Thứ trưởng Bộ Công an: Quy trình đặc xá không có gì khép kín, không minh bạch
Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an, khẳng định quy trình lựa chọn, xét duyệt đối tượng đặc xá không có gì là khép kín, không minh bạch như dư luận băn khoăn.
Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an, phát biểu tại phiên họp 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 8.8 ẢNH LÊ HIỆP (CHỤP MÀN HÌNH)
Sáng nay, 8.8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 26, cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật Đặc xá sửa đổi.
Phát biểu tại phiên họp, bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội, cho biết từ góc độ dân nguyện bà quan tâm tới tính dân chủ, công bằng, khách quan, công khai, minh bạch của việc lựa chọn xét duyệt đối tượng được đặc xá, quy định tại điều 4 của dự luật.
Theo bà Hải, quá trình bình bầu, lựa chọn đối tượng đáp ứng các điều kiện đặc xá là quy trình tương đối khép kín trong nội bộ ngành công an, dẫn đến vẫn còn dư luận băn khoăn.
Bà Hải dẫn chứng, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần trước, theo báo cáo của Bộ Công an thì gần như không có khiếu nại, tố cáo liên quan tới công tác đặc xá. Chỉ có một vài đơn, nhưng sau đó xem xét thì thấy không đủ căn cứ.
Bên cạnh đó, theo bà Hải, việc thanh tra, kiểm soát quy trình này đã được quy định trong chức năng của viện kiểm sát, tuy nhiên vẫn chưa rõ ràng.
“Hiện cũng chưa có tổng kết gì hơn nhưng qua dư luận thì vẫn thấy rằng, việc tất cả quá trình nằm trong nội bộ ngành công an thì vẫn còn có dư luận băn khoăn”, bà Hải nói, và đề nghị trong phần công tác thanh tra, kiểm tra, phải quy định rõ hơn về trình tự thủ tục tham gia của viện kiểm sát vào quá trình thực hiện đặc xá.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, bà Hải cũng đề nghị việc thành lập Hội đồng Tư vấn đặc xá ngoài các thành phần trong dự thảo như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, cần cân nhắc có thêm đại diện cơ quan dân cử như sự tham gia của các đại biểu Quốc hội hay cơ quan của Quốc hội.
Giải đáp thêm về vấn đề này, trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an, đồng tình rất cần công khai, minh bạch trong công tác đặc xá. Tuy nhiên, ông Sơn cũng khẳng định, thực tế công tác này đang diễn ra theo hướng công khai, minh bạch, chứ không phải khép kín, không minh bạch như dư luận nêu.
Theo Thứ trưởng Bộ Công an, tất cả quy định pháp luật về giam giữ nói chung, trong đó có luật Đặc xá, thì các phạm nhân là những người hiểu và nhận thức một cách đầy đủ nhất về quyền của họ đến đâu, trong trường hợp nào thì được đặc xá.
‘Không khéo sẽ thành thương mại hóa tha tù trước hạn và đặc xá’Thường vụ Quốc hội bàn về luật Công an nhân dân sửa đổi
Bên cạnh đó, theo ông Sơn, khi triển khai đặc xá, cơ quan chủ trì trong Bộ Công an là cơ quan thi hành án hình sự. Ngoài ra, viện kiểm sát là thành viên của Hội đồng Tư vấn đặc xá nên không phải thi thoảng mới giám sát mà kiểm soát thường xuyên và rất chặt chẽ những lần đặc xá. Thêm nữa, việc giám sát còn thực hiện ở các địa phương, qua Hội đồng nhân dân, Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân các cấp.
“Tôi nghĩ nó không có gì là khép kín, không có gì là không minh bạch”, ông Sơn khẳng định.
Theo TNO
Tội tham nhũng phải chịu bao nhiêu năm tù mới được đặc xá?
Cổng thông tin Bộ Công an đã công bố dự thảo lần hai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đặc xá. Theo đó, Dự thảo lần hai có nhiều điểm mới, người bị kết án trong đó có các tội về tham nhũng phải chấp hành ít nhất 1/2 thời gian án phạt tù có thời hạn thay vì 1/3 như trước đây thì mới được xem xét đặc xá.
Thượng tướng Nguyễn Văn Thành - Thứ trưởng Bộ Công an - trao quyết định đặc xá cho phạm nhân vào đầu tháng 12.2016. Ảnh Cao Nguyên
Theo Bộ Công an, hiện nay Hiến pháp năm 1992 đã được thay thế bằng Hiến pháp năm 2013; BLHS năm 2015, sửa đổi năm 2017 quy định một chế định mới là tha tù trước thời hạn có điều kiện..., do đó việc đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đặc xá năm 2007 là cần thiết.
Dự thảo nêu, người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn (gọi chung là người bị kết án - PV) được đề nghị đặc xá phải đảm bảo năm điều kiện sau:
1. Phạm tội lần đầu;
2. Chấp hành tốt quy chế, nội quy của trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; tích cực học tập, lao động; trong quá trình chấp hành hình phạt tù được xếp loại cải tạo tốt;
3. Đã chấp hành án phạt tù được một thời gian do Chủ tịch nước quyết định nhưng ít nhất là 1/2 thời gian đối với án phạt tù có thời hạn, nếu trước đó đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù; đã chấp hành án phạt tù ít nhất là 15 năm đối với án phạt tù chung thân, nếu sau khi đã được giảm xuống tù có thời hạn mà tiếp tục được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm sau đó không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù;
4. Đối với người bị kết án phạt tù về các tội phạm về tham nhũng hoặc một số tội phạm khác được Chủ tịch nước quyết định trong mỗi lần đặc xá thì phải chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác;
5. Khi được đặc xá không làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Như vậy, so với Luật Đặc xá năm 2007, một trong những điểm mới của dự thảo quy định về điều kiện để người bị kết án được đặc xá thì phải là người phạm tội lần đầu.
Đặc biệt, thời gian chấp hành tối thiểu đối với án phạt tù có thời hạn để được xem xét đặc xá là 1/2, thay vì 1/3 như trước đây; đối với án tù chung thân là 15 năm thay vì 14 năm.
Ngoài ra, Dự thảo cũng quy định chi tiết hơn các trường hợp không được đề nghị đặc xá. Theo đó, người có đủ các điều kiện như đã nói ở trên nhưng không được đề nghị đặc xá trong các trường hợp sau đây:
1. Bản án hoặc quyết định của tòa án đối với người đó đang có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng tăng nặng.
2. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội khác.
3. Trường hợp khác do Chủ tịch nước quyết định.
4. Người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII (các tội về xâm phạm an ninh quốc gia), Chương XXVI (các tội về phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh), Điều 299 (tội khủng bố) của BLHS; người bị kết án 10 năm tù trở lên về một trong các tội quy định tại Chương XIV (các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người) của BLHS do cố ý hoặc người bị kết án bảy năm tù trở lên đối với một trong các tội quy định tại các điều: Điều 168 (cướp tài sản), Điều 169 (bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), Điều 248 (sản xuất trái phép chất ma túy), Điều 251 (mua bán trái phép chất ma túy) và Điều 252 (chiếm đoạt chất ma túy) của BLHS.
5. Người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của BLHS.
Dự thảo cũng đề cập đến các trường hợp đặc xá đặc biệt.
Theo đó, trong trường hợp đặc biệt, để đáp ứng yêu cầu về đối nội, đối ngoại của Nhà nước, Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân mà không phụ thuộc vào các điều kiện quy định tại Điều 10, Điều 10a và Điều 11 của luật này.
CAO NGUYÊN
Theo Laodong
Tỷ lệ người được đặc xá tái phạm tội thấp Theo báo cáo của Công an các đơn vị, địa phương, trong tổng số hơn 87.000 người được đặc xá, đa số đã về đúng địa chỉ cư trú và đều được Công an địa phương hướng dẫn, đăng ký cư trú, cấp giấy tờ tùy thân; trong đó, gần 50.000 người được đặc xá đã có việc làm và thu nhập ổn...