Thu trăm triệu sau 15 ngày nhờ vỗ béo đặc sản “trời cho” ở An Giang
Nhiều năm qua, nguồn lợi thủy sản dần cạn kiệt, người dân sống nghề “bà cậu” chật vật kiếm cơm, nhiều hộ dân chuyển nghề nuôi bò, lươn… cải thiện cuộc sống. Năm nay, một nông dân ở An Giang đã thành công với nghề vỗ béo cá linh non, thu bạc trăm triệu chỉ sau 15 ngày.
Đầu mùa lũ (khoảng tháng 7), khi dòng nước đỏ ngầu từ thượng nguồn Campuchia đổ về, những huyện đầu nguồn như An Phú, thị xã Tân Châu (An Giang), huyện Tân Hồng, Hồng Ngự (Đồng Tháp) cá linh non xuất hiện nhiều vô số kể. Loài cá này, người dân miền Tây còn gọi là cá “trời cho”, bởi cá chỉ xuất hiện khi nước lũ về, sau đó dần mất hút.
Không bỏ qua cơ hội đánh bắt loài cá đặc biệt này, nông dân sống nghề “bà cậu” mua sắm dớn, đặt bắt cá linh non (to bằng tăm nhang). Những năm về trước, một hộ đặt dớn có khi kiếm 500 kg đến 1 tấn cá linh non là chuyện bình thường. Tuy nhiên, những năm gần đây, lũ nhỏ, nguồn cá này cũng như nhiều loại cá khác không còn dồi dào hơn trước, người dân chuyển sang nghề nuôi lươn, bò hoặc đi lên TPHCM làm công nhân, phát triển kinh tế gia đình.
Lũ về, người dân dùng dớn đặt bắt cá linh non
Trăn trở từ thực tế, giá cá linh non đầu vụ giá bèo, chỉ từ 5.000 – 8.000đồng/kg, hơn nữa, những năm gần đây, ngành chức năng tỉnh An Giang ban hành lệnh cấm khai thác cá linh non đến hết 31/8 nên nông dân Nguyễn Văn Phú (41 tuổi, ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang) nghĩ ra nghề vỗ béo cá linh non vào đầu mùa lũ.
Theo ông Phú, cho biết, đầu mùa lũ 2018 (khoảng tháng 7), ông mua lưới cước và dùng cây bao bọc xung quanh 1ha diện tích mặt nước trên cánh đồng của mình. Sau đó, ông mua 3 tấn cá linh non với giá 8.000 đồng/kg thả vào nuôi. Thức ăn của cá chủ yếu là rong rêu và những phụ phẩm của ruộng lúa sau thu hoạch. Ngoài ra, ông Phú còn bổ sung thêm thức ăn cho cá từ nguồn cám xay gạo.
Ông Nguyễn Văn Phú bổ sung thức ăn cho đàn cá linh non bằng cám, ngoài phụ phẩm trên đồng ruộng sau thu hoạch.
Video đang HOT
Ông Phú, cho biết: “Chỉ sau 15 ngày vỗ béo, đàn cá linh của tôi to bằng đầu đũa ăn và đầu đũa không ăn (khoảng 6 li). Với kích cỡ này, thực khách rất thích, giá cá cũng cao, vì thế tôi xuất bán hết, với giá từ 40.000-50.000 đồng/kg, tính ra thu lời 150 triệu đồng”.
Theo ông Phú, trung bình 1 tấn cá linh non sau 15 ngày vỗ béo sẽ cho ra 2 tấn cá xuất bán. Tiền mua cá linh non và tổng các khoản chi phí khác chỉ 50.000 triệu đồng. Do vậy, theo ông Phú đây là mô hình dễ làm cho nông dân vùng lũ.
Sau 15 ngày vỗ béo, 01 tấn cá linh non cho ra 2 tấn cá xuất bán và ông Phú thu lãi 150 triệu đồng.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Minh Thuận – Phó Chủ tịch UBND huyện An Phú, cho biết: “Trong mùa lũ năm nay trên địa bàn huyện có hai mô hình được huyện khuyến khích người dân tham gia để phát triển kinh tế gia đình là mô hình lúa tôm và mô hình vỗ béo cá linh non. Qua đánh giá sơ bộ, hai mô hình này đều đạt kết quả cao, trong đó mô hình vỗ béo cá linh non của anh Phú được xem là cách làm hay. Vì nghề vỗ béo cá linh non vừa phù hợp với chủ trương bảo vệ nguồn lợi thủy sản của tỉnh, vừa đạt hiệu quả kinh tế cao. Sắp tới chúng tôi sẽ có đánh giá cụ thể và nhân rộng mô hình này để giúp bà con có cái nghề, không phải qua đồng nước bạn Campuchia khai thác thủy sản”.
Năm nay lũ về sớm gần cả tháng, mực nước lũ hiện đang rất cao, theo đánh giá của bà con sống nghề câu lưới, tôm cá sẽ nhiều hơn mọi năm. Tuy nhiên, đây là nghề chỉ “sống khỏe” khi lũ về và kéo dài khoảng 3 tháng, do vậy người dân cần có một cái nghề “bền vững” hơn để ổn định cuộc sống không phụ thuộc và lũ to hay lũ nhỏ.
Theo Nguyễn Hành (Dân Trí)
An Giang: Lũ về, vỗ béo cá linh, thả 1 tấn, sau 15 ngày thu 2 tấn
Lũ về, mùa nước nổi năm nay, anh Nguyễn Văn Phú, ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang là người khởi xướng nên mô hình nuôi vỗ béo cá linh non. Anh Phú cho biết, anh mua 3 tấn cá linh non còn sống với giá rất rẻ của người dân đánh lưới, thả vào ruộng quây lưới để nuôi, sau 15 ngày xuất bán. Theo đó, cứ thả 1 tấn cá linh non thì khi đánh bắt được 2 tấn...
Nói về "sáng kiến" của mình trong mùa lũ về năm nay, anh Phú cho biết, đây là năm đầu anh cùng một người bạn triển khai thí điểm mô hình "vỗ béo" cá linh. Đầu con nước cá linh non bị mắc lưới, nhưng thương lái không thu mua vì quá nhỏ, không đạt chuẩn. Số cá linh non này thường bị bỏ đi hoặc bán ủ phân với giá rất rẻ.
Cá linh non (lọt rổ 6 li) đầu con nước được bán với giá khá rẻ, khoảng 8.000 đồng/kg.
"Thấy vậy tôi bàn với một người bạn tiến hành bao lưới cước xung quanh 1 ha mặt nước ngập trên đất ruộng. Sau đó, thu mua 3 tấn cá linh non còn sống với giá 8.000 đồng/kg. Tính cả con giống và chi phí đầu tư khoảng 50 triệu đồng. Sau 15 ngày, khi cá linh phát triển được 6 li thì xuất bán với giá 40.000 - 50.000 đồng/kg.
Anh Phú cho hay, thức ăn của cá linh là lượng phù du còn sót lại trên đồng và cám xay từ vụ lúa Hè - Thu vừa thu hoạch.
Mỗi tấn cá non thả vào đồng, đến khi xuất bán thì được hơn 2 tấn cá. Sau khi trừ bỏ hết tất cả chi phí, ước thu lãi trên 150 triệu đồng cho 3 lao động/15 ngày công." - anh Phú, tính toán.
Cá linh non nuôi trong ruộng của anh Phú phát triển khá nhanh...
Từ khi thả cá linh non mua của người dân đánh lưới đưa vào ao nuôi "vỗ béo" tới khi xuất bán được chỉ trong vòng 15 ngày. Cứ thả 1 tấn cá linh non khi xuất bán được 2 tấn do trọng lượng cá linh tăng lên.
Đánh giá về mô hình "vỗ béo" cá linh mùa nước nổi, ông Lê Minh Thuận, Phó Chủ tịch UBND huyện An Phú, nhận định: "Đây được xem là một cách làm mạnh dạn và mang lại hiệu quả thiết thực trong mùa nước nổi. Tuy nhiên, cần có nhiều hơn nữa những mô hình "sống chung với lũ" để bà con trong vùng lũ có được điều kiện ổn định cuộc sống khi con nước lũ về".
Nuôi "vỗ béo" cá linh non là mô hình "sống chung với lũ" đạt hiệu quả về kinh tế cao trong mùa lũ về ở An Giang năm nay.
Với thực tế, sống bằng "nghề con cá" không còn cho thu nhập ổn định khi nguồn lợi thủy sản ngày càng ít dần. Nhiều hộ dân vùng biên giới đã nghĩ ra cách chăn nuôi, sản xuất hiệu quả để "sống chung với lũ".
Với diện tích 1 ha mặt nước, anh Phú thả 3 tấn cá linh non.
Vào những năm trước, người dân vùng biên giới An Giang đã thành công với mô hình "vỗ béo" bò, lươn, thì năm nay anh Nguyễn Văn Phú đã tận dụng nguồn thức ăn phù du còn sót lại trên đồng và cám xay lúa từ vụ lúa Hè - Thu vừa gặt để "vỗ béo" cá linh.
Tổng chi phí đầu vào mô hình "vỗ béo" của anh Phú khoảng 50 triệu đồng, kể cả cá linh giống.
Theo Trần Lĩnh (CAND)
Khám phá chợ hải sản xuyên đêm thứ gì cũng có ở quê biển Diễn Châu Mấy chục năm nay, quê biển Diễn Bích (Diễn Châu) có một chợ cá nằm ngay bên cảng cá, nơi tàu thuyền cập bến vào mỗi đêm từ 24h đến sáng, rất nhộn nhịp, không cần quầy hàng, biển hiệu... Chợ họp ngay bên cảng cá xã Diễn Bích, nơi những chuyến tàu thuyền đi khơi về cập bến mỗi đêm khi con...