Thứ trưởng Bộ Công an làm Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Quốc hội
Trung tướng Lê Tấn Tới, Thứ trưởng Bộ Công an, được Quốc hội bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh.
Ông Lê Tấn Tới, Thứ trưởng Bộ Công an, được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh. ẢNH GIA HÂN
Sáng 21.7, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua các Nghị quyết bầu Tổng thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước.
Theo đó, với 478/478 đại biểu tham gia bỏ phiếu (95,79% tổng số đại biểu) tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu ông Bùi Văn Cường, Tổng thư ký Quốc hội, tiếp tục làm Tổng thư ký Quốc hội khóa XV.
Tiếp đó, với 475/475 đại biểu tham gia bỏ phiếu tán thành (95,19% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu 9 Chủ nhiệm Ủy ban Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội.
Trong số 10 chức danh vừa được Quốc hội bầu, có 3 nhân sự mới, gồm: ông Lê Tấn Tới, Thứ trưởng Bộ Công an, được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – Anh ninh Quốc hội; ông Nguyễn Phú Cường, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội; ông Y Thanh Hà Nie Kđăm, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp T.Ư, được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Dân tộc.
Ông Lê Tấn Tới (52 tuổi), quê quán Cà Mau, hiện là Thứ trưởng Bộ Công an, quân hàm trung tướng. Ông Tới từng công tác tại Công an tỉnh Bạc Liêu, giữ chức vụ Phó giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu. Sau đó, ông được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ Bộ công an trước khi được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công an vào 4.2020.
Ông Nguyễn Phú Cường, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội khóa XV. ẢNH GIA HÂN
Video đang HOT
Ông Nguyễn Phú Cường (54 tuổi), quê quán Bình Dương. Ông Cường từng có nhiều năm công tác trong ngành tài chính của tỉnh Đồng Nai, giữ chức Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai. Ông là Ủy viên dự khuyết T.Ư khóa XI, Ủy viên T.Ư khóa XII, XIII và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai từ tháng 10.2015.
Ông Y Thanh Hà Nie Kđăm (48 tuổi), quê quán Đắk Lắk. Ông Y Thanh Hà Nie Kđăm xuất thân là cán bộ Cục Hải quan Đắk Lắk, sau đó làm Bí thư Thành ủy Buôn Ma Thuột. Ông là Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng khóa XII và được bổ nhiệm làm Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp T.Ư từ tháng 9.2019.
Ngoài ra, 7 người đang giữ các chức danh này ở khóa XIV tái đắc cử các chức vụ nói trên ở khóa XV.
Cụ thể, bà Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội khóa XIV, tiếp tục được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội khóa XV.
Ông Vũ Hải Hà, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại khóa XIV, tiếp tục được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại khóa XV.
Ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban KH-CN-MT khóa XIV, tiếp tục được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban KH-CN-MT Quốc hội.
Bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp khóa XIV, tiếp tục được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp khóa XV.
Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế khóa XIV, tiếp tục được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế.
Ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật khóa XIV, tiếp tục được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật khóa XV.
Ông Nguyễn Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục khóa XIV, được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục khóa XV.
Ông Y Thanh Hà Nie Kđăm được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội khóa XV. ẢNH GIA HÂN
Trong đó, các ông Vũ Hải Hà, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại; Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban KH-CN-MT; Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, là các nhân sự mới được kiện toàn tại kỳ họp 11 Quốc hội khóa XIV.
Ngoài ra, với 471/472 đại biểu tham gia bỏ phiếu tán thành (94,39% tổng số đại biểu) thông qua Nghị quyết bầu ông Trần Sỹ Thanh, người vừa được bầu làm Tổng Kiểm toán Nhà nước hồi tháng 4 vừa qua tiếp tục làm Tổng Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Trong sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng họp phân công nhiệm vụ Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV đối với bà Nguyễn Thị Thanh và Trưởng ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV đối với ông Dương Thanh Bình.
Bà Nguyễn Thị Thanh và ông Dương Thanh Bình đều đang giữ các chức vụ này khi Quốc hội kiện toàn nhân sự tại kỳ họp 11 Quốc hội khóa XIV.
4 Phó Chủ tịch ra mắt Quốc hội khóa XV
Trong số 4 nhân sự vừa được Quốc hội bầu giữ chức Phó Chủ tịch khóa XV có 3 người tái cử là các ông Trần Thanh Mẫn, Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải; một nhân sự mới là ông Trần Quang Phương.
Sau lễ tuyên thệ nhậm chức của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chiều nay, 20/7/2021, Quốc hội thực hiện quy trình bầu Phó Chủ tịch Quốc hội và Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín.
4 Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XV, từ trái sang: Các ông Trần Quang Phương, Trần Thanh Mẫn, Nguyễn Đức Hải, Nguyễn Khắc Định.
Trước đó, 4 ứng viên được đề cử để bầu vào vị trí này là các ông: Trần Thanh Mẫn, Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải và Trần Quang Phương. Ông Mẫn, ông Định và ông Hải là các Phó Chủ tịch đã được bầu trong đợt kiện toàn sớm một số chức danh lãnh đạo nhà nước 3 tháng trước.
Nghị quyết ghi nhận kết quả bầu 4 Phó Chủ tịch Quốc hội được thông qua với 100% đại biểu bấm nút tán thành.
Thượng tướng Trần Quang Phương - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cũng đã được chuẩn bị cho vị trí này nhưng chưa đủ điều kiện để thực hiện kiện toàn khi đó vì chưa phải là đại biểu Quốc hội. Trong cuộc bầu cử cuối tháng 5 vừa qua, ông Phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội thuộc khối cơ quan chuyên trách của Quốc hội và đã trúng cử, được Hội đồng bầu cử quốc gia xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XV.
Kết quả kiểm phiếu được công bố, cả 4 nhân sự chính thức được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XV. Nghị quyết ghi nhận kết quả bầu được Quốc hội thông qua ngay sau đó với tỷ lệ tán thành tuyệt đối.
Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu 13 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.
Cũng trong buổi chiều, 13 Ủy viên khác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa mới cũng đã hoàn thành quy trình bầu. Trong số đó có 3 gương mặt mới là các ông: Nguyễn Phú Cường - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai; Y Thanh Hà Niê Kđăm - Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; Lê Tấn Tới - Thứ trưởng Bộ Công an. 3 ông đều là những đại biểu vừa trúng cử Quốc hội khóa XV.
10 nhân sự còn lại đắc cử là các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV, gồm các ông, bà: Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng; Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà; Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh; Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình.
18 Ủy viên Ủy Ban Thường vụ Quốc hội khóa XV ra mắt Quốc hội (Ảnh: Quốc Chính).
18 Ủy viên Ủy Ban Thường vụ Quốc hội khóa XV (gồm Chủ tịch, 4 Phó Chủ tịch Quốc hội và 13 Ủy viên khác) ra mắt Quốc hội ngay trước khi bước vào phiên họp ngắn đầu tiên của cơ quan này, để chuẩn bị các nội dung tiếp theo trong chương trình nghị sự.
Bộ Công an yêu cầu dùng công nghệ để truy vết dịch tễ Công an các địa phương phía Nam được giao sử dụng công nghệ để truy vết, đưa chứng cứ điện tử thuyết phục để người bệnh phải khai báo chi tiết, trung thực lịch trình di chuyển. Ngày 13/7 tại TP.HCM, Bộ Chỉ huy tiền phương thuộc Bộ Công an đã họp trực tuyến về công tác phòng, chống dịch Covid-19 với công...