Thứ trưởng Bộ Công an: Hậu thanh tra, kiểm tra để kiềm chế một số đối tượng ‘không biết sợ’
Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc thừa nhận cơ cấu tội phạm hậu COVID-19 đang rất phức tạp ở một số nhóm tội danh như mâu thuẫn trong gia đình dẫn đến giết người thân, tội phạm tâm thần, “ngáo đá”, lừa đảo.
Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc – Ảnh: PHẠM THẮNG
Chiều 9-9, phát biểu tại phiên họp toàn thể lần thứ 7 của Ủy ban Tư pháp, trung tướng Nguyễn Duy Ngọc – thứ trưởng Bộ Công an – cho biết hằng năm, với vai trò là cơ quan chủ trì, bộ thường xuyên chủ động tham mưu Chính phủ phối hợp các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch chủ động phòng chống tội phạm, cơ bản các kiến nghị đã được giải quyết, báo cáo.
Theo ông Ngọc, Bộ Công an coi trọng việc giải quyết án tạm đình chỉ, đã phối hợp giữa các ngành và bản thân cơ quan điều tra Bộ Công an có kế hoạch số 13 để giao chỉ tiêu đối với các cơ quan, đảm bảo năm sau giảm loại án này so với năm trước.
Tuy nhiên, số liệu tồn đọng là từ nhiều năm và có tình hình phức tạp của những năm gần đây, nên lượng giảm nhưng chưa đáp ứng được thì lại có lượng tăng lên.
Các cơ quan cũng cố gắng nỗ lực giám định, định giá trong một số vụ án, tích cực tháo gỡ, nhưng vẫn có vướng mắc.
“Chúng tôi sẽ tập trung giải quyết, và quan trọng nhất là tất cả đã có giám sát của viện kiểm sát theo luật. Thực tế cũng chỉ rơi vào một số nhóm tội phạm”, ông Ngọc nói.
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ Công an cũng cho rằng mỗi giai đoạn cơ cấu tội phạm có những điểm khác nhau. Từ năm 2020 đến nay là tội phạm lợi dụng dịch bệnh, thiên tai, tội phạm mạng không biên giới.
“Chúng tôi đã nhận diện, phân ra các giai đoạn để xác định cơ cấu tội phạm trong các giai đoạn đó, sau đó tổng kết lại, tham mưu Bộ Chính trị, Chính phủ chỉ đạo các địa phương, phối hợp các bộ, ban, ngành chủ động trong lĩnh vực này”, ông Ngọc phân tích.
Ông cũng thừa nhận cơ cấu tội phạm hậu COVID-19 đang rất phức tạp ở một số nhóm tội danh, chẳng hạn mâu thuẫn trong nội bộ gia đình người dân dẫn đến giết người thân, nhiều người thân, tội phạm tâm thần, “ngáo đá”, lừa đảo, tệ nạn xã hội, dâm ô…
Về công tác phòng chống tham nhũng, trung tướng Ngọc khẳng định tại hội nghị tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và phiên họp thứ 22 của Ban Chỉ đạo trung ương vừa qua đã rõ sự chỉ đạo, kết quả, dự báo trong thời gian tới.
Tuy nhiên, từ 5 vụ án gồm vụ Việt Á, Cục Lãnh sự, FLC, Tân Hoàng Minh, AIC, các cơ quan, trong đó cơ quan điều tra Bộ Công an, đã kiến nghị tương đối sát.
Ông cho rằng trong thời gian tới cần thiết có hậu thanh tra, kiểm tra để đảm bảo kiềm chế một số đối tượng “không biết sợ”.
Cạnh đó hoàn thiện một số thể chế pháp luật, kiến nghị cảnh báo những luật dễ bị lợi dụng chính sách, sơ hở để sai phạm.
“Chúng tôi cũng kiến nghị ứng dụng dữ liệu quốc gia về dân cư, phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Khi chúng ta làm tốt cái này, việc người dân trực tiếp dùng giấy tờ, gặp cơ quan công quyền sẽ hạn chế, tình trạng tham nhũng vặt, bôi trơn sẽ được hạn chế…”, ông Ngọc nhấn mạnh.
Phối hợp chặt chẽ giữa Công an nhân dân và Quân đội nhân dân
Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2022), Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an có bài viết: "Phối hợp chặt chẽ giữa Công an nhân dân và Quân đội nhân dân, truyền thống quý báu, cội nguồn sức mạnh bảo vệ Tổ quốc".
Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an. Ảnh tư liệu: Công Mạo/TTXVN TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.
Trải qua các thời kỳ cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu: "Công an và Quân đội là hai cánh tay của nhân dân, của Đảng, của Chính phủ, của vô sản chuyên chính. Vì vậy, càng phải đoàn kết chặt chẽ với nhau, giúp đỡ lẫn nhau". Công an nhân dân và Quân đội nhân dân luôn chung sức, chung lòng, đồng tâm hiệp lực, đoàn kết, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ, kề vai sát cánh, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Mối quan hệ hữu cơ thống nhất, tác động lẫn nhau giữa quốc phòng và an ninh được Đảng ta nhấn mạnh trong sự kết hợp sức mạnh của lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân với sức mạnh của lực lượng và thế trận an ninh nhân dân. Vấn đề phối hợp giữa quốc phòng với an ninh trên phương diện tổ chức lực lượng, xây dựng thế trận và hoạt động thực tiễn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm trong thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc.
Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh: "Bố trí thế trận quốc phòng, an ninh phù hợp với tình hình mới. Gắn kết quốc phòng với an ninh. Kết hợp chặt chẽ quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế trên từng địa bàn lãnh thổ, trong công tác quy hoạch, kế hoạch và các chương trình, dự án". Thực tiễn sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta là minh chứng rõ nét "Nhiệm vụ của Quân đội và Công an không thể rời nhau được vì nó đều có mục đích chung là bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ trị an cho nhân dân.
Trong quá trình công tác, cần củng cố đoàn kết giữa Công an và Quân đội, đó là vấn đề nguyên tắc. Quân đội chuyên chống kẻ địch bên ngoài, Công an chủ yếu chống kẻ địch bên trong. Hai nhiệm vụ đó không tách rời nhau được và cũng không thể phân chia máy móc" như khẳng định của đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 10, tháng 1/1956.
Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc có nhiều thuận lợi, song cũng đang đứng trước những nguy cơ, thách thức rất mới. Về thuận lợi, sau 35 năm đổi mới, đất nước ta "chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay"; thế và lực của đất nước tạo ra những điều kiện mới cho phép tăng cường tiềm lực bảo vệ Tổ quốc, ngăn ngừa các nguy cơ từ sớm, từ xa.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sự xuất hiện không gian mạng đã và đang mở ra thời đại mới, trong đó quốc gia kém phát triển, đang phát triển có thể tận dụng thời cơ để đi tắt đón đầu, vượt lên trở thành những quốc gia hùng mạnh, song cũng dễ dàng bị tụt hậu sâu hơn khi không tận dụng được thời cơ. Về thách thức, không gian cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn đang bị đẩy về Đông Nam Á, tác động trực tiếp đường lối đối ngoại "độc lập, tự chủ" của nước ta. Nguy cơ các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, trở thành vật cản hay bàn đạp để các nước lớn kiềm chế lẫn nhau; không gian phát triển bị thu hẹp.
Các vấn đề an ninh phi truyền thống diễn biến ngày càng phức tạp, tác động đa chiều, trực tiếp đến nhiều mặt của đời sống xã hội, ở nhiều tầng, nấc khác nhau; quy mô tác động rộng lớn, tạo phản ứng dây chuyền, thậm chí thách thức, đe dọa an ninh toàn cầu với biện pháp phi vũ trang là chủ yếu. Những nhân tố gây đột biến, bất lợi từ bên trong gia tăng, đặt ra yêu cầu rất cao đối với bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân so với 10 năm trước đây. Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã cho thấy những bài học rất mới về bảo vệ Tổ quốc, về bảo đảm cân bằng chiến lược giữa các nước lớn cũng như phương thức tác chiến điện tử, chiến tranh đô thị...
Các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng quá trình nước ta chủ động hội nhập quốc tế gia tăng hoạt động chống phá, ráo riết thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ với quy mô ngày càng mở rộng, cường độ ngày càng gia tăng, tính chất ngày càng nguy hiểm, thâm độc, xảo quyệt hơn, hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Chúng sử dụng mọi thủ đoạn nham hiểm, thâm độc tấn công phá hoại, đả kích, vu cáo, bôi nhọ, kể cả sử dụng "đạn bọc đường" để lôi kéo, tha hóa hòng vô hiệu hóa lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; ra sức kích động chia rẽ nhân dân với Đảng, Nhà nước, chia rẽ Quân đội với Công an, đòi "phi chính trị hóa" lực lượng vũ trang, thúc đẩy các yếu tố "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" từ trong nội bộ ta, kết hợp với hoạt động tác động từ bên ngoài... nhằm thực hiện "cách mạng màu", như chúng đã thực hiện ở một số nước trên thế giới.
Những thời cơ, thuận lợi cũng như nguy cơ, thách thức đối với bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đan xen phức tạp, đặt ra yêu cầu cấp bách phải đặc biệt quan tâm chăm lo, củng cố đoàn kết, mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng chiến đấu giữa Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; đưa quan hệ phối hợp giữa Công an nhân dân với Quân đội nhân dân ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất, tạo thành sức mạnh tổng hợp đủ sức đánh bại mọi kẻ thù xâm lược cũng như hóa giải mọi thách thức, mối đe dọa từ bên trong.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Công an nhân dân với Quân đội nhân dân, bất luận trong hoàn cảnh nào, cũng phải bảo vệ và giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về quan hệ phối hợp, hiệp đồng chiến đấu giữa Công an nhân dân và Quân đội nhân dân trong thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh - đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định bản chất giai cấp công nhân, là cội nguồn sức mạnh của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cụ thể hóa, thực hiện có hiệu quả quan điểm của Đảng về kết hợp sức mạnh của lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân với sức mạnh của lực lượng và thế trận an ninh nhân dân, trong đó, bên cạnh tập trung thúc đẩy quan hệ phối hợp trên các lĩnh vực truyền thống (xây dựng thế trận, phòng, chống biểu tình, bạo loạn, trao đổi thông tin, giáo dục quốc phòng, an ninh...), cần sớm có lộ trình, bước đi cụ thể thúc đẩy mạnh mẽ phối hợp thực chất trong một số lĩnh vực rất mới hoặc quan trọng nổi lên như tác chiến điện tử, công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh, phối kiểm thông tin.
Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng và nhiệm vụ của công tác phối hợp, hiệp đồng chiến đấu giữa hai lực lượng. Quán triệt và nhận thức sâu sắc sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa Quân đội nhân dân và Công an nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Chăm lo, phối hợp xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xây dựng, hun đúc bản lĩnh chính trị tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì bình yên cuộc sống, vì hạnh phúc của nhân dân; kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn mọi âm mưu, hoạt động phá hoại nội bộ, chia rẽ Quân đội với Công an của các thế lực thù địch, phản động. Thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên chính là tạo sức mạnh nội sinh trong quan hệ phối hợp, hiệp đồng chiến đấu giữa hai lực lượng - cơ sở quan trọng bảo đảm thắng lợi Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Phó cục trưởng Cục An ninh nội địa làm giám đốc Công an Hà Tĩnh Sáng 1-7, Công an tỉnh Hà Tĩnh công bố quyết định của bộ trưởng Bộ Công an về việc bổ nhiệm giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh. Thứ trưởng Lê Văn Tuyến trao quyết định điều động, bổ nhiệm thượng tá Nguyễn Hồng Phong - Ảnh: Công an cung cấp Bộ Công an công bố quyết định điều động, bổ nhiệm thượng...