Thu thuế nhà đất thứ hai liệu có làm giá nhà đất “lên trời”?
Nhiều chuyên gia cho rằng cần giải bài toán một cách khôn khéo để hài hoà lợi ích của các bên, không làm cho giá nhà đất bị đẩy lên “trời” hoặc làm “tịt” thanh khoản khu vực đó.
Theo UBND TPHCM, hiện nay, nhiều cá nhân mua, bán BĐS với mục đích kiếm lời, đầu cơ nhưng vẫn thực hiện nghĩa vụ giống như cá nhân mua bất động sản để ở, dẫn đến thiếu công bằng xã hội. Để khắc phục tình trạng trên, TP.HCM đề xuất thu bổ sung đối với những cá nhân đăng ký quyền sở hữu, sử dụng BĐS mới khi đã sở hữu BĐS khác trước đó.
Ông Trần Khánh Quang, TGĐ Công ty BĐS Việt An Hòa cho rằng: thu thuế căn nhà thứ 2 là cần nhưng chỉ nên áp dụng khi cơ sở dữ liệu liên quan đến thị trường trở nên rõ ràng, đầy đủ và công bằng về giá trị:
Thứ nhất phải số hoá bất động sản, định danh bất động sản với một cá nhân. Nghĩa là nhà này ngang dài bao nhiêu, thuộc sở hữu của ai, có tất cả bao nhiêu. Thứ hai minh bạch về giá, phải cập nhật thường xuyên thì thu thuế bất động sản thứ 2 mới chính xác. Thứ ba là hạn mức, có việc 1 BĐS giá trị lớn có thể bằng 10 BĐS khác cộng lại. Thành ra khi làm phải có nền tảng ,minh bạch số liệu thì mới làm được
Khu vực trung tâm TP HCM, tháng 11/2022. Ảnh: Quỳnh Trần.VnExpress
Ngoài ra, khi nhà đất ở TP.HCM bị đánh thuế cao, phí trước bạ tăng thì dòng vốn sẽ chảy về các tỉnh lân cận. Như vậy mục đích chặn đầu cơ lẫn tăng thu cho thành phố vẫn chưa thể đảm bảo chắc chắn nhưng vô tình đẩy mức giá lên cao và chồng thêm khó khăn cho thị trường đang ảm đạm hiện nay. Để hạn chế điều đó, chuyên gia kinh tế Bùi Ngọc Sơn cho rằng cần có khung pháp lý cơ sở để áp dụng trên toàn quốc:
Video đang HOT
Theo kinh nghiệm của tôi là ta cần chuẩn bị và có đạo luật để xác định lại các tiêu chuẩn, định nghĩa về bất động sản, giá trị trên bất động sản, như thế nào được quyền sở hữu, như thế nào phải chịu thuế. Tất cả các thứ đó ta phải có định nghĩa. Thứ hai là mức thuế thì TƯ đặt mức sàn và trần còn cụ thể thì nên để địa phương quyết định là vì TP HCM quá đông thì người ta đánh cao. Còn những nơi khác người ta cảm thấy muốn thu hút thì đánh thấp thôi.
Còn với việc tăng thu lệ phí trước bạ căn nhà thứ 2, ông Nguyễn Quốc Anh – Phó Tổng giám đốc batdongsan.com.vn nhận thấy đây vẫn là một trong những đề xuất đáng suy nghĩ, tuy nhiên cần có bài toán cụ thể hơn:
Một là nên tập trung hoặc chia nhỏ ra từng loại hình bất động sản. Hai là mức thuế làm sao cho phù hợp để dẩm bảo cân bằng giữa việc giúp cho thị trường sôi động và các nhà đầu tư có biên lợi nhuận nhất định; thứ 3 nữa là vẫn có sự định hướng về mặt hành vi phù hợp với định hướng của thị trường. Tôi nghĩ chúng ta không nên dựa trên cái cố định và cần dựa trên bài toán tổng thể và có những tính toán cụ thể hơn.
Và bên cạnh việc chống đầu cơ bất động sản, chúng ta cũng cần tính tới quyền được sở hữu tài sản của người dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Theo GS.TS Hoàng Văn Cường – Ủy viên Ủy ban Tài chính-Ngân sách Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, phải tránh tình trạng vì thuế cao mà giấc mơ có một căn nhà để ở với người có thu nhập thấp xa vời vợi:
Phải phân mức độ chịu thuế, ai ở mức diện tích tối thiểu thì ko phải chịu thuế. Anh nào ở vượt mức tối thiểu trở lên thì sẽ phải chịu thuế. Thứ hai là phải đánh thuế theo giá trị đất đai. Và phải đánh thuế dựa trên cơ sở giá trị tăng lên giữa lần mua lần bán để đánh vào người đầu cơ thôi. Khi mà thu thuế phần chênh lệch kia rồi thì nó sẽ k còn tình trạng có tiền cứ bỏ ra mua chờ tăng giá để bán, vì tăng giá bán thì vẫn phải nộp thuế và không tăng giá thì mình mất tiền.
Có thể nói, đề xuất thu thuế căn nhà thứ 2 trở lên của TP Hồ Chí Minh để quản lý, điều tiết thị trường nhằm hạn chế việc đầu cơ bất động sản, không đưa nhà đất vào để ở là đúng. Tuy nhiên, thành phố cần xem xét nghiên cứu, tính toán kỹ mức thu, đối tượng thu phù hợp để tạo sự đồng thuận của người dân.
Hải Phòng: Sinh viên "ngã ngửa" khi phải nộp thêm 21 triệu đồng
Nhiều sinh viên trường Đại học y Dược Hải Phòng "ngã ngửa" khi phải nộp thêm kinh phí đào tạo 21 triệu đồng/năm học.
TP Hải Phòng đang vào cuộc kiểm tra Trường Đại học Y Dược Hải Phòng liên quan đến một số phản ánh của sinh viên.
Trước đó, một số sinh viên Trường Đại học Y Dược Hải Phòng phản ánh, khi các em nhập học, nhà trường thông báo thu học phí 2,45 triệu đồng/tháng (24,5 triệu đồng/năm) và không có bất cứ khoản nào khác.
Một số ngành đào tạo khác có mức học phí từ 1,85-2,775 triệu đồng/tháng. Học phí này được nhà trường ban hành theo Quyết định số 1089 ngày 7/7/2022.
Ngày 1/2/2023, ông Nguyễn Văn Khải - Hiệu trưởng Đại học Y dược Hải Phòng ký Quyết định số 225 về việc điều chỉnh mức thu học phí của nhà trường năm học 2022-2023.
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Theo đó, mức thu học phí năm học 2022-2023 được điều chỉnh bằng với mức thu học phí năm học 2021-2022, giảm từ 2,45 triệu đồng/tháng xuống còn 1,43 triệu đồng/tháng.
Việc giảm học phí này được nhà trường thực hiện theo Nghị quyết 165 ngày 20/12/2022 của Chính phủ. Đây thực sự là quyết sách kịp thời của Chính phủ nhằm hỗ trợ sinh viên, gia đình có thu nhập thấp, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, qua đó bình ổn giá và kiểm soát lạm phát, góp phần phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, sau đó các sinh viên lại "ngã ngửa" khi nhà trường thông báo thu kinh phí đào tạo 2,1 triệu đồng/tháng (21 triệu đồng/năm) đối với hệ đào tạo chính quy, chính quy tập trung ngành y, điều dưỡng; 2,3 triệu đồng/tháng đối với ngành dược.
Nhiều sinh viên bức xúc cho biết, nhà trường thông báo giảm 10,2 triệu học phí nhưng thu thêm 21 triệu đồng/năm tiền kinh phí đào tạo là quá cao. Đồng thời nhiều sinh viên hỏi giảng viên kinh phí đào tạo là những khoản gì nhưng không được giải đáp, phản hồi.
Nghị định 81 có quy định mức học phí trần đối với khối ngành y dược và khối ngành sức khỏe khác, tại các cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm thu chi thường xuyên là 1.430.000 đồng/sinh viên/tháng. Hai khối ngành này có mức học phí trần cao nhất.
Trong trường hợp tổ chức giảng dạy, học tập theo học tín chỉ, cơ sở giáo dục có thể quy đổi để thu học phí theo tín chỉ nhưng tổng số học phí thu theo tín chỉ cả khóa học không được vượt quá mức học phí quy định cho khóa học nếu thu theo cả năm.
Liên quan đến vụ việc trên, PV đã liên hệ với Hiệu trưởng Đại học Y dược Hải Phòng nhưng không nhận được phản hồi.
Nhiều nhân viên bảo vệ rừng Đồng Nai nghỉ việc Diện tích rừng Đồng Nai cần bảo vệ rất lớn nhưng lực lượng cán bộ kiểm lâm và cán bộ Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai (Khu bảo tồn) lại đang rất thiếu, khiến công tác bảo vệ rừng trước đã khó nay càng khó khăn hơn. Lực lượng kiểm lâm có nhiều nhiệm vụ trong công tác bảo vệ...