Thứ trưởng Bộ Ngoại giao vừa được Thủ tướng bổ nhiệm là ai?
Ngày 11.3, tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bổ nhiệm một Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trao Quyết định của Thủ tướng cho ông Tô Anh Dũng (ảnh VGP).
Cụ thể tại Quyết định số 268/QĐ-TTg ngày 8.3.2019 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã bổ nhiệm ông Tô Anh Dũng, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao kiêm Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Ngoại giao giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.
Sáng nay Bộ Ngoại giao đã tổ chức trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho ông Tô Anh Dũng. Phát biểu tại đây, tân Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng cho biết, sẽ luôn nỗ lực hết sức mình, phát huy năng lực để làm tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, đóng góp vào thành công chung của công tác đối ngoại.
Bộ trưởng Ngoại giao hiện là ông Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, các thứ trưởng gồm: Bùi Thanh Sơn, Lê Hoài Trung, Nguyễn Quốc Cường, Nguyễn Quốc Dũng và Tô Anh Dũng.
Theo Danviet
Những người lính trên mặt trận thời bình
Đánh giá vai trò của cán bộ ngoại giao như những người lính trên mặt trận thời bình, bảo vệ và phát huy lợi ích quốc gia, dân tộc, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ Tô Anh Dũng nhấn mạnh, mỗi cán bộ phải luôn chú ý rèn luyện, vững vàng về chính trị, trung thành với lý tưởng của Đảng, lợi ích của đất nước và lấy đó làm kim chỉ nam trong hành động.
Video đang HOT
Theo ông, đâu là những điểm nổi bật trong công tác tổ chức cán bộ của Bộ Ngoại giao trong năm 2018?
Năm 2018, công tác đối ngoại tiếp tục ghi dấu ấn với nhiều kết quả quan trọng, trở thành một điểm sáng trong những thành tựu chung của đất nước. Trong đó, công tác xây dựng ngành đã được triển khai tích cực, đồng bộ và bài bản dưới sự chỉ đạo sát sao của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh và Lãnh đạo Bộ, có những đóng góp thầm lặng, hết sức thiết thực vào thành tích chung của Ngành, với một số kết quả nổi bật trong lĩnh vực tổ chức cán bộ.
Thứ nhất, chúng ta đã triển khai mạnh mẽ việc hoàn thiện các văn bản pháp lý và rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, như tinh thần của Nghị quyết TW6. Bộ đã ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức đối với hầu hết các đơn vị; phê duyệt phương án sắp xếp lại một số đơn vị sự nghiệp công lập; tiếp tục hoàn thiện Đề án tổ chức lại Đảng bộ Ngoài nước và Đảng bộ Bộ Ngoại giao. Đối với các cơ quan đại diện (CQĐD) ở nước ngoài, tiếp theo Luật sửa đổi, bổ sung Luật CQĐD, Bộ đã khẩn trương xây dựng và trình Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa, như Nghị định 104 quy định chi tiết một số điều khoản thi hành Luật và dự thảo nghị định thay thế Nghị định 157 về chế độ đối với cán bộ đi công tác nhiệm kỳ.
Công tác Xây dựng Ngành đã có những đóng góp thầm lặng, nhưng hết sức thiết thực vào thành tích chung của ngành Ngoại giao trong bối cảnh hiện nay. (Ảnh: TA/TGVN)
Thứ hai, Bộ đã có nhiều biện pháp đổi mới mạnh mẽ để xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết TW7. Trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng "đầu vào" và "nâng tầm" cán bộ thông qua việc cải tiến các nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ trong Bộ và cả bên ngoài, được nhiều Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao. Công tác quản lý cán bộ - nhất là quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm - tiếp tục được triển khai nghiêm túc, đúng quy định của Đảng và Nhà nước, góp phần hiệu quả xây dựng nguồn cán bộ kế cận các cấp đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đồng thời, Bộ cũng rất quan tâm thực hiện chế độ, chính sách nhằm tạo động lực cho cán bộ, trong đó có việc xây dựng nghị định mới thay thế Nghị định 157 như nêu trên.
Một kết quả hết sức quan trọng và nổi bật khác trong năm 2018 là Bộ đã tổ chức thành công Hội nghị Ngoại giao 30, trong đó xác định nhiệm vụ lớn giai đoạn tới của công tác xây dựng ngành và tổ chức cán bộ là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nhằm xây dựng nền ngoại giao từng bước hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Bên cạnh công tác tổ chức cán bộ, công tác xây dựng Ngành nói chung có những điểm nhấn gì mới thưa ông?
Trong năm 2018, cùng với kiện toàn bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ, Bộ Ngoại giao đã triển khai quyết liệt công tác xây dựng Ngành trên các lĩnh vực và đạt được những kết quả quan trọng.
Bộ Ngoại giao tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đưa Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) của Bộ tăng hai bậc trong năm 2018. Công tác chỉ đạo, điều hành cũng có rất nhiều đổi mới như tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và cải tiến quy trình phối hợp, xử lý công việc, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả vận hành bộ máy và chất lượng xử lý công việc, đặc biệt trong bối cảnh một số đơn vị chuyển về khu nhà làm việc tại Mễ Trì. Vừa qua, Bộ đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử và ban hành Chiến lược quản lý tri thức nhằm đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ của ngành trong kỷ nguyên số.
Bên cạnh đó, công tác xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, bố trí kinh phí hoạt động cũng như các mảng công tác hậu cần khác đã được triển khai bài bản, đều tay, góp phần phục vụ thắng lợi các hoạt động của Bộ và các cơ quan đại diện (CQĐD). Đáng lưu ý, công tác chi tiêu, tài chính đã được thực hiện hết sức nghiêm túc, không để xảy ra sai phạm và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Ngoài ra, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Bộ hết sức coi trọng công tác chính trị, giáo dục tư tưởng; tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo mật, bảo vệ chính trị nội bộ... Các hoạt động Đảng, đoàn thể trong năm với nhiều hoạt động phong phú, đổi mới đã góp phần nâng cao nhận thức, tạo môi trường lành mạnh để cán bộ, nhân viên yên tâm công tác, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Cán bộ Ngoại giao cần những phẩm chất và kỹ năng gì thưa ông?
Cán bộ ngoại giao là những "người lính" trên "mặt trận thời bình" hiện nay để bảo vệ và phát huy lợi ích quốc gia, dân tộc. Vì vậy, mỗi người phải luôn chú ý rèn luyện vững vàng về chính trị, trung thành với lý tưởng của Đảng, với lợi ích của đất nước, của nhân dân, và lấy đó làm kim chỉ nam trong hành động. Đây cũng là những chỉ đạo quý báu mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định tại Hội nghị Ngoại giao 30.
Về chuyên môn, nghiệp vụ, cán bộ ngoại giao cần không ngừng học tập, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, luật pháp, văn hóa và thành thạo ngoại ngữ... để đạt trình độ "ngang tầm khu vực và dần tiệm cận trình độ quốc tế" theo tinh thần chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh. Đồng thời, phải luôn gìn giữ và kế thừa trí tuệ và truyền thống của nền ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh và của các thế hệ đi trước.
Bên cạnh đó, cán bộ ngoại giao cần luôn chú ý nắm bắt và đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ mới đặt ra đối với Ngành trong bối cảnh hiện nay, trong đó có các nhiệm vụ nâng tầm đối ngoại đa phương và đẩy mạnh ngoại giao phục vụ phát triển - như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ rõ: "Mỗi cán bộ ngoại giao phải là một sứ giả về kinh tế".
Ông có thể chia sẻ một số trọng tâm sắp tới của công tác xây dựng Ngành và Tổ chức cán bộ để thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Hội nghị Ngoại giao 30?
Thời gian tới, hướng tới mục tiêu xây dựng ngành Ngoại giao từng bước hiện đại, Bộ Ngoại giao sẽ tập trung thực hiện một số công việc sau:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả; trong đó cần sớm hoàn thành nhiệm vụ tổ chức lại Đảng bộ ngoài nước và Đảng bộ Bộ Ngoại giao theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị; xem xét, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của một số đơn vị nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, và sắp xếp lại, nâng cao chất lượng hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập.
Hai là, triển khai quyết liệt nhiệm vụ xây dựng đội ngũ; chuẩn hóa và hoàn thiện các quy định về quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - trong đó, chú ý phát huy vai trò của các thủ trưởng đơn vị trong đào tạo tại chỗ; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, lòng tự hào về Ngành, nhất là đối với thế hệ cán bộ trẻ; và chuẩn bị đội ngũ để đảm đương một số nhiệm vụ đa phương quan trọng sắp tới.
Ba là, tiếp tục nâng cao hiệu quả của công tác chỉ đạo, điều hành, trong đó có việc cải tiến cơ chế phối hợp, thông tin trong và ngoài nước; đẩy mạnh triển khai Chiến lược quản lý tri thức, xây dựng Chính phủ điện tử, thực hiện cải cách hành chính; tăng cường quản lý, điều hành ngân sách và bảo đảm cơ sở vật chất của Bộ ngày càng quy chuẩn.., theo hướng từng bước hiện đại hóa ngành Ngoại giao.
Xin cám ơn Trợ lý Bộ trưởng!
Theo Thegioi&VietNam
Bà Nguyễn Phương Nga được bổ nhiệm lại làm Thứ trưởng Ngoại giao Thủ tướng vừa có quyết định bổ nhiệm nhân sự Bộ Ngoại giao và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga (trái)...