Thứ trưởng Bộ Kế hoạch: “Tôi cảnh báo rủi ro BOT nhưng không ai làm theo”
“Với PPP và cụ thể là BOT , Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) là đơn vị chủ trì ra chính sách nhưng chúng tôi cần đồng thuận trong Chính phủ, đồng thuận trong xã hội để ủng hộ cho việc quản lý đấu thầu và quản lý PPP phải theo chuẩn mực. Còn bài toán làm thế nào để chuẩn mực chúng tôi khẳng định Bộ KHĐT có ngay từ đầu từ năm 2009. Thực tế chứng minh những gì chúng tôi đặt ra nhưng không ai làm, giờ đã bộc lộ hậu quả”.
Bên lề cuộc Tọa đàm “Giảm gánh nặng chi phí, thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phát triển” tại Hà Nội ngày 23/8, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đặng Huy Đông đã thẳng thắn với báo giới xung quanh nhiều nghi ngờ về năng lực của cơ quan xây dựng chính sách PPP là Bộ KH&ĐT trong bối cảnh những hệ lụy của các dự án BOT giao thông đang diễn ra thường nhật.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT trải lòng về trách nhiệm của cơ quan lập chính sách khi xảy ra các bất cập của BOT đường bộ hiện nay (ảnh minh hoạ)
Thưa ông, là cơ quan xây dựng và ban hành chính sách đối với hình thức hợp tác công tư (PPP) giao thông, trong đó có BOT (xây dựng – kinh donah – chuyển giao), ông có thấy phần trách nhiệm của Bộ KH&ĐT khi các dự án BOT đang có nhiều ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế và người dân?
- Suốt quá trình làm chính sách hợp tác công tư (PPP), Bộ KH&ĐT nói rõ BOT phải có bỏ cả ngân sách Nhà nước ra thiết kế đề án, tức là bỏ vốn Nhà nước vào một phần để chủ động tính toán chi phí đầu tư, chủ động với con số đầu vào đầu ra; đặc biệt là chủ động tính toán về lưu lượng xe vì con số lưu lượng vô cùng quan trọng trong tính toán chi phí.
Nhà nước phải bỏ tiền ra nghiên cứu tính toán các chi phí đấy, thuê các chuyên gia hàng đầu. Nếu dự án lớn bỏ chi phí ra thuê chuyên gia quốc tế họ làm mẫu cho một hai dự án. Chúng tôi chỉ mong muốn có thế thôi, làm mẫu cho 1 – 2 cung đường nó là như thế. Riêng về tư vấn dự báo lưu lượng giao thông họ phải thuê 3 đơn vị khác nhau để bảo đảm tính độc lập.
Ai có năng lực, có kinh nghiệm phải có tiền tươi thóc thật, phải có tiền thật đặt vào đấy, người đó mới được làm. Còn nếu vẫn cho DN không đủ vốn đầu tư, hoặc đi vay hoặc cho vay để đáp ứng đủ vốn thì họ phải làm mọi cách để trả lãi, lấy lãi, đó là cái dở khi thực hiện.
Khi ban hành chính sách, Bộ KH&ĐT đã lường trước những “mánh lới” của các doanh nghiệp tại Việt Nam và những lỗ hổng chính sách hay chưa?
- Với chính sách PPP và cụ thể là BOT, Bộ KHĐT là đơn vị chủ trì ra chính sách nhưng chúng tôi cần đồng thuận trong Chính phủ, đồng thuận trong xã hội để ủng hộ cho việc quản lý đấu thầu và quản lý PPP phải theo chuẩn mực.
Video đang HOT
Còn bài toán làm thế nào để chuẩn mực chúng tôi khẳng định Bộ KHĐT có ngay từ đầu từ năm 2009. Thực tế chứng minh những gì chúng tôi đặt ra không làm thì giờ đã bộc lộ hậu quả.
Năm 2009 tôi đã nói rằng thế giới đã cảnh báo BOT là rủi ro tham nhũng lớn nhất. Nếu làm đúng, làm tốt rất có lợi cho mọi quốc gia. Nhưng nếu làm không tốt, nới lỏng thì rủi ro tham nhũng là lớn nhất trong các loại tham nhũng.
Tôi thấy lạ là tại sao người dân bình thường cũng biết làm đường đó hết 1.000 tỷ đồng. Trong khi đó, cơ quan nhà nước không nhân chia ra được. Vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành là như vậy thì sao dân thỏa mãn.
Như chia sẻ của Thứ trưởng, phải chăng các Bộ, địa phương liên quan, chủ đầu tư đã có những động thái “lách” luật, thay đổi các cách thức để trục lợi từ kẽ hở chính sách?
- Bộ KHĐT là cơ quan đưa ra chính sách về PPP và những bây giờ các DN họ có cách lobby để bỏ đấu thầu. Cơ quan quản lý Nhà nước chào thầu quá khắt khe, không ai dám thầu, đến lúc đó họ mới chỉ định nhà đầu tư. Bộ chuyên ngành bảo đấu thầu mất thời gian, cứ chỉ ông này chỉ ông kia là xong là có đường. Hậu quả phải trả giá bây giờ là như thế!
Nói về thu phí đường tránh, không chỉ có Cai Lậy, từ những năm trước tôi đã nói về đường tránh Tào Xuyên (Thanh Hoá) rồi. Tôi đưa cán bộ báo đấu thầu đi trực tiếp ngồi 3 ngày 3 đêm ở dưới đó. Làm 1 đường nhưng thu 1 đường thì hiệu quả lợi ích là như thế nào. Hồi ấy tôi đã cảnh báo rồi đếm cả ngày, thường ngày cuối tuần để biết với số liệu, lưu lượng thì bao nhiêu năm thu xong phí?
Người dân không thể hiểu và đọc hết chính sách về PPP để có kết luận về sự kín kẽ của Luật. Tuy nhiên, rõ ràng, trong cách thức quản lý, giám sát các dự án BOT từ xây dựng, đến suất đầu tư và thu phí… đã có nhiều vi phạm xảy ra. Người dân, DN vận tải đang “chịu trận”, Nhà nước bị đặt trong thế sự đã rồi phải xử lý quyền lợi các bên? Ông có thấy trách nhiệm của Bộ trong vấn đề này?
- Nhà nước làm đường là thu thuế trước đó của nhân dân rồi mang ngân sách đó đi làm đường. Giờ ngân sách không đủ để làm thì DN làm và người dân trả. Tuy nhiên, cái này là tài sản, là chi phí không thể tù mù được. Các chính sách về PPP của Bộ KHĐT đều nói là thu phí đường BOT là một dạng thu thuế phí của dân nên cách thức không thể tù mù được.
DN BOT hiện nay muốn được thu nhiều tiền hơn họ hạ lưu lượng xuống, thế là họ đưa các cách tù mù về cách đếm xe ra. Cuối cùng, các bên nhân chia cộng trừ thì Nhà nước và người dân phải thuê con đường có mới mức giá cao nhất và thời gian trả phí dài nhất. Quyền của người dân được đòi hỏi phải được biết những cái đó.
Nhà đầu tư, Bộ chuyên ngành họ hay dùng từ hài hòa nhưng hài hòa phải trong sự tường minh. Muốn hài hòa tại sao không tường minh. Tôi không hiểu tại sao chỉ có cách đếm phương tiện thôi mà báo chí nêu ra xong chỉ để đấy. Cổ đông dự án cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ chỉ đặt camera đếm đường để đảm bảo quyền lợi cổ đông, tính minh bạch mà cũng bị cấm, bị tịch thu. Bản thân điều này đã nói lên sự thiếu tường minh trong cách quản lý rồi.
Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Theo Dân Trí
Sắp công bố kết luận kiểm toán BOT Cai Lậy
Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho biết, trong số 24 dự án BOT sắp được Kiểm toán nhà nước công bố kết luận có cả trạm Cai Lậy, Tiền Giang.
Ngày 21/8, ông Hồ Đức Phớc, Kiểm toán Nhà nước cho biết, đã kết thúc kiểm toán thêm 24 dự án BOT giao thông và sẽ công bố vào tháng 9.
Kết quả kiểm toán đã giảm trừ thời gian thu phí 62,8 năm đối với 24 dự án này. Đáng chú ý, trong đợt công bố này sẽ có cả những trạm như trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang) đang khiến dư luận bức xúc, trạm Hà Nội Bắc Giang...
Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc
Theo Tổng Kiểm toán Hồ Đức Phớc, kết quả kiểm toán cho thấy, các dự án lần này vẫn phạm các lỗi "truyền thống" như chỉ định thầu, lựa chọn nhà thầu chưa đủ năng lực và kinh nghiệm, vị trí đặt trạm chưa hợp lý...
Trong lần này, Kiểm toán Nhà nước nhấn mạnh đến việc tăng cường công khai, minh bạch các dự án BOT.
Ông Phớc cho biết, các dự án BOT giao thông phải có kế hoạch, chiến lược rõ ràng, tập trung giám sát chất lượng và khối lượng công trình, đồng thời, tính toán doanh thu, chi phí chính xác nhất, đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư, nhân dân và nhà nước.
"BOT là một hình thức tốt. Những sai sót về doanh thu, chi phí đầu tư, chất lượng công trình... đang tồn tại cần hoàn thiện để giai đoạn tới thu hút BOT tốt hơn", Tổng Kiểm toán Nhà nước nói rõ.
Ông Hồ Đức Phớc cũng nhấn mạnh, hiện Kiểm toán Nhà nước là cơ quan vào sớm nhất.
Tuy nhiên, Tổng Kiểm toán nhà nước cũng lưu ý: "Riêng doanh thu là phải kiểm toán trên hiện trường, xác định lưu lượng xe cộ qua lại rồi mới tính được có sát thực tiễn hay không. Từ đó, quay trở lại quy chiếu thời hạn thu hồi vốn để xác định thời hạn thu phí cho chính xác".
Do đó, nếu cho rằng kiểm toán vào muộn sẽ khó có thể kiểm toán chính xác công trình là "không đúng", vì thường là công trình khởi công, có khối lượng 70% mới kiểm toán chi phí tốt.
Một số dự án BOT sắp công bố kết luận kiểm toán:
Dự án nâng cấp, mở rộng QL14; dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng QL1 đoạn qua Bình Định và Phú Yên; dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội Bắc Giang, Hòa Lạc Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp QL6 đoạn Xuân Mai Hòa Bình;
Đáng chú ý trong số này có dự án đầu tư xây dựng công trình tuyến tránh QL1 và tăng cường mặt đường QL1 đoạn qua thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Ngoài ra, một loạt dự đầu tư xây dựng công trình mở rộng QL1 và xây dựng tuyến tránh TP.Sóc Trăng của QL1; dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng QL1 đoạn cửa ngõ phía Bắc TP.Bạc Liêu và xử lý một số vị trí ngập nước trên QL1, Bạc Liêu cũng nằm trong danh sách kiểm toán đợt này.
Đồng thời, các dự án BOT tên tuổi như: dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp QL38 đoạn nối QL1 với QL5 qua địa phận tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương; hạng mục sửa chữa cầu Bến Thủy (cũ) QL 1; dự án đầu tư xây dựng Cầu Đồng Nai mới; dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Thái Nguyên Chợ Mới (Bắk Kạn) và nâng cấp mở rộng QL3; dự án đầu tư cầu Việt Trì mới dành riêng cho giao thông đường bộ qua sông Lô trên QL2... cũng sắp có kết luận kiểm toán.
(Theo Vietnamnet)
Bộ Giao thông phản hồi việc giảm thời gian thu phí loạt dự án BOT Theo Bộ Giao thông, tất cả các hợp đồng BOT đều quy định thời gian thu phí ban đầu chỉ là dự kiến và sẽ được xác định lại theo giá trị quyết toán công trình. Ngày 28/2, Bộ Giao thông có thông cáo báo chí về thời gian thu phí rút ngắn đối với các dự án đầu tư theo hình thức...