn, Phó Giám đốc Trung tâm cho hay.
Trung tâm cũng cải tạo, sửa chữa nâng cấp hệ thống chuồng trại đáp ứng yêu cầu, có cụm chăn nuôi, khu vực thú y, khu cách ly... Kèm theo các chuồng nuôi nhốt, ở khu vực chó sinh sản còn đầu tư thêm chuồng cũi, đèn hồng ngoại, khu vận động, mô hình dạo chơi cho chó con.
Với tất cả những đổi mới ấy, Trung tâm đang cố gắng phát huy tối đa nội lực để trở thành nơi huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ đứng đầu lực lượng CAND. Qua đó thiết thực chào mừng 60 năm Ngày Truyền thống lực lượng Quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ...
An Quỳnh
Theo cand.com.vn
Sơn La: Lạ, vườn dưa lê chết khô, trái vẫn treo lủng lẳng vàng tươi Lot thỏm giữa những ruộng lúa xanh tốt ở bản Luông Mé (xã Chiềng Đông, Yên Châu, tỉnh Sơn La) là ruộng dưa lê "đặc biệt". Tất cả các cây dưa lê ở ruộng đã chết khô, nhưng trái dưa lê vẫn treo lủng lẳng vàng tươi. Chủ nhân ruộng dưa lê đó là anh Hoàng Văn Đông, dân bản Luông Mé (xã...