Thư tay của John Lennon đạt mức giá kỷ lục
Một lá thư tay do danh ca viết cho nhà tổ chức chương trình truyền hình kỳ cựu Joe Franklin vừa được mua với giá hơn 28 ngàn USD, trong khuôn khổ buổi đấu giá của hãng RR.
Trong bức thư viết tại văn phòng hãng thu âm Apple Records vào năm 1971, ngay sau khi Yoko Ono phát hành album Fly, Lennon đã say sưa kể về tài năng âm nhạc của vợ mình và nhờ Franklin lắng nghe album mới nhất của cô. “Tất nhiên bản thân Yoko sẽ lý giải về âm nhạc của mình tốt hơn, tôi chỉ có ý giới thiệu album này thôi. Một cách rất thẳng thắn, ca khúc mang tên Mrs. Lennon trong album Fly là một ví dụ cho thấy cô ấy nghiêng về trường phái bảo thủ hơn” – Lennon viết – “Vợ tôi đã được đào tạo như một nhạc sĩ nhạc cổ điển, và theo học chuyên ngành soạn nhạc tại trường Sarah Lawrence. Có thể nghe sẽ rất khó hiểu, nhưng đừng để điều đó khiến bạn lo sợ”, trích thư.
John Lennon và Yoko Ono.
Bức thư tay Lennon viết cho Franklin là chỉ là một trong nhiều món đồ liên quan đến Beatles được bán tại phiên đấu giá ngày 24/10 này. Một loạt các giấy tờ mua bán chứng khoán có chữ ký của tất cả các thành viên Beatles từ năm 1969 cũng được bán với giá 16 ngày USD.
Ngoài các kỷ vật của Beatles, gần 350 mặt hàng lưu niệm khác về các ban nhạc rock cũng được rao bán. Đó là các cuống vé xem chương trình biểu diễn của Beatles, bản thu của ban nhạc Crosby, Stills and Nash, bản nhạc viết tay của nhóm Led Zeppelin cho ca khúc đình đám Stairway to Heaven và một cây guitar từng được Neil Schon của ban nhạc Journey sử dụng.
Món đồ đạt giá “khủng” nhất trong cuộc đấu giá là một cây guitar bass Fender Precision mà Dee Dee Ramone sử dụng trên sân khấu vào khoảng giữa thập niên 1980. Cây đàn được bán với giá suýt soát 38 ngàn USD.Ngoài ra, lời bài hát viết tay của Joey Ramone cho ca khúc solo Maria Bartiromo đã được mua với giá gần 2 ngàn USD. Một chiếc kính của Ramone cũng được bán với giá hơn 12 ngàn USD. Trong khi đó một chiếc quần da màu đen và một chiếc áo da ông từng mặc cũng được bán với giá 7 ngàn USD mỗi hiện vật.
Theo Vân Anh/TTVH
Những tội ác kinh hoàng do bị ám ảnh
Có những vụ án mà những tên tội phạm bị ám ảnh bởi các câu chuyện được xem, những ca khúc hay thể loại âm nhạc .... những người nổi tiếng tình cờ trở thành nạn nhân của chúng.
Kẻ ám sát bị ám ảnh bởi nhân vật chính trong tiểu thuyết
Năm 1980, khi Mark David Chapman bị bắt do ám sát ca sỹ lừng danh John Lennon- thành viên của nhóm nhạc nổi tiếng The Beatles, trên tay hắn cầm hai thứ: khẩu súng và cuốn tiểu thuyết Bắt trẻ Đồng xanh (The Catcher in The Rye) của nhà văn Mỹ J.D Salinger.
Video đang HOT
Tên tội phạm Chapman có một tuổi thơ đầy sợ hãi do bạo lực gia đình, bản thân hắn lâm vào con đường nghiện ngập, nhưng anh là là một con người tôn sùng Đạo Thiên Chúa. Hai sự kiện đã thay đổi cuộc đời hắn ta mãi mãi, đó là việc thần tượng của hắn, ca sỹ John Lennon tuyên bố The Beatles đã nổi tiếng hơn cả Chúa Giêsu và say mê cuốn tiểu thuyết The Catcher in The Rye.
Giống như bao nhiêu người tôn sùng Đạo, Chapman đã bực tức khi nghe John Lennon tuyên bố như vậy. Và khi đọc cuốn tiểu thuyết, Chapman đồng cảm với nhân vật chính trong truyện là Holden Caulifield, biến mình thành nhân vật đó (trong truyện, Holden sau khi bị đuổi học đã đi lang thang trên khắp đường phố New York, thấy đâu cũng là những kẻ lừa dối, giả tạo). Chapman sau khi bị bắt đã nói: "John Lennon nói với chúng ta thử tưởng tưởng trên Thế giới không có sự tư hữu, trong khi chính bản thân anh ta có tài sản kếch xù với hàng triệu đô, du thuyền, trang trại, bất động sản. Anh ta cười nhạo những người như tôi khi tin vào những lời dối trá trong các bài hát của anh ta và đổ tiền đi mua các album".
Vào 8/12/1980, Chapman rời New York và hầu hết dành thời gian theo dõi căn hộ tại tòa nhà The Dakota, nơi vợ chồng John Lennon sinh sống. Khi John Lennon và vợ rời phòng thu âm Record Plant, Lennon đã ký tên vào album mới nhất của mình Double Fantasy cho Chapman (xem hình trên). Khi Lennon trở về nhà đã bị Chapman giết hại ngay trước sự chứng kiến của vợ mình. Chapman ngồi tại hiện trường, đọc cuốn tiểu thuyết The Cathcher in The Rye cho đến khi bị cảnh sát bắt. Trong cuộc thẩm vấn, kẻ ám sát đã khai rằng " Tôi muốn John Lennon là của riêng tôi và phần lớn con người trong tôi là Holden, phần còn lại chính là ác quỷ"
Tên sát nhân máu lạnh chìm đắm trong thể loại Rock- Heavy metal
Các tội ác của Richard Ramirez được cả nước Mỹ gọi là " tín đồ quỷ Satan" trong suốt những năm 1980. Ramirez là fan cuồng của dòng nhạc Rock- Heavy metal. Trước khi bị bắt vào 30/8/1985, hắn đã giết hại 15 người và đánh đập hàng chục người tại Los Angeles. Được mệnh danh là "Night Stalker", Ramirez là fan của nhóm nhạc AC/DC, ảnh hưởng bởi những bài hát trong album Highway to Hell, đặc biệt là lời bài hát "Night Prowler". Hắn cho rằng "Night Prowler"nói về quỷ Satan đi trong bóng đêm, cướp đi mạng sống của con người. Thực tế thì "Night Prowler" chỉ đơn giản nói về chàng trai lẻn vào phòng người yêu vào ban đêm. Trong trại giam, Ramirez đã thú nhận những vụ án giết người thực hiện theo lời của nhạc phẩm " Night Prowler".
Ám sát Tổng thống Mỹ chỉ vì gây sự chú ý của nữ diễn viên.
Trước khi cố gắng ám sát Tổng thống Mỹ Ronald Reagan vào năm 1981, John Hinckley bị ảnh hưởng nặng nề từ bộ phim Taxi Driver (1976) thuộc thể loại hình sự- tội ác, của đạo diễn Martin Scorcese.
Hinckley coi mình là bản sao của nhân vật chính Travis Bickle, một gã lái xe tâm thần. Hắn bắt đầu tập bắn súng, ăn mặc giống Bickle và cũng đem lòng ngưỡng mộ nữ diễn viên trong Taxi Driver, Jodie Foster. Hắn lang thang khắp thành phố để gặp và bày tỏ lòng mến mộ của mình dành cho Foster nhưng không có kết quả. Cuối cùng với ý nghĩ điên khùng, Hinckley quyết định cầm súng và ám sát Ngài Reagan để thu hút sự chú ý của nữ diên viên Foster. Tuy nhiên, sau một thời gian dài bị bắt, Hinckley được trắng án do mắc bệnh tâm thần và được gửi trả lại bệnh viên tâm thần Washington, nơi hắn đã từng lưu trú trước đây.
Bộ phim bị cấm ở Anh trong 27 năm sau khi hàng loạt vụ giết người xảy ra
Năm 1972, đạo diễn Stanley Kubrick rút bộ phim A Clockwork Orange (Cỗ máy giết người) ra khỏi hệ thống phát hành ở Anh vì hàng loạt tội ác đều bắt chước mù quáng theo bộ phim. Bộ phim khai thác đề tài bạo lực của cậu thanh niên 17 tuổi Alex DeLarge và băng đảng của cậu ta. Alex cùng băng đảng lang thang khắp thành phố, đánh đập nạn nhân và cưỡng hiếp phụ nữ. Nhiều vụ án xảy ra lúc đó có tình tiết giống hệt trong phim:
Một cậu bé 16 tuổi giết chết người đàn ông dựa theo cách thức giết người trong bộ phim.
Vụ án hãm hiếp cô gái người Hà Lan 17 tuổi của một băng đảng cũng tương tự như trong phim, Alex và đồng bọn đột nhập vào một ngôi nhà và cưỡng hiếp một cô gái.
Vụ hành hung người dã man của cậu bé 16 tuổi có kiểu ăn mặc giống như Alex : quần áo trắng đồng bộ, đội mũ quả dưa hấu và đi đôi combat boots.
Chính gia đình đạo diễn Kubrick cũng bị đe dọa nhiều lần và áp lực từ những người biểu tình lên án bộ phim buộc những người có trách nhiệm phải đình chiếu bộ phim ám ảnh này.
Album của The Beatles báo trước cuộc chiến tranh sắc tộc.
Có một mối liên hệ giữa tên giết người tàn bạo Charles Manson với Album Trắng của The Beatles.
Charles Manson là người đứng đầu tổ chức tà giáo " Gia đình Manson" ( Manson Family) nổi tiếng ở Mỹ vào những năm 60. Hắn tự cho bản thân đã nhận được sự gợi ý từ lời bài hát Helter Skelter trong Album Trắng, và phát động cuộc chiến tranh ngày tận thế "Helter Skelter" . Đối với The Beatles và những người nghe nhạc khác, Helter Skelter chỉ nói về chuyến đi chơi trong công viên giải trí. Mục đích của Manson là giết người da trắng, sau đó gây nên cuộc chiến giữa người da trắng và người da đen. Chỉ trong 1 tuần, Manson Family đã giết chết 7 người da trắng với thủ đoạn man rợ.Ttại một trong những địa điểm gây án, trên tường có dòng chữ "Helter Skelter" được viết bằng máu của nạn nhân.
Manson Family đã gây chấn động toàn nước Mỹ vì những tội ác dã man, khủng khiếp.
Bộ phim để tài chiến tranh gây ra hàng loạt vụ tự tử.
Bộ phim đoạt giải Oscar Kẻ săn hươu (The Deer Hunter) nói về đề tài phản đối chiến tranh, đã dẫn đến hàng loạt vụ tự sát sau khi phát hành vào năm 1978.
Trong phim, 3 nhân vật tham gia chiến tranh tại Việt Nam đã cùng bị bắt tại một trận đánh. Trong trại giam, họ cùng với những binh lính khác đã phải trải qua nỗi sợ hãi khi chơi trò chơi tử thần Russian roulette. Đó là trò chơi bỏ 1 viên đạn vào ổ đạn súng Rouleau ( có 6 lỗ đạn). Người chơi quay ổ đạn ngẫu nhiên, chĩa súng vào thái dương rồi bóp cò. Xác xuất chết là 1 /6.
Theo nhiều báo cáo, các nạn nhân sau khi xem bộ phim Kẻ săn hươu đã tự sát theo cách bắn súng vào thái dương như trong phim. Không chỉ dừng lại ở các vụ tự tử, nó còn gây ra hàng loạt vụ sát hại khác. Một tên cướp đã bắt cóc người đàn ông gần Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, sau đó giết ông ta theo cách bắn súng vào thái dương. Tương tự, một người bảo vệ ở nhà tù ở tiểu bang Rhode Island đã bắn một tù nhân trong khi đang kể về những cảnh chơi trò Russian roulette có trong phim.
Seri phim truyền hình về kẻ giết người hàng loạt gây ra hàng loạt vụ giết người
Phim kể về Dexter Morgan, nhân viên pháp y của Sở cảnh sát Miami, nhưng ban đêm, Dexter trở thành kẻ giết người man rợ. Hắn là một kẻ sát nhân rối loạn thần kinh đa nhân cách và cũng có tính kỷ luật, người thỏa mãn sự khát máu về đêm bằng cách tiêu diệt những kẻ giết người hàng lọat. Nhiều vụ giết người bị ám ảnh bởi Dexter.
Một phụ nữ 21 tuổi đã đâm cha mình giữa tim. Trong quá trình thẩm vấn, cô ta không chỉ so sánh chính bản thân với Dexter mà hình đại diện của cha mình trong điện thoại chính là hình của Dexter.
Bị cáo giết người Miranda Barbour 19 tuổi đã tự cho mình là đang có cuộc sống như Dexter và tuyên bố chỉ giết những kẻ đáng tội.
Năm 2010, Andrew Anthony Conley 17 tuổi thừa nhận với chính quyền khi đâm em trai Connor 10 tuổi đã làm theo Dexter.
Tên giết người hàng loạt sống trong cái bóng của siêu anh hùng
James Holmes lúc nào cũng thấy ám ảnh bởi hình tượng Batman. Vào đêm 20/7/2012, Holmes đã xả súng liên hồi tại một rạp chiếu phim thuộc bang Colorado (Mỹ) khi đang công chiếu bộ phim Hiệp sỹ bóng đêm (The Dark Knight), làm 12 người chết và 70 người bị thương. Mọi người không hề tin rằng một sinh viên nhút nhát, ít nói và hiền lành như Holmes lại mang 4 khẩu súng vào trong rạp, gây ra tội ác khiến cả thế giới bàng hoàng . Trước khi đến rạp, Holmes còn cài mìn, chất chất nổ đầy căn hộ của mình với mục đích giết thêm nhiều người dân xung quanh.
Khi bị bắt, Holmes nhuộm tóc màu vàng cam và tự nhận mình là thằng hề Joker, kẻ thù của Batman trong loạt phim Hiệp sỹ bóng đêm.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Phim về tứ quái The Beatles kỷ niệm 50 năm ra mắt Nhân dịp này, khán giả sẽ có dịp được thưởng thức lại bộ phim "A Hard Day's Night" về ban nhạc nổi tiếng nhất thế kỷ XX tại các rạp chiếu phim và với định dạng đĩa blu-ray. Một tháng sau khi "xâm lăng" thị trường âm nhạc Mỹ vào năm 1964 bằng sự xuất hiện trong chương trình Ed Sullivan Show, bộ...