Thứ thức ăn chẳng tốn 1 xu lại chuẩn sạch, lợn, gà cứ lớn ầm ầm, chưa xuất chuồng khách đã đặt bằng sạch
Nông dân Nghệ An bắt ốc bươu vàng, cá rô phi về trộn với lúa, ngô và rau trong vườn xay thành viên, cho lợn gà và ngan…ăn giúp giảm chí phí, tăng giá trị, lợi nhuận.
Thời gian gần đây nhiều, người dân ở Nghệ An đã biết tận dụng lúa, ngô, rau muống, rau khoai, củ quả, cá rô phi, ốc bươu vàng… và những phụ phẩm sẵn có xung quanh dể xay thành viên, rồi cho gia súc gia cầm ăn trực tiếp, giảm được giá thành đầu tư đáng kể.
Gia đình ông Phạm Văn Dần, trú tại xã Minh Châu, Diễn Châu (Nghệ An) tự làm thức ăn hữu cơ trong sản xuất chăn nuôi. Ảnh: Cảnh Thắng
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Phạm Văn Dần, trú tại xã Minh Châu, Diễn Châu cho biết: “Những lúc rảnh rỗi vào ban đêm, tôi thường đi bắt ốc bươu vàng, cá rô phi về trộn với lúa, ngô và rau trong vườn xay thành viên, để làm thức ăn cho gà, ngan, vịt rất tốt. Nhiều người biết gia đình tôi nuôi sạch nên đến khi xuất chuồng họ đến mua ngay tại nhà, thậm chí có hạ giá hơn thị trường một ít thì lợi nhuận vẫn cao. Vừa rồi tôi có bán đàn ngan 100 con giá 65.000 – 70.000/kg hơi”.
Chất lượng được nâng lên, bán được giá thành cao mà lại dễ bán, từ đó giá thức ăn đầu tư vào chăn nuôi lợn được giảm xuống từ 18.000 – 20.000đ/kg lợn hơi, đầu tư cho gà còn 25.000 – 30.000đồng/kg gà hơi.
Sau khi xay ốc bươu, cá rô phi với ngô, lúa…gia đình ông Dần ép thành viên rồi phơi khô cho gia súc gia cầm ăn dần rất hay. Ảnh: Cảnh Thắng
Nhận thấy lợi ích kép, nhiều địa phương đã tìm tòi học hỏi kinh nghiệm, để tận dụng vì tính thiết thực của nó. Ông Nguyễn Văn Đức – Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Thọ Thành (Yên Thành) cho biết: “Sau khi tìm hiểu và đánh giá về cách làm này rất thiết thực, và ích lợi, tại địa phương một số hộ dân đã triển khai, sắp tới xã sẽ tuyên truyền những hộ dân chăn nuôi lớn, làm trang trại VAC tận dụng thực phẩm xung quanh sản xuất theo hướng này rất tốt và hữu ích”.
Được biết, nếu trước đây người dân chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm thường có thói quen sử dụng thức ăn công nghiệp nên năng suất cũng như chất lượng sản phẩm không cao.
Đặc biệt, khi sử dụng thức ăn công nghiệp sẽ làm đội lên chi phí đầu tư trong chăn nuôi. Trong lúc các loại thực phẩm về nông nghiệp ngay tại vườn nhà sử dụng không hết, thậm chí đem vứt bừa bãi ở góc vườn, bờ mương, làm ảnh hưởng môi trường.
Video đang HOT
Quá trình trộn và xay thức ăn hữu cơ. Ảnh: Cảnh Thắng
Đó là nguyên nhân dẫn đến trong quá trình chăn nuôi, giá trị đầu tư cao, lợi nhuận lại thấp, chất lượng sản phẩm kém, khó bán, bị thương lái o ép, thậm chí khi gặp dịch bệnh, thiên tai thì trắng tay.
Nếu chưa tính tiền mua con giống và các chi phí khác, một con lợn sau 4 tháng xuất chuồng, giá trị đầu tư hoàn toàn bằng cám tổng hợp dao động từ 26.000 – 30.000 đồng/kg, một con gà khoảng 5 tháng là 50.000đ – 55.000 đồng/kg gà hơi, giá bán thì tùy thuộc vào từng thời điểm của thị trường.
Với những phương pháp so sánh, về giá trị thiệt hơn, với những tư vấn hướng dẫn của chuyên gia, mong muốn tìm được hướng tốt, chăn nuôi theo hướng hữu cơ, hướng sạch, đầu tư thấp, giá thành lại cao, dễ bán…
Những viên thức ăn hữu cơ sau khi được phơi khô để cho gia súc, gia cầm ăn. Ảnh: Cảnh Thắng
Ông Hồ Trọng Nga – Chủ tịch Hội Nông dân xã Minh Châu (Diễn Châu) cho rằng: “Việc làm sáng tạo của người dân, đã tận dụng bắt cá rô phi, ốc bươu vàng, làm sạch môi trường, lại có thực phẩm sạch cho gia súc, gia cầm sử dụng hàng ngày.”
Đặc biệt, hội Nông dân đang có chủ trương, khuyến khích người dân tham gia vào chuỗi sản xuất thức ăn theo hướng hữu cơ, để tạo ra nguồn thực phẩm sạch, việc người dân sáng tạo vận dụng thức ăn vào chăn nuôi là hướng đi đúng và trúng với thị trường hiện nay.
Quảng Bình: Làng đồi gò trước nghèo rớt mồng tơi nay đổi đời nhờ trồng thứ sâm bổ dưỡng này đây
Trên vùng gò đồi của xã Sơn Lộc, hoa sâm Bố Chính đang vào mùa nở rộ...Là một trong những vùng đất "kinh tế mới" của huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình), sau hơn ba thập niên xây dựng, tìm hướng đi đúng và phát huy tiềm năng thế mạnh, Sơn Lộc hôm nay bừng lên sức sống mới, diện mạo làng quê khang trang.
Từ một xã miền núi với dân cư thưa thớt, đến nay, Sơn Lộc có 760 hộ với trên 2.600 nhân
khẩu. Đảng bộ xã có 150 đảng viên sinh hoạt tại 8 chi bộ; trong đó có 5 chi bộ nông thôn và 3 chi bộ các đơn vị.
Cách đây khoảng 5 năm trước, xã Sơn Lộc được đánh giá là một xã với nhiều khó khăn của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Cấp ủy, chính quyền nơi đây luôn bộn bề nỗi lo từ đời sống, việc làm, thu nhập của mỗi người dân đến cơ sở hạ tầng nông thôn vừa thiếu vừa yếu. Bài toán về xây dựng nông thôn mới (NTM) thực sự nan giải đối với Sơn Lộc khi toàn xã chỉ đạt 6 tiêu chí NTM.
Với những trăn trở không ngừng của lãnh đạo địa phương, sự hỗ trợ của cấp trên và đồng lòng, đoàn kết của người dân, đến nay, xã Sơn Lộc đã tìm ra hướng đi đúng và đang vững vàng tiến dần trên chặng đường phía trước, đặt ra mục tiêu đặt đạt chuẩn NTM vào năm 2021.
Sâm Bố Chính đơm hoa trên vùng đất "kinh tế mới" xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Cùng chúng tôi dạo quanh trên các vùng đồi trồng sâm Bố Chính đang vào mùa hoa nở rộ, thăm các mô hình phát triển kinh tế của địa phương, đồng chí Hoàng Đăng Sơn, Bí thư Đảng ủy xã Sơn Lộc cho biết, trên địa bàn hiện xã hiện có 1 HTX sản xuất, kinh doanh nấm sạch và 1 công ty nông nghiệp xanh chuyên các mặt hàng nông sản, sản xuất và chăn nuôi gia súc, gia cầm...
Nhiều trang trại chăn nuôi và gia trại tổng hợp ở xã Sơn Lộc có quy mô khá bài bản. Đây là một trong những tiêu chí khó trong xây dựng NTM mà xã đã đạt được. Toàn xã hiện có 15 tiêu chí NTM đạt và một vài tiêu chí xấp xỉ hoàn thành. Nhưng cơ bản vẫn là đời sống của người dân khá ổn định với mức thu nhập 38 triệu đồng/người/năm.
"Nếu như xuất phát điểm còn lắm khó khăn thì nay Sơn Lộc đã có kết cấu hạ tầng hoàn thiện: từ điện, trạm đến trường học đều được xây dựng khang trang; 5/5 thôn có nhà văn hóa, sân vận động; từ giao thông nông thôn đến thủy lợi nội đồng đều được bê tông và cứng hóa. Xã đã mở rộng nhiều vùng sản xuất tập trung phù hợp với điều kiện đất đai..., từ đó, nâng cao giá trị văn hóa tinh thần, đồng thời tạo điều kiện tăng thu nhập cho người dân trên cùng đơn vị diện tích hay trên một sản phẩm..., Bí thư Đảng ủy xã Hoàng Đăng Sơn chia sẻ thêm.
Theo đồng chí Hoàng Đăng Sơn, năng suất sản lượng lúa ở xã Sơn Lộc năm sau cao hơn năm trước. Nếu năm 2015, năng suất lúa chỉ đạt 45 tạ/ha, sản lượng 1.200 tấn thì nay, năng suất đạt 51 tạ/ha, sản lượng 1.400 tấn.
Hiện, bà con nông dân trong xã đang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa vụ đông-xuân. Đây là một trong những vụ mùa bội thu nhất từ trước đến nay, với năng suất lúa ước đạt gần 53 tạ/ha.
Để mức thu nhập của người dân ngày càng tăng, ngoài phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, cơ giới hóa, những năm qua, xã Sơn Lộc chú trọng phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn.
Các hoạt động buôn bán, kinh doanh cũng được nhân rộng và phát triển mạnh. Toàn xã hiện có gần 100 xe ô tô, máy nông nghiệp các loại để phục vụ nông nghiệp và dịch vụ vận tải hàng hóa; 87 hộ kinh doanh buôn bán nhỏ và vừa.
Dưa hấu ở vùng đồi Sơn Lộc, huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình) đậm đà, được thương lái đến thu mua tận nơi.
Ngoài ra, để giải quyết thêm việc làm cho người dân, Sơn Lộc chủ động liên kết với các trung tâm, trường dạy nghề của tỉnh để giới thiệu cho con em trên địa bàn tham gia đào tạo nghề, tư vấn tìm kiếm việc làm và xuất khẩu lao động. Bình quân hàng năm, toàn xã có trên 100 lao động có việc làm mới; trong đó có 50 người xuất khẩu lao động ra nước ngoài.
Quảng Trị: Loài thú rừng quý hiếm xuống đường cắn trọng thương người, chưa tìm ra cách xua đuổi
Trên cơ sở quy hoạch NTM, xã đã quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung theo quy mô trang trại lớn, bỏ dần tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ. Trên địa bàn xã xuất hiện nhiều trang trại chăn nuôi lợn, gà quy mô lớn. Điển hình có mô hình chăn nuôi lợn từ 100 đến 200 lợn nái ngoại và từ 150 đến 200 lợn thịt/lứa; mô hình kết hợp nuôi cá-lúa khép kín ở thôn Đồng Sơn, Thanh Lộc đưa lại hiệu quả kinh tế cao.
Để các loại nông sản của bà con nông dân trên địa bàn sản xuất có đầu ra thuận lợi, xã đã tạo điều kiện, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các thành phần kinh tế hoạt động hiệu quả với việc hình thành các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Một trong những chuỗi sản xuất có hiệu quả, giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở Sơn Lộc là mô hình trồng cây dược liệu của Công ty TNHH Nông nghiệp xanh Quảng Bình (ở thôn Đồng Sơn). Sản phẩm trà túi lọc cà gai leo của công ty được tỉnh công nhận sản phẩm OCOP, đạt tiêu chuẩn 3 sao.
Ông Phan Văn Tiến, đại diện Công ty Nông nghiệp xanh Quảng Bình cho hay: "Công ty hiện có 9ha sâm Bố Chính, 1ha cà gai leo đang giai đoạn phát triển, sắp cho thu hoạch. Hy vọng thời tiết "mưa thuận, gió hòa" như dịp này, trong thời gian tới, công ty chúng tôi sẽ lãi hàng trăm triệu đồng nhờ thu hoạch sâm củ. Từ các mô hình, công ty có doanh thu đạt trên 3 tỷ đồng/năm; tạo được việc làm thường xuyên cho 15 lao động và 30 lao động thời vụ với mức lương bình quân 5-6 triệu đồng/người/tháng."
Kinh tế phát triển, đời sống người dân tăng lên nên khi phát động phong trào chung sức xây dựng NTM, Sơn Lộc nhận được sự đồng thuận cao từ phía người dân.
Nông dân Nghệ An thu hoạch lúa hè thu chạy lụt "Xanh nhà hơn già đồng" nông dân vùng trũng của huyện Yên Thành, Diễn Châu (Nghệ An) đã ra đồng thu hoạch lúa hè thu, phòng khi lũ lụt về. Khi lúa hè thu đã chín được 80%, bà con nông dân vùng trũng Yên Thành đã thuê máy gặt về thu hoạch khi thời tiết còn nắng ráo. Ảnh: Xuân Hoàng Từ...