Thụ tinh ống nghiệm IVF – Cứ ăn nhiều bơ, sầu riêng là thành công?
Trong quá trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm IVF tại Bệnh viện Đức Phúc, nhiều chị em thường truyền tai nhau “bí quyết” ăn uống để cải thiện độ dày niêm mạc, tăng khả năng phôi bám thành công như ăn nhiều bơ, sầu riêng, cá chép có trứng, lòng trắng trứng gà, uống sữa đậu nành…
Các bác sĩ nói gì về thông tin này?
IVF là gì? Những ai cần thực hiện IVF?
Thụ tinh trong ống nghiệm (In Vitro Fertilization – IVF) là kỹ thuật dùng tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ để thụ tinh trong phòng thí nghiệm, tạo thành phôi. Sau đó, phôi sẽ được đưa trở lại buồng tử cung của người vợ để bắt đầu một thai kì.
Với những tiến bộ trong thụ tinh ống nghiệm IVF, nhiều cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn đã tìm được hạnh phúc
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là phương pháp điều trị hiếm muộn được chỉ định cho các trường hợp: Tổn thương vòi tử cung không có khả năng phục hồi do bệnh lý vùng chậu hoặc phẫu thuật trước đó; Lạc nội mạc tử cung; Rối loạn phóng noãn; Xin trứng (trong những trường hợp có giảm chức năng buồng trứng); Hiếm muộn không rõ nguyên nhân, bơm tinh trùng vào buồng tử cung nhiều lần nhưng thất bại. Đối với nam giới là: Tinh trùng ít, yếu, xuất tinh ngược hoặc không xuất tinh. Không tinh trùng trong tinh dịch, đứt niệu đạo sau do di chứng vỡ xương chậu…
Làm thế nào để thành công ngay từ lần IVF đầu tiên?
Theo BS Chu Hoàng Giang – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Đức Phúc, để IVF thành công ngay từ lần đầu tiên cần sự kết hợp của nhiều vấn đề đến từ trình độ chuyên môn của đội ngũ bác sĩ, thiết bị kỹ thuật của bệnh viện và yếu tố nội sinh từ chính người bệnh.
Video đang HOT
Thụ tinh trong ống nghiệm là một kỹ thuật gồm nhiều bước phức tạp, đòi hỏi bác sĩ thực hiện không chỉ chuyên môn cao mà còn phải dày dặn kinh nghiệm mới có thể mang lại thành công cho người bệnh. Vì thế, bệnh nhân cần tìm đến bệnh viện có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi nghề để “chọn mặt gửi vàng”, biến giấc mơ con yêu sớm thành hiện thực.
Với người bệnh, độ tuổi của người mẹ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến tỉ lệ thành công IVF. Ở độ tuổi càng trẻ, số lượng và chất lượng trứng trứng càng tốt, số phôi tạo thành càng nhiều. Kết hợp với tinh trùng khỏe mạnh, cơ hội chuyển phôi thành công sẽ cao hơn.
Ngoài ra, điều trị càng sớm càng có nhiều cơ hội thành công. Theo các bác sĩ, vô sinh là tình trạng vợ chồng quan hệ tình dục thường xuyên trong vòng hơn 1 năm, không dùng biện pháp tránh thai nào mà không thấy thụ thai.
Căn cứ vào điều này, các cặp vợ chồng nên theo dõi tình trạng của mình đến gặp bác sĩ sớm, tránh để lâu năm hay tìm đến các bài thuốc “truyền miệng dân gian” của các “lang băm”. Điều này sẽ khiến cho quá trình thụ tinh ống nghiệm không chỉ phức tạp hơn mà còn phải kèm thêm việc điều trị trước khi làm thủ thuật.
Những bí quyết “nhỏ nhưng có võ”
Bên cạnh những yếu tố trình độ, kỹ thuật… để làm nên sự thành công trọn vẹn cho một ca thụ tinh trong ống nghiệm còn cần đến những bí quyết “nhỏ nhưng có võ” khác mà các cặp vợ chồng không thể bỏ qua.
Sầu riêng và bơ là những thực phẩm được chị em “truyền tai” nhau sử dụng
Qua tiếp xúc với các trường hợp đang thực hiện IVF tại Bệnh viện Đức Phúc, chúng tôi được biết các chị em thường truyền tai nhau “bí quyết” ăn uống để cải thiện độ dày niêm mạc, tăng khả năng phôi bám thành công như ăn nhiều bơ, sầu riêng, cá chép có trứng, lòng trắng trứng gà, uống sữa đậu nành…
Chị Hoàng Thị Hoan, đến từ Trung tâm Khuyết tật Vì ngày mai, đang mang thai ở tháng thứ 3 chia sẻ: “Trong suốt quá trình thực hiện IVF, tôi đã tìm đến nhiều “bài thuốc dinh dưỡng” để hỗ trợ, tăng khả năng thành công IVF. Dù kinh tế của hai vợ chồng rất khó khăn nên để thường xuyên ăn sầu riêng cũng là cả một vấn đề. Tuy nhiên, “tất cả vì con em chúng ta” nên hai vợ chồng cố gắng tiết kiệm những chi tiêu khác để thực hiện ước mơ có con”.
Lựa chọn bệnh viện uy tín, đội ngũ bác sĩ giỏi sẽ đảm bảo mang lại thành công cao cho người bệnh
Nói về vấn đề này, Thạc sĩ- Bác sĩ La Thị Phương Thảo – Giám đốc Trung tâm Điều trị Vô sinh, Bệnh viện Đức Phúc cho biết: Bên cạnh việc chú trọng các vấn đề liên quan chuyên môn y tế trong điều trị vô sinh, hiếm muộn, để có kết quả thành công trọn vẹn nhất sau chuyển phôi IVF cũng cần quan tâm đến những yếu tố tưởng chừng nhỏ nhưng lại có ý nghĩa quan trọng, tác động trực tiếp kết quả thành công sau chuyển phôi. Đó là chế độ ăn uống khoa học, hợp lý; ăn đủ chất và đa dạng thực phẩm chứ không nên lạm dụng các chất dinh dưỡng; nghỉ ngơi, vận động, sinh hoạt, kiêng quan hệ, tâm lý thoải mái, tránh áp lực, căng thẳng, lưu tâm và khám lại ngay khi có những dấu hiệu bất thường…
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện thụ tinh và mang thai, người vợ cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ như: Không trang điểm, không sử dụng nước hoa, không sơn móng tay chân, nhuộm uốn tóc…
Hà Nội: Một sản phụ tử vong nghi do sốc phản vệ tại Bệnh viện Đức Phúc?
Một sản phụ vào Bệnh viện Đức Phúc do đặt nhiều phôi đậu và được các bác sĩ chỉ định giảm thiểu sau đặt phôi. Trong quá trình đó, sản phụ được các bác sĩ thực hiện thủ thuật nhưng bị sốc phản vệ gây ra tử vong.
Theo phản ánh của gia đình sản phụ sản phụ L.Q.H (27 tuổi) được PGS.TS. Nguyễn Xuân Hợi - Giám đốc Trung tâm tế bào gốc máu cuống rốn (Bệnh viện Phụ Sản Trung ương) thăm khám đã được đưa đến thực hiện thủ thuật ở Bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học Đức Phúc (Bệnh viện Đức Phúc).
Tuy nhiên, sau đó bệnh nhân này lại bị sốc phản vệ, mất mạch và tử vong trên đường sang cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai. Dư luận đặt nhiều nghi vấn liên quan đến vụ việc này cũng như chất lượng dịch vụ của Bệnh viện Đức Phúc.
Bệnh viện Đức Phúc có địa chỉ tại số 48 Ô Đồng Lầm (Hồ Ba Mẫu), Đống Đa, Hà Nội.
Cụ thể, như thông tin gia đình sản phụ cung cấp, sản phụ L.Q.H (27 tuổi) vào Bệnh viện Đức Phúc do đặt nhiều phôi đậu và được các bác sĩ chỉ định giảm thiểu sau đặt phôi. Trong quá trình đó, sản phụ được các bác sĩ thực hiện thủ thuật nhưng bị sốc phản vệ. Trên đường đưa sang Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu, sản phụ không may tử vong ngày 27/12.
Được biết, sản phụ tên L.Q.H, 27 tuổi, địa chỉ tại xã Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội. Phóng viên đã liên hệ với người nhà sản phụ, gia đình xác nhận về sự việc đau lòng trên.
Sản phụ L.Q.H (27 tuổi) vào Bệnh viện Đức Phúc do đặt nhiều phôi đậu và được các bác sĩ chỉ định giảm thiểu sau đặt phôi. Trong quá trình đó, sản phụ được các bác sĩ thực hiện thủ thuật nhưng bị sốc phản vệ. Trên đường đưa sang Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu, sản phụ không may tử vong ngày 27/12.
Được biết, Bệnh viện Đức Phúc có địa chỉ tại số 48 Ô Đồng Lầm (Hồ Ba Mẫu), Đống Đa, Hà Nội. Đồng thời, Bệnh viện Đức Phúc được giới thiệu là địa chỉ chuyên khoa hàng đầu về chăm sóc sức khỏe sinh sản; làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI).
Đặc biệt, tại webside của Bệnh viện này (https://benhvienducphuc.com/) còn có những nội dung khẳng định: "Với tầm nhìn không chỉ trở thành bệnh viện hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản & nam học mà còn vươn tầm khu vực trong tương lai, Bệnh viện Đức Phúc sở hữu đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành của cả nước trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, phụ khoa, nam khoa và thận tiết niệu. Trong đó, bệnh viện quy tụ các chuyên gia, giáo sư, bác sỹ đầu ngành trên cả nước, giàu kinh nghiệm và có thời gian nghiên cứu, làm việc tại những trung tâm hỗ trợ sinh sản ở Việt Nam cũng như ở các nước có nền y tế và công nghệ phát triển như: Mỹ, Nhật, Úc và Singapo, đảm bảo mang tới sự an tâm cho mỗi bệnh nhân khi tới thăm khám và điều trị".
Theo thông tin phóng viên có được, sáng ngày 25/12, bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học Đức Phúc có tiếp nhận bệnh nhân nói trên. Bệnh nhân có thai nhi 12 tuần. Ban đầu, bệnh nhân này điều trị tại một phòng khám khác. Sau khi siêu âm phát hiện một số dị tật của thai nhi, bệnh nhân này được đưa đến bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học Đức Phúc để thực hiện thủ thuật chỉ định giảm thiểu sau đặt phôi.
Tuy nhiên, đến sáng 27/12 tình trạng bệnh nhân bất ngờ có những diễn biến phức tạp. Sau khi phát sinh tình huống, bệnh nhân chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai nhưng đáng tiếc là bệnh nhân đã không qua khỏi.
Như vậy có thể thấy, xung quanh việc một sản phụ tử vong sau khi thực hiện các thủ thuật tại Bệnh viện Đức Phúc còn khá nhiều ý kiến trái chiều. Thiết nghĩ, để minh bạch thông tin, bảo vệ quyền lợi của sản phụ kém may mắn nói trên, các cơ quan chức năng, trực tiếp là Sở Y tế Hà Nội, Thanh tra Bộ Y tế cần sớm vào cuộc xác minh, làm rõ những thông tin nói trên.
Đã thắt ống dẫn tinh để triệt sản nhưng giờ muốn có thêm con thì phải làm thế nào? Thắt ống dẫn tinh đình sản như bạn từng thực hiện là biện pháp kế hoạch hoá gia đình được đánh giá là rất văn minh, mang lại hiệu quả tránh thai gần như tuyệt đối và được nhiều cặp đôi lựa chọn khi họ đã có đủ con. Hỏi: Cách đây 5 năm tôi đã thực hiện thắt ống dẫn tinh để...