Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Dịch khảm lá mì lan nhanh đáng sợ như lửa
Từ 1 tỉnh xuất hiện nhiễm dịch khảm lá trên cây khoai mì (sắn), chỉ sau 1 năm đã có 10 tỉnh bị lây nhiễm dịch. Trước tốc độ lây lan khủng khiếp của loại bệnh này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh đã ví von dịch khảm lá mì chẳng khác nào ngọn lửa đang bùng cháy, thiệt hại khó lường.
Chỉ chưa đầy 1 tháng, Bộ NN&PTNT đã phải tổ chức liền 2 hội nghị cấp Quốc gia để bàn cách phòng chống bệnh khảm lá mì.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh ví dịch khảm lá mì như ngọn lửa đang bùng cháy. Ảnh: Nguyên Vỹ
“Từ một ngành xuất khẩu đang phơi phới, chỉ vài con số thống kê gọn lỏn thời gian qua đã cho thấy mức độ nguy hiểm của dịch bệnh khảm lá đe dọa nghiêm trọng thế nào đến một ngành xuất khẩu tỷ đô của cả nước”, Thứ trưởng Doanh nhận định.
Tại Hội nghị bàn giải pháp phòng chống bệnh khảm lá mì sáng nay 28.8, với sự tham gia của Cục BVTV, Cục Trồng trọt, các viện nghiên cứu, các tỉnh thành có diện tích đã nhiễm bệnh lẫn chưa nhiễm bệnh, Bộ NN&PTNT cảnh báo nếu không tích cực thay đổi nhận thức, bệnh khảm lá sẽ có sức tàn phá nguy hại hơn đến cây mì.
Theo Cục BVTV, bệnh khảm lá mì được phát hiện gây hại lần đầu tiên ở Việt Nam vào tháng 5.2017 tại Tây Ninh. Đến tháng 8.2018, bệnh đã lây lan ra 10 tỉnh thành trên cả nước.
Tính đến ngày 20.8 (cách đây hơn 1 tuần), diện tích nhiễm bệnh khảm lá mì đã lên tới hơn 36.136 ha (tăng khoảng 84% so với năm 2017).
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh (giữa) khảo sát bệnh khảm lá mì ở Tây Ninh. Ảnh: Thanh Nhi
Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục BVTV cho biết đã có nhiều văn bản, chỉ thị được ban hành cùng nhiều biện pháp tích cực phòng chống nhưng dịch bệnh vẫn cứ lây lan.
Video đang HOT
“Nhìn nhận lại, trong nhận thức từ lãnh đạo địa phương tới nông dân vẫn chưa thống nhất. Cùng với nhiều nguyên nhân khác, các biện pháp phòng chống dịch khảm lá mì rõ ràng chưa quyết liệt mới dẫn đến hậu quả hôm nay”, ông Trung đánh giá.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh chỉ đạo tất cả các ngành, địa phương phải thống nhất nhìn nhận khảm lá mì là căn bệnh nặng và tất cả giống mì từ Tây Ninh là giống đã nhiễm bệnh.
Chỉ khi ý thức như thế mới có biện pháp quyết liệt hơn trong quản lý hom giống, tác nhân truyền bệnh cho tới việc khoanh vùng, giám sát lưu hành giống bệnh lây nhiễm giữa các địa phương.
Cục BVTV đánh giá công tác phòng chống dịch khảm lá thời gian qua chưa đạt được sự thống nhất cao. Ảnh: Chúc Ly
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT chỉ đạo, các tỉnh chưa có diện tích lây nhiễm cũng không thể lơ là, chủ quan được nữa. Phải nâng cao nhận thức về cây mì và bệnh khảm lá mì từ lãnh đạo tới nông dân. Hệ lụy do dịch bệnh gây ra không chỉ nông dân mà còn hàng trăm nhà máy chế biến xuất khẩu mì (sắn) bị ảnh hưởng.
Trên thực tế đã có nhiều văn bản, công điện được ban hành…, dù chưa hoàn chỉnh, các tỉnh vẫn phải tiếp tục vận dụng, áp dụng nghiêm túc.
Tỉnh Tây Ninh đã có Ban chỉ đạo phòng chống khảm lá mì, nay đang tiếp tục hoàn thiện và quyết liệt hơn trong công tác chỉ đạo. Việc xây dựng mô hình trồng mì kháng bệnh trong lòng hồ Dầu Tiếng cần được theo dõi sát sao.
Với Cục BVTV, Thứ trưởng đề nghị tham mưu với Bộ trưởng Bộ NNPTNT lập Ban chỉ đạo cấp quốc gia. Đồng thời phải lập tổ công tác do thường xuyên có mặt ở các tỉnh để bám sát trực tiếp, tham mưu và chỉ đạo ngay tại chỗ.
Với Cục Trồng trọt và các Trung tâm nghiên cứu giống, phải đánh giá lại tính kháng của các giống mì hiện đang sản xuất. Ưu tiên số một là phải tìm giống kháng bệnh. Bộ NNPTNT cũng sẽ trực tiếp tham gia và coi đây là giải pháp căn cơ lâu dài.
Ngành xuất khẩu mì và các sản phẩm từ mì đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ảnh: Nguyên Vỹ
Về phía Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, phải gắn với trung tâm từ các tỉnh, huyện cùng bàn biện pháp quản lý, hạn chế lây lan, dập dịch. Ưu tiên ngay cho việc tuyên truyền khuyến nông, kể cả tổ chức Diễn đàn khuyến nông @. Trung tâm này phải tập trung kinh phí tuyên truyền phòng chống căn bệnh nguy hiểm này.
Hiệp hội Sắn Việt Nam cũng phải vận động các doanh nghiệp tích cực vào cuộc, chia sẻ trách nhiệm để bảo vệ vùng nguyên liệu cho sản xuất.
Theo Danviet
Bệnh khảm lá sắn vô phương cứu chữa hoành hành các tỉnh Đông Nam Bộ
Giữa năm 2017, bệnh khảm lá sắn (mì) xuất hiện lần đầu tiên ở Tây Ninh. Sau một năm tổ chức các biện pháp phòng chống, đến nay, đã có thêm 3 tỉnh miền Đông nhiễm bệnh.
Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTT), trên tổng diện tích hơn 48.100ha, hiện 4 tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai đã bị nhiễm bệnh với diện tích 29.160ha, tăng gần 28.900ha so với cùng kỳ năm 2017.
Sụt giảm năng suất
91% diện tích sản xuất sắn của Tây Ninh đã nhiễm bệnh khảm lá. Ảnh: Nguyên Vỹ
Riêng Tây Ninh, Cục BVTT thống kê có gần 28.590ha nhiễm bệnh. Trong đó có 5.580ha nhiễm nặng nhưng diện tích tiêu hủy chỉ mới đạt 143ha. Bệnh xuất hiện tại 9/9 huyện, thị xã.
Còn theo báo cáo mới từ Sở NNPTNT tỉnh Tây Ninh, tính đến giữa tháng 7, toàn tỉnh đã xuống giống được 34.262ha sắn. Diện tích nhiễm bệnh khảm lá trên địa bàn tỉnh là 31.216ha, chiếm 91% diện tích sản xuất, tăng 5,3 lần so với năm 2017.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, Tây Ninh đã tiến hành cày hủy 143ha diện tích sắn nhiễm bệnh. Tuy nhiên chỉ có một số ít người trồng đồng thuận tiêu hủy với diện tích bị nhiễm với tỷ lệ hơn 70%. Riêng với diện tích nhiễm bệnh dưới 70% và nhiễm muộn sau 2 tháng tuổi, nhiều người vẫn tiếp tục chăm sóc đến cuối vụ.
Thời gian qua, nguồn nguyên liệu mì thiếu hụt do dịch bệnh khảm lá ảnh hưởng đến cả năng suất, sản lượng. Trên diện tích 1,5ha chuẩn bị thu hoạch, ông Trần Anh Xuân (TP.Tây Ninh) cho biết, ruộng sắn của gia đình bị nhiễm bệnh khảm lá toàn bộ. Bệnh không những làm củ sắn sụt giảm chữ bột để phục vụ chế biến mà còn gây thối củ. Nhiều khả năng vụ sắn này nhà ông bị mất trắng.
Theo ông Võ Đức Trong - Giám đốc Sở NNPTNT, cây sắn bị nhiễm bệnh khảm lá nặng sẽ dẫn đến năng suất giảm khoảng 80%.
"Việc người trồng sắn cố duy trì diện tích nhiễm bệnh không những khó thu hồi vốn đầu tư cho sản xuất mà còn làm dịch bệnh lây lan, không ngăn chặn được" - ông Trong nói.
Tăng cường kiểm soát
Tình trạng khan hiếm nguồn giống kháng bệnh cũng khiến nông dân đánh liều xuống giống bằng các hom sắn đã nhiễm bệnh từ vụ trước. Ông Trần Văn Ngọc (huyện Dương Minh Châu) kể, thời gian qua, giống sắn KM94 được ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo là ít nhiễm bệnh nhưng lại không đủ giống để cung cấp cho người dân.
Đây cũng là nguyên nhân khiến thương lái mua cây sắn không rõ nguồn gốc từ nhiều địa phương khác về bán cho người dân làm giống.
Theo Sở NNPTNT Bà Rịa - Vũng Tàu, giữa tháng 6 vừa qua, Chi cục Trồng trọt và BVTV đã kiểm tra và phát hiện một hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Xuyên Mộc kinh doanh số lượng lớn giống sắn HL-S11 có nguy cơ lây nhiễm cao. Chi cục và Thanh tra sở đề nghị chủ hộ tiêu hủy ngay lô giống sắn trên.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phát hiện 34,3ha nhiễm bệnh khảm lá sắn. Trong đó có 34ha tại vùng trồng sắn thuộc Công ty CP Nông nghiệp Hòa Lâm.
Chi cục đã yêu cầu công ty tiêu hủy toàn bộ diện tích 12,7ha bị nhiễm tỷ lệ bệnh hơn 70%; tiêu hủy những cây bị bệnh đối với diện tích hơn 21ha có tỷ lệ bệnh 15-20%. Đồng thời, chi cục yêu cầu công ty này cam kết không trồng giống HL-S11; không vận chuyển, không sử dụng làm hom giống hay buôn bán, trao đổi các giống sắn đã nhiễm bệnh.
Theo ông Lê Quốc Doanh - Thứ trưởng Bộ NNPTNT, ngoài việc các địa phương tăng cường công tác kiểm tra giống cây trồng, nghiêm cấm hành vi buôn bán, trao đổi các giống mì đã bị nhiễm bệnh khảm lá, công tác giống phải được xúc tiến nhanh để người nông dân sớm ổn định sản xuất.
Đại diện Bộ NNPTNT cũng cho biết đã giao Cục Trồng trọt phối hợp với các địa phương, nhất là tỉnh Tây Ninh, xây dựng những chương trình khuyến nông đặc biệt để kiểm soát nguồn giống sạch bệnh.
Theo Danviet
Bộ trưởng Bộ NNPTNT "đặt hàng" các đại sứ kêu gọi đầu tư nông nghiệp Trao đổi thông tin về nội dung hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giữa Việt Nam và các nước, vùng lãnh thổ với đoàn các Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2018-2021, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường mong muốn các đại sứ thúc đẩy việc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bé trai gần 3 tuổi gọi người lớn cứu bạn rơi xuống ao

Cân nhắc việc bỏ án tử hình với tội tham ô và nhận hối lộ

Tăng chế tài xử phạt người nổi tiếng quảng cáo sai, thậm chí 'cấm sóng'

Cần xử lý triệt để cuộc gọi nhá máy, lừa đảo

Lời kể của người thoát chết khi văng khỏi xe khách sau va chạm với xe tải

Xe bồn chở nước lao xuống vực trên cung đường nguy hiểm nhất Huế

Chuyến bay chở gần 200 doanh nhân Việt Nam sang Mỹ đàm phán đã hạ cánh

Vụ hơn 300 giáo viên thành "con nợ": Tìm thấy biên bản thể hiện đã nộp tiền

Cô giáo bị xe container tông tử vong trên đường đi dạy về

Kết quả nồng độ cồn của tài xế 'xe điên' tông 3 người thương vong

Vụ huyện bị tố "ăn nợ nhiều năm không chịu trả": Chủ nhà hàng nhận đủ tiền

Vụ lái ô tô sống ảo làm nát bãi rêu Ninh Thuận: Người trong cuộc nói gì?
Có thể bạn quan tâm

1 cặp diễn viên - Hoa hậu chia tay lần 3 chỉ sau 4 tháng tái hợp, nhà gái đăng status tuyệt vọng giữa đêm
Sao châu á
13:42:54 07/04/2025
Vinicius làm dấy lên cuộc tranh luận tại Real Madrid
Sao thể thao
13:32:51 07/04/2025
Bất ngờ trước diện mạo của Nhã Phương, tóc nhuộm vàng mặc đồ như thiếu nữ tuổi đôi mươi
Sao việt
13:30:31 07/04/2025
Bitcoin bán tháo mạnh khi mối nguy chiến tranh thương mại toàn cầu cận kề
Thế giới
13:07:15 07/04/2025
Cô gái độc thân cải tạo căn hộ cũ kỹ rộng 43m2 thành không gian với trải nghiệm cực đáng sống!
Sáng tạo
12:39:24 07/04/2025
Mộc nhĩ cực tốt cũng cực độc đối với sức khỏe, nếu không biết sử dụng đúng cách
Sức khỏe
12:31:13 07/04/2025
Chúc mừng 4 con giáp đại cát đại lợi trong tháng 4: Vận khí hanh thông, tài lộc bừng nở, phúc quý ghé thăm!
Trắc nghiệm
11:35:50 07/04/2025
'Megan 2.0' tung trailer với phản diện mới, mỹ nhân AI Megan chính thức gặp đối thủ xứng tầm
Phim âu mỹ
11:01:13 07/04/2025
Hàu không cần nướng mỡ hành vẫn ngon xuất sắc, thử ngay công thức này
Ẩm thực
11:00:00 07/04/2025
Cô gái kiếm bộn tiền từ việc đóng giả làm cô dâu
Lạ vui
10:36:40 07/04/2025