Thu tiền “chống trượt” Cao học: Công an đang điều tra
Đó là thông tin mà ông Đào Phan Thắng – Giám đốc Tung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa xác nhận với phóng viên Dân trí liên quan đến vụ việc một số cá nhân của Trung tâm này đã thu tiền “chống trượt” của các học viên lớp chuyển đổi và ôn thi cao học QLKT.
Như trước đó, báo Dân trí đã phản ánh việc các học viên lớp chuyển đổi và ôn thi cao học Quản lý Kinh tế vào trường Đại học Kinh tế – ĐH Quốc gia Hà Nội phải đóng tiền chống trượt 27 triệu đồng/học viên cho một số cán bộ của Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) tỉnh Thanh Hóa để “chống trượt” đầu vào.
Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa.
Tuy nhiên, mọi việc không như mong muốn khi có nhiều học viên vẫn trượt dù đã đóng tiền khiến sự việc vỡ lở, UBND tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu TTGDTX tỉnh này báo cáo về vụ việc trên. Liên quan đến vụ việc này, đã có 3 cán bộ thuộc Phòng Quản lý đào tạo của TTGDTX tỉnh Thanh Hóa bị kỷ luật về mặt Đảng.
Chiều ngày 21/1, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Đào Phan Thắng – Giám đốc Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa cho biết cơ quan Công an đã vào cuộc và làm việc với lãnh đạo Trung tâm và một số đương sự có liên quan của Trung tâm trong việc thu tiền “chống trượt” của học viên.
“Tôi không biết, bọn tôi không truy cứu, Công an họ làm thôi, chứ chúng tôi có làm đâu. Toàn bộ hồ sơ đã làm rồi, tiền nộp cho ai tôi không quan trọng, người thu tiền và người nộp sòng phẳng với nhau rồi. Chúng tôi không đi điều tra người nào lấy bao nhiêu…”, ông Thắng cho biết.
Trước câu hỏi của phóng viên liên quan đến cán bộ giảng viên của trường Đại học Kinh tế – ĐH Quốc gia Hà Nội, ông Thắng nói: “Ở đây chúng tôi cũng không cử ai và ngoài kia họ cũng không cử ai, có phải trung tâm làm việc trực tiếp với ngoài kia đâu, việc này là việc cá nhân? Việc anh thu tiền và nhờ là việc cá nhân, chúng tôi chỉ quan tâm họ đã nhờ anh thì giờ phải trả tiền lại”.
Video đang HOT
Tất cả những sự việc liên quan đến vụ việc này theo quan điểm của ông Thắng là việc giữa học viên và người nhận tiền đã thanh toán với nhau, còn việc điều tra cụ thể Trung tâm không làm và không có khả năng làm. Việc đó là việc cá nhân họ làm giờ họ phải đi thu tiền về trả cho học viên.
Với một số tiền thu “chống trượt” của các học viên nếu trót lọt không phải là nhỏ. Tuy nhiên, đến thời điểm này, một số cá nhân của Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo và khiển trách khiến dư luận hoài nghi về trách nhiệm của những người có liên quan.
Theo Dantri
Vụ chôn thuốc trừ sâu: Sẽ vận chuyển chất thải nguy hại đi xử lý
Hiện giữa các bên liên quan đang thống nhất phương án và công việc vận chuyển các chất thải nguy hại đã được khai quật, bốc xúc, đóng gói tại Công ty CP Nicotex Thanh Thái đi xử lý trong một vài ngày tới.
Sáng ngày 6/11, trao đổi với phóng viên ông Lê Anh Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Đầu tư Công nghệ tài nguyên và Môi trường Việt Nam cho biết, hiện đơn vị vẫn chưa khai quật trở lại, đơn vị vẫn đang chuẩn bị. Công tác khai quật có thể được triển khai tiếp vào đầu tuần tới.
Đơn vị thi công đã hoàn thành hai vị trí chôn lấp chất thải nguy hại tại Cty Thanh Thái.
Trước đó, vào ngày 31/10, việc khai quật hiện trường chôn chất thải độc hại tại Công ty CP Nicotex Thanh Thái (Cty Thanh Thái) đã tạm dừng lại vì nhiều khúc mắc. Ngay sau đó, giữa các bên liên quan đã họp bàn với nhau và đi đến thống nhất với các phương án đề ra.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Lưu Trọng Quang, Phó Giám đốc Sở TN&MT Thanh Hóa cho biết: "Đang làm từ hôm chủ nhật đến nay, họ (Công ty CP Đầu tư Công nghệ tài nguyên và Môi trường Việt Nam) vào từ hôm mùng 2/11, họ đang quây tôn, quay bạt, đang phân loại".
Tại Hội nghị ngày 23 và ngày 31/10 giữa Sở TN&MT, Cty CP Thanh Thái, Công ty CP Đầu tư Công nghệ tài nguyên và Môi trường Việt Nam về thống nhất phương án xử lý ô nhiễm môi trường tại Cty Thanh Thái. Trong đó yêu cầu Cty Thanh Thái liên hệ với đơn vị xử lý vào vận chuyển toàn bộ chất thải, đất ô nhiễm nặng đã được khai quật từ khu vực thi công số 2 (bế gia nhiệt) đi xử lý trước ngày 30/10/2013; vận chuyển hết chất thải nguy hại đã đóng gói của khu vực 1 trước ngày 3/11.
Được biết, các chất thải nguy hại sau khi được bốc xúc, đóng gói sẽ được vận chuyển ra Hải Dương để xử lý. Phối hợp để lấy mẫu phân tích, đánh giá chất lượng môi trường, báo cáo UBND tỉnh để có khuyến cáo cho người dân trước ngày 15/11.
Về vấn đề vận chuyển các chất thải nguy hại đã được khai quật, ông Lưu Trọng Quang khẳng định: "Vận chuyển thì ngày mai, ngày kia xe mới vào. Mới có phương án vận chuyển đi, chúng tôi đang yêu cầu, nhưng giữa hai đơn vị đang thảo luận nên chưa vận chuyển đi".
Các chất thải nguy hại được đơn vị thi công đóng gói cận thận.
Trước đó, ngày 2/11, Sở TN&MT Thanh Hóa nhận được Công văn của Cty Thanh Thái về việc thông báo vận chuyển lần một chất thải nguy hại đã khai quật đi xử lý gồm: Chum nhựa chứa chất thải dạng bùn (3.602,8kg), thùng phuy sắt chứa rác thải (1.329kg). Ngay sau đó, Sở TN&MT đã yêu cầu Cty Thanh Thái nghiêm túc thực hiện vận chuyển hết chất thải nguy hại đã đóng gói của khu vực 2 đi xử lý trước ngày 5/11 và khu vực 1 trước ngày 8/11. Phải lập biên bản cả chiều đi và đến, có đại diện Tổ giám sát tham gia trong quá trình vận chuyển.
Sở TN&MT Thanh Hóa cũng yêu cầu Cty Thanh Thái đảm bảo nguồn kinh phí để tổ chức thực hiện.
Theo ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh, đến thời điểm hiện tại công tác khai quật vẫn đang làm đúng tiến độ, tỉnh cũng đã giao trách nhiệm cho Sở TN&MT về việc xử lý môi trường tại Cty Thanh Thái. Đơn vị thi công đã khai quật được hai điểm chôn lấp với khối lượng vượt rất nhiều lần so với khai báo ban đầu của Cty Thanh Thái.
Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa biết được những loại hóa chất này độc hại như thế nào, mức độ độc hại tới đâu, chủng loại gì, khối lượng bao nhiêu và thời gian chôn lấp khi nào.
Ông Quyền khẳng định, không có việc dừng khai quật. Theo báo cáo đơn vị xử lý môi trường vẫn đang triển khai bình thường. Nếu có việc dừng đột ngột chắc họ có việc gì đó hoặc do anh em làm việc trong môi trường nguy hiểm nên nghỉ ngơi.
Ông Nguyễn Đức Quyền - PCT UBND tỉnh Thanh Hóa khẳng định, tỉnh vẫn đang chỉ đạo quyết liệt vụ việc này.
Về việc vận chuyển hàng hóa của Cty Thanh Thái, theo ông Nguyễn Đức Quyền, để đảm bảo mặt bằng cho đơn vị thi công xử lý môi trường, tỉnh đã yêu cầu Cty Thanh Thái phải chuyển toàn bộ hàng hóa đến một vị trí khác được niêm phong dưới sự giám sát của Công an. Tuy nhiên, nguyên liệu thành phẩm của công ty này theo báo cáo là có thời hạn sử dụng. Việc quy trữ đến khi hết hạn thì sẽ làm thất thiệt về kinh tế cho đơn vị này. Việc cho vận chuyển số hàng hóa đó đi tiêu thụ không làm ảnh hưởng tới công tác điều tra. Khi vận chuyển cũng sẽ làm cam kết đầy đủ các thủ tục.
Đối với trách nhiệm của các địa phương cũng như các ngành có liên quan trong vụ việc này, tỉnh Thanh Hóa đang tổng hợp kiểm điểm, trách nhiệm của các địa phương và các ngành chức năng để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Duy Tuyên
Theo Dantri
Gần 280 lao động làm thuê trái phép trên tàu cá Trung Quốc Mặc dù UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo đẩy mạnh các biện pháp ngăn chặn việc ngư dân làm thuê trái phép cho các chủ tàu cá Trung Quốc; nhưng hiện nay vẫn còn 276 người làm thuê trái phép trên tàu cá Trung Quốc. Phần lớn những lao động trên ở các địa phương ven biển của tỉnh Thanh Hóa như...