Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc bị bắt giữ do tình nghi tham nhũng
Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc Mã Kiện đã bị bắt giữ do tình nghi tham nhũng. Vụ việc được cho là một phần của chiến dịch chống tham nhũng trên phạm vi rộng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Một số nguồn tin trực tiếp nắm rõ tình hình vụ bắt giữ cho biết ông Mã Kiện – một trong những quan chức tình báo cấp cao, phụ trách các hoạt động phản gián lớn – được cho là có liên quan đến Tập đoàn công nghệ Phương Chính (Founder Group), doanh nghiệp công nghệ thuộc sở hữu của Đại học Bắc Kinh.
Hiện chưa rõ vấn đề gì đã dẫn đến các cuộc điều tra nhằm vào Thứ trưởng Mã Kiện nhưng các nguồn tin tiết lộ nhiều người thân của ông Mã đang bị điều tra.
Không có nhiều thông tin công khai về ông Mã Kiện ngoại trừ việc ông làm ở cơ quan tình báo hơn 30 năm. Ảnh: SCMP
Ông Mã được cho là khá gần gũi với giám đốc điều hành Lý Hữu của tập đoàn Phương Chính. Lý Hữu bị cáo buộc thực hiện những giao dịch chứng khoán lợi nhuận lớn với người thân của ông Mã. Phương Chính có nhiều tranh cãi với Beijing Zenith – một nhà phát triển bất động sản kiêm cổ đông lớn thứ 2 trong công ty chứng khoán thuộc Phương Chính. Beijing Zenith đã công khai cáo buộc các nhà điều hành Phương Chính giao dịch nội gián và chiếm đoạt tài sản của công ty lên tới vài tỉ nhân dân tệ.
Video đang HOT
Kể từ sau sự sụp đổ của Chu Vĩnh Khang – cựu Bộ trưởng Công an, Mã Kiện đã trở thành quan chức an ninh quốc gia cấp cao nhất bị điều tra. Theo giới phân tích, việc xác nhận bắt giữ Mã Kiện chắc chắn sẽ gây xáo trộn trong cộng đồng tình báo quốc tế, nơi ông Mã khá nổi tiếng.
Theo nhiều nguồn tin, ông Mã cũng có quan hệ gần gũi với ông Lệnh Kế Hoạch, cựu trợ lý cấp cao của cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Ông Lệnh bị bắt giữ hồi tháng 12-2014.
Không có nhiều thông tin công khai về ông Mã ngoại trừ việc ông làm ở cơ quan tình báo hơn 30 năm. Năm 2006, ông được cho là đã thăng chức lên hàng thứ trưởng phụ trách các hoạt động phản gián. Có thời gian ông Mã dường như là ứng viên sáng giá của chức Bộ trưởng An ninh.
Theo NTD
Lời hứa đổ 250 tỷ USD vào Mỹ La-tinh của TQ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đích thân cam kết sẽ đầu tư 250 tỉ USD trong vòng 10 năm vào Mỹ Latinh và vùng Caribe
Trong diễn văn khai mạc hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-CELAC (Cộng đồng các quốc gia Mỹ La-tinh và vùng Caribe) tại Bắc Kinh ngày 8/1, ông Tập cũng bày tỏ mong muốn thương mại giữa Trung Quốc và 33 nước trong khối CELAC đạt mức 500 tỉ đô la Mỹ trong 10 năm tới. Mục tiêu này từng được ông Tập nêu trong chuyến công du Mỹ La-tinh vào mùa hè năm ngoái.
Ông Tập nhấn mạnh: "Trung Quốc nỗ lực hợp tác toàn diện với các nước Mỹ La-tinh. Các cuộc thảo luận để gia tăng hợp tác đang mở ra, mang tính quyết định trong việc củng cố sự hội nhập của Trung Quốc vào CELAC trong 5 năm tới trong các lĩnh vực an ninh, thương mại, tài chính, năng lượng, công nghệ và nông nghiệp".
Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-CELAC là diễn đàn chủ yếu cấp bộ trưởng, nhưng các nguyên thủ quốc gia như Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, Tổng thống Ecuador Rafael Correa và Tổng thống Costa Rica Guillermo Solis đều đến Bắc Kinh để tiếp xúc với ông Tập Cận Bình.
Các nước Mỹ La-tin muốn đặt nền móng cho mối quan hệ tăng cường với Trung Quốc, đối tác thương mại chủ yếu của khu vực này.
Hình ảnh khai mạc hội nghị tại Bắc Kinh
Đối với Trung Quốc, Mỹ La-tinh là nguồn cung cấp nguyên vật liêu dồi dào, nhất là năng lượng.
Không những là đối tác thương mại hàng đầu hiện nay, Trung Quốc cũng là một trong những nhà đầu tư hàng đầu vào Mỹ La-tinh với 102 tỉ đô la Mỹ được bơm vào Mỹ la-tin - theo số liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Trung Quốc cũng là một trong những nhà tài trợ lớn cho khu vực này, đặc biệt là với Venezuela và Achentina.
Các lãnh đạo của Costa Rica và Ecuador ngoài việc tham dự cuộc họp, sẽ tiến hành thăm chính thức Trung Quốc vào tuần tới. Hiện Costa Rica đang giữ chức Chủ tịch luân phiên CELAC và sắp tới sẽ là Ecuador. Hai nước này cùng với Cuba và Bahamas tạo thành bộ tứ CELAC.
Việc Trung Quốc đầu tư mạnh tay vào khu vực này ngoài các nguyên nhân về lợi ích kinh tế còn có nhiều nguyên nhân, đặc biệt là vấn đề địa chính trị. Khu vực này vốn được coi là sân sau của Mỹ, tuy nhiên nhiều năm trở lại đây, Mỹ La-tinh ngày càng cảm thấy bất mãn với cách hành xử thiếu tôn trọng của Washington.
Thời gian gần đây, Tổng thống Barack Obama đã hoạch định lại chiến lược của Mỹ với khu vực này, nhằm cải thiện hình ảnh của cường quốc trong mắt những quốc gia nhỏ hơn.
Đỉnh điểm trong kế hoạch làm đẹp hình ảnh đó là việc cải thiện quan hệ với Cuba, quốc gia vốn đã bị Mỹ cấm vận suốt hơn 50 năm.
Ngoài ra, Nga cũng là một cường quốc đang hiện diện tích cực ở Mỹ La-tinh, tất cả những yếu tố đó cho thấy Trung Quốc cần mạnh tay chi ra nhiều hơn, nếu không muốn bị ra rìa trong cuộc đua tranh ảnh hưởng ở khu vực này.
Theo_Báo Đất Việt
Bên trong phòng khách sạn của nguyên thủ dự hội nghị G20 Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lựa chọn phòng nghỉ có giá thuê đắt đỏ khi đến Australia tham dự hội nghị G20. Theo tin tức từ Daily Mail, hội nghị G20 sẽ diễn ra trong 2 ngày cuối tầun tại thành phố Brisbane, Australia với sự tham dự của lãnh đạo các nước như Mỹ,...