Thứ trưởng Bộ Công an: ‘Không thể chấp nhận vụ việc ở chợ Long Biên’
Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an, cho biết Bộ đã chỉ đạo khẩn trương điều tra, xác minh vụ việc bảo kê tại chợ Long Biên và thực tế Công an Hà Nội đang vào cuộc tích cực.
Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công anẢNH GIA HÂN
Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn cho biết khi trả lời câu hỏi của báo chí tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 diễn ra chiều nay, 1.10.”Vụ việc ở chợ Long Biên thật khó chấp nhận, không thể chấp nhận.
Nếu đúng là bảo kê, mà lại do công an bảo kê thì chúng tôi đề nghị ai có thông tin hãy cung cấp cho Công an thành phố Hà Nội, bởi công an thành phố đang vào cuộc rất trách nhiệm, tích cực”, ông Sơn nói.Theo Thứ trưởng Sơn, Bộ Công an cũng đã chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội phải khẩn trường điều tra xác minh, sớm có kết quả.
“Hiện vụ án đã được Công an thành phố Hà Nội khởi tố, vào cuộc một cách rất nhanh chóng, tích cực. Chúng tôi đánh giá cao sự chủ động vào cuộc của báo chí, bởi ở những vụ việc này phóng viên có thể đối mặt với rủi ro”, ông Sơn nói thêm.Trước đó, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng đã có ý kiến chỉ đạo về vụ việc sau khi một số cơ quan báo chí lên tiếng về tình trạng “bảo kê” tại chợ đầu mối Long Biên (quận Ba Đình), ép buộc các tiểu thương phải trả phí 200.000 đồng/lượt để có thể đưa xe hàng vào buôn bán.
Video đang HOT
Ông Đỗ Viết Bình, Chủ tịch UBND quận Ba Đình, cũng cho biết, ngay sau khi báo chí đưa thông tin về vấn đề bảo kê tại chợ đầu mối Long Biên, quận đã có văn bản yêu cầu công an quận, Ban Quản lý chợ đầu mối Long Biên, các ngành liên quan kiểm tra, và phối hợp thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố về việc giao công an thành phố điều tra. Từ ngày 20.9, Công an quận Ba Đình và Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức điều tra, làm rõ việc có việc bảo kê hay không.Cũng theo ông Bình, ban quản lý chợ, UBND phường Phúc Xá (quận Ba Đình) được giao tăng cường nắm thông tin, kiểm tra, rà soát xem có hiện tượng “bảo kê” thu phí hay không.
Theo TNO
Thứ trưởng Bộ Công an: Quy trình đặc xá không có gì khép kín, không minh bạch
Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an, khẳng định quy trình lựa chọn, xét duyệt đối tượng đặc xá không có gì là khép kín, không minh bạch như dư luận băn khoăn.
Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an, phát biểu tại phiên họp 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 8.8 ẢNH LÊ HIỆP (CHỤP MÀN HÌNH)
Sáng nay, 8.8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 26, cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật Đặc xá sửa đổi.
Phát biểu tại phiên họp, bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội, cho biết từ góc độ dân nguyện bà quan tâm tới tính dân chủ, công bằng, khách quan, công khai, minh bạch của việc lựa chọn xét duyệt đối tượng được đặc xá, quy định tại điều 4 của dự luật.
Theo bà Hải, quá trình bình bầu, lựa chọn đối tượng đáp ứng các điều kiện đặc xá là quy trình tương đối khép kín trong nội bộ ngành công an, dẫn đến vẫn còn dư luận băn khoăn.
Bà Hải dẫn chứng, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần trước, theo báo cáo của Bộ Công an thì gần như không có khiếu nại, tố cáo liên quan tới công tác đặc xá. Chỉ có một vài đơn, nhưng sau đó xem xét thì thấy không đủ căn cứ.
Bên cạnh đó, theo bà Hải, việc thanh tra, kiểm soát quy trình này đã được quy định trong chức năng của viện kiểm sát, tuy nhiên vẫn chưa rõ ràng.
"Hiện cũng chưa có tổng kết gì hơn nhưng qua dư luận thì vẫn thấy rằng, việc tất cả quá trình nằm trong nội bộ ngành công an thì vẫn còn có dư luận băn khoăn", bà Hải nói, và đề nghị trong phần công tác thanh tra, kiểm tra, phải quy định rõ hơn về trình tự thủ tục tham gia của viện kiểm sát vào quá trình thực hiện đặc xá.
Bên cạnh đó, bà Hải cũng đề nghị việc thành lập Hội đồng Tư vấn đặc xá ngoài các thành phần trong dự thảo như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, cần cân nhắc có thêm đại diện cơ quan dân cử như sự tham gia của các đại biểu Quốc hội hay cơ quan của Quốc hội.
Giải đáp thêm về vấn đề này, trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an, đồng tình rất cần công khai, minh bạch trong công tác đặc xá. Tuy nhiên, ông Sơn cũng khẳng định, thực tế công tác này đang diễn ra theo hướng công khai, minh bạch, chứ không phải khép kín, không minh bạch như dư luận nêu.
Theo Thứ trưởng Bộ Công an, tất cả quy định pháp luật về giam giữ nói chung, trong đó có luật Đặc xá, thì các phạm nhân là những người hiểu và nhận thức một cách đầy đủ nhất về quyền của họ đến đâu, trong trường hợp nào thì được đặc xá.
'Không khéo sẽ thành thương mại hóa tha tù trước hạn và đặc xá'Thường vụ Quốc hội bàn về luật Công an nhân dân sửa đổi
Bên cạnh đó, theo ông Sơn, khi triển khai đặc xá, cơ quan chủ trì trong Bộ Công an là cơ quan thi hành án hình sự. Ngoài ra, viện kiểm sát là thành viên của Hội đồng Tư vấn đặc xá nên không phải thi thoảng mới giám sát mà kiểm soát thường xuyên và rất chặt chẽ những lần đặc xá. Thêm nữa, việc giám sát còn thực hiện ở các địa phương, qua Hội đồng nhân dân, Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân các cấp.
"Tôi nghĩ nó không có gì là khép kín, không có gì là không minh bạch", ông Sơn khẳng định.
Theo TNO
Bộ trưởng Công an: Sẵn sàng lực lượng xử lý các đối tượng manh động Sáng 13.6, Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Thuận về biện pháp đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương. Làm việc với Đoàn công tác của Bộ Công an, có Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân...