Thu tiền tỷ từ nuôi lợn nái ngoại
Siêng năng cần cù, chịu khó học hỏi, mạnh dạn đầu tư, chị Hồ Thị Hồng ở Quỳnh Bảng, Quỳnh Lưu đã thành công khi nuôi lợn nái ngoại cho thu nhập gần 1 tỷ đồng mỗi năm.
Trại chăn nuôi lợn nái ngoại của gia đình chị Hồ Thị Hồng, xã Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu).
Năm 2015, nhận thấy nuôi lợn nái ngoại cho hiệu quả kinh tế cao, chị Hồ Thị Hồng đã mạnh dạn nhận thầu 1,5 ha đất ở Nông trường Trịnh Môn, xã Quỳnh Bảng để cải tạo, xây dựng trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại. Gia đình đã xây dựng 3 chuồng nuôi, mỗi chuồng có diện tích 400m2; sau đó mua 200 con lợn nái ngoại giống Mỹ và Đài Loan về thả nuôi. Ban đầu, để hiểu về kỹ thuật của chăn nuôi lợn nái ngoại, chị Hồng cùng với chồng là anh Vũ Văn Năng đã ra các tỉnh như Yên Bái, Đồng Nai… học hỏi và cách chăm sóc lợn nái ngoại.
“Xác định chăn nuôi là phải đầu tư và kiên trì nên trong quá trình nuôi, tôi đã đi học hỏi ở các trang trại lớn và chủ yếu mình tự tìm hiểu, mày mò để làm. Quan trọng nhất khi chăn nuôi là phải phòng trừ dịch bệnh, tiêm vắc xin theo định kỳ, quy trình nuôi phải đảm bảo, khoa học thì vật nuôi mới phát triển khỏe mạnh, sinh trưởng nhanh”. Chị Hồng chia sẻ.
Mỗi con lợn nái đều gắn số hiệu ở tai để tiện theo dõi và chăm sóc.
Mô hình chăn nuôi lợn nái ngoại của gia đình chị Hồng có quy mô, hiện đại. Hiện nay, tất cả 3 chuồng nuôi được tách hẳn riêng biệt gồm chuồng lợn nái mang bầu, chuồng lợn nái con và chuồng lợn nái đẻ. Ở mỗi chuồng, các ô được làm bằng khung sắt với đầy đủ hệ thống quạt hút khí, dàn lạnh với tổng chi phí hết 3 tỷ đồng. Từ khâu làm chuồng, xây dựng hầm bioga, hệ thống nước uống tự động cho đàn lợn, dàn làm mát, điện sưởi ấm cho lợn con gia đình chị Hồng đều tuân thủ theo quy trình khoa học do trung tâm hướng dẫn.
Video đang HOT
Hơn 1 năm làm quen với việc nuôi lợn nái ngoại, chị Hồng nhận thấy nhiều ưu điểm vượt trội của giống, trung bình mỗi con đẻ được 2,5 lứa/năm, mỗi lứa từ 10 – 11 con. Trong năm đầu tiên đã có 50 con lợn nái đẻ với trên 1000 con. Số lợn con đến ngày xuất bán được các các trang trại và hộ gia đình trong và ngoài huyện đến mua toàn bộ.
Bên cạnh nuôi lợn nái ngoại, chị còn nuôi khoảng 200 con gà, ngan và đào ao thả cá với diện tích 6.000 m2. Trang trại đã tạo việc làm ổn định cho 5 lao động với mức lương từ 4 – 8 triệu đồng/người/tháng. Tổng thu nhập mỗi năm đạt gần 1 tỷ đồng/năm.
Lợn con được chăm sóc chu đáo
Chị Hồng cho biết, để việc chăn nuôi phát triển bền vững thì phòng, chống dịch từ xa, người vào trại phải phun thuốc sát trùng; xe chở lợn xuất chuồng được sát trùng và đi theo đường riêng; chuồng trại và môi trường xung quanh luôn được vệ sinh sạch sẽ, tiêm phòng vắc-xin cho lợn đúng và đủ liều… Điều đặc biệt đối với con lợn ngoại là phải đảm bảo chuồng trại luôn sạch sẽ, khô ráo thoáng mát nên chị phải cử công nhân thay phiên nhau trực 24/24 giờ.
Mong muốn của chị Hồ Thị Hồng là được thuê đất lâu dài để đầu tư nâng cấp chuồng trại và tăng thêm tổng đàn. Do lợn con giống không đủ cung cấp cho cho người chăn nuôi nên thời gian tới chị đang có kế hoạch mở rộng thêm 3 ha đất nữa để phát triển chăn nuôi nuôi lợn nái ngoại, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động.
Theo Bích Thuận – Việt Hùng (Báo Nghệ An)
Cho phép nhập khẩu lại chất tạo nạc
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, vừa cho phép nhập khẩu lại salbutamol sau gần 9 tháng tạm dừng do hoạt chất này bị lạm dụng trong chăn nuôi.
Cụ thể, trong thời gian qua Cục Quản lý Dược đã tăng cường công tác, chấn chỉnh, kiểm soát hoạt động kinh doanh nguyên liệu salbutamol. Cục đánh giá "hiện nay các doanh nghiệp đã nghiêm túc thực hiện, cơ bản đáp ứng các quy định về sản xuất, kinh doanh" chất này.
Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu sản xuất thuốc chữa bệnh cho người, căn cứ nhu cầu nguyên liệu salbutamol trong nước, từ ngày 10/8 Cục tiếp tục cho phép nhập khẩu với số lượng phù hợp nhu cầu để sản xuất thuốc.
Salbutamol có thể được sử dụng sai mục đích. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, dư luận cho rằng, việc nhập khẩu trở lại salbutamol (chất tạo nạc) để phục vụ y tế là nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên, nếu không quản lý chặt chẽ , lượng chất này sẽ bị tuồn ra thị trường và dẫn đến rất nhiều tai họa khôn lường, đặc biệt là trong lĩnh vực chăn nuôi.
Gần đây nhất là vụ việc, Công ty TNHH hóa dược phương Đông (địa chỉ đăng ký kinh doanh: số 7 ngõ 39/1 Pháo Đài Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội) bị lực lượng chắc năng phát hiện nhập khống hơn 2 tạ Salbutamol tuồn ra thị trường.
Mập mờ khâu quản lý
Trước đó, tháng 10/2015, Bộ trưởng Nông nghiệp khi ấy là ông Cao Đức Phát cho biết, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2015 có tới 68 tấn Salbutamol - chất tạo nạc bị cấm trong chăn nuôi, được nhập khẩu vào Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Phát, con số 68 tấn là quá nhiều vì thực tế số lượng chất này được dùng trong y tế là rất ít. Bộ trưởng Phát đặt nghi vấn các doanh nghiệp nhập khẩu đã nhập lậu chất này và bán ra thị trường một cách bất chính cho người chăn nuôi sử dụng trộn vào thức ăn để vật nuôi siêu nạc, mau lớn.
Ngay sau đó, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định, 9 tháng đầu năm 2015 mới chỉ cho phép nhập 3,5 tấn Salbutamol và chỉ những công ty có số đăng ký các sản phẩm này còn hiệu lực mới được nhập, và nhà máy đạt GMP mới được sản xuất..
Việc nhập khẩu Salbutamol được căn cứ trên nhu cầu thực tế. Do đó, không có chuyện Bộ Y tế cho phép nhập khẩu đến 68 tấn Salbutamol như thông tin đã đưa. Ngày 20/11/2015, Cục Quản lý Dược đã tạm dừng nhập khẩu nguyên liệu salbutamol và clenbutarol (một loại chất tạo nạc khác).
Tới ngày 25/3, Bộ Y tế đã chính thức lên tiếng giải trình về vụ việc này. Bộ Y tế khẳng định, những số liệu trên là chưa chính xác. Sô liêu cu thê được Bộ Y tế đưa ra như sau: năm 2015 các doanh nghiệp dươc nhập về Việt Nam 5.215kg chất Salbutamol, năm 2014 là 3.876kg.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng phủ nhận khẳng định của Bộ NN&PTNT cho rằng chỉ có khoảng 3 tấn sản phẩm đang được lưu giữ trong kho của hơn 20 doanh nghiệp sản xuất dược, trên 6 tấn đã được bán ra thị trường nhưng chỉ có 10kg được sử dụng đúng quy định.
Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng chưa đưa ra con số thực sự dùng đúng mục đích là bao nhiêu.
Theo_Báo Đất Việt
Trang trại liên kết - bệ phóng cho phát triển Cả nước hiện có gần 30.000 trang trại, hàng vạn gia trại và hàng triệu nông dân ấp ủ khát vọng làm giàu từ thửa ruộng, mảnh vườn. Phương thức sản xuất trang trại, gia trại đang là động lực phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, nhưng để nông sản tiêu thụ thuận lợi, thu được giá trị tương xứng, nông dân...