Thử sống ở ngõ Hà Nội một ngày, sẽ hiểu vì sao có chuyện dựng barie ngăn xe máy
Những ai từng bị “tra tấn” bởi dòng xe né tắc đường lao vào ngõ nhỏ sẽ không mắng mỏ quá nặng lời với các cư dân dựng barie chắn ngõ, dù không ủng hộ hành vi đó.
Hơn 30 năm qua, tôi sống ở một con ngõ nhỏ ở khu Văn Miếu. Đây là ngõ thông ra hai con đường một chiều nên xe qua lại nhiều. Nhà tôi lại ở giữa ngõ nên mỗi ngày vào giờ giao thông cao điểm, trước cửa nhà luôn có cảnh người xe chen chúc. Ngõ chỉ rộng khoảng 1,5m, thường thì hai xe đi qua phải hơi nghiêng để tránh nhau, chuyện ùn tắc xảy ra như cơm bữa.
Mỗi sáng, vợ tôi không thể tự dắt xe máy ra để đi làm vì thềm nhà xây cao chống ngập, trong khi ngay dưới thềm là xe cộ liên miên không dứt; nếu thiếu sức khỏe và sự khéo léo thì sẽ không thể nào lách vào dòng xe qua lại tấp nập ấy. Tôi luôn phải giúp vợ việc này, sau đó chuẩn bị đưa con trai 8 tuổi đi học.
Hai bố con rất vất vả khi dắt díu nhau đi bộ luồn lách qua luồng xe cộ, lắm khi bị những chiếc xe đang gấp rút né tắc đường va phải, bầm tím cả người. Ra đến mặt đường, tôi dặn con đứng yên, nép gọn vào hè chờ bố, còn bản thân đi ngược vào nhà lấy xe máy chạy ra chở thằng bé đến lớp. Quy trình lộn qua lộn lại này có khi mất đứt 30 phút. Con tôi gọi vui đó là thể dục buổi sáng, còn với tôi đó là một nỗi cực nhọc đành chấp nhận vì sống trong ngõ nhỏ thông đường.
Chiều muộn trở về, mang được xe máy vào nhà khi cả đoàn xe chỉ chực lao vào mình cũng là một vấn đề. Nhiều lúc tôi muốn phát điên thì họ cáu kỉnh bấm còi như đang mắng tôi cản đường, chỉ vì tôi cần khoảng chục giây để mở cửa và lựa thế đẩy xe vào nhà.
Xe máy quay đầu khi “đụng” barie chắn ngõ. (Ảnh: Znews)
Không chỉ khó khăn trong di chuyển hay điếc tai vì tiếng ồn, người dân trong các con ngõ nhỏ gần khu tắc đường như tôi còn phải hít thở không khí ô nhiễm. Nhà cửa san sát hai bên nên không khí kém lưu thông, luôn ngột ngạt, dòng xe cộ còn kéo theo khói bụi, mùi xăng dầu sực lên, vô cùng độc hại, không thở nổi.
Nhiều nhà chật chội quá, bí bách quá nên muốn mở cửa sổ rộng ra để lấy không khí vào nhà, nhưng nào dám! Cứ thế, mọi người sức khỏe giảm sút, cơ thể mệt mỏi.
Bởi vậy, tôi rất hiểu cảm giác của người dân một số nơi tại phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội khi họ lắp barie ngăn xe máy vào ra qua ngõ trong giờ cao điểm giao thông. Hành động này bị nhiều người coi là ngăn sông cấm chợ, là lấy lệ làng lấn át phép vua. Quả thật, những hành động không đúng với các quy định pháp luật thì không nên ủng hộ và phải bị ngăn chặn.
Tuy nhiên, những ai từng bị “tra tấn” hằng ngày bởi âm thanh bấm còi và rú ga của hàng chục chiếc xe máy một lúc, liên tục trong vài tiếng đồng hồ buổi sáng, từng chịu đựng cảnh bế tắc vì đường trước nhà mình mà mình không thể bước nổi một chân xuống để đi làm hay đưa con đi học trong khi người ở đâu đâu cứ phóng ầm ầm… chắc sẽ thông cảm và không dùng lời lẽ quá gay gắt cho họ.
Video đang HOT
Thật sự, lắp barie chắn ngõ là hành động cực chẳng đã, vì khi làm vậy, họ không chỉ ngăn cản người nơi khác mà còn làm khó chính mình. Người dân trong ngõ cũng bị chắn đường vào ra, mỗi lần qua phải xuống xe, mở khóa. Phải ở tình huống bất đắc dĩ lắm, họ mới chọn cách vừa khổ mình, vừa khổ người như vậy.
Những người lao xe vào ngõ sẽ rút ngắn khoảng chục phút, vài chục phút thời gian tắc đường, còn cư dân trong ngõ phải chịu đựng sự ồn ào và hỗn loạn vài tiếng đồng hồ mỗi sáng và vài tiếng nữa mỗi chiều, triền miên từ ngày này sang ngày khác. Bắt đầu ngày mới hay kết thúc ngày làm việc mệt mỏi luôn là cảnh inh tai nhức óc và chen chúc, nhiều người phát cáu, “nổi điên” cũng không có gì lạ.
Khi bản thân chịu áp lực, mệt mỏi dài ngày, thật khó nghĩ đến chuyện hy sinh cho lợi ích chung. Bản thân những người từ đường lớn lao vào ngõ cũng vậy, họ cũng đâu nghĩ tới những bất tiện của các hộ dân nơi đây!
Như những người tôn trọng pháp luật khác, tôi hy vọng những barie cản trở giao thông sẽ bị phá dỡ, nhưng cũng mong các cơ quan chức năng sớm đưa ra giải pháp để những người dân trong ngõ đỡ thiệt thòi và áp lực quá mức.
Mẹ đảm ở Hà Nội chia sẻ: Đã từng có năm tiêu hết 60 triệu, ở tuổi 46, tôi nhận ra rằng Tết nào chi càng ít thì Tết đó càng vui
Tôi không muốn biến dịp nghỉ ngơi hiếm có của mình thành cuộc chiến chi tiêu.
Câu chuyện được chia sẻ bởi chị Thu Thảo, 46 tuổi ở Hà Nội.
Càng có tuổi tôi càng nhận ra rằng dường như những năm gần đây, ngày Tết không còn cái sự háo hức, mong đợi như ngày xưa nữa.
Tôi còn nhớ hồi bé, có khi từ trước Tết cả tháng trời, tâm trí đã lúc nào cũng chỉ nghĩ đến nghỉ Tết rồi. Ban đầu tôi còn cho rằng chắc là mình lớn tuổi rồi nên không còn nhiều mặn mà với Tết nữa nhưng đám con cháu nhà tôi dường như cũng như vậy.
Có quá nhiều lý do để người ta càng ngày càng e ngại Tết.
1. Áp lực kinh tế: Chi phí cho dịp Tết ngày càng cao, từ mua sắm, quà cáp, đến lì xì. Điều này tạo ra áp lực tài chính đối với nhiều gia đình, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế hội nhập và biến động.
2. Thay đổi trong lối sống: Với sự phát triển của xã hội hiện đại, nhiều người trẻ ưu tiên du lịch, trải nghiệm mới thay vì truyền thống đoàn tụ gia đình. Tết không còn là dịp duy nhất để gia đình quây quần bên nhau.
3. Công việc bận rộn: Nhiều người hiện nay phải làm việc xa nhà, thậm chí làm việc qua Tết, khiến họ không thể trở về nhà để ăn Tết cùng gia đình.
4. Thế hệ trẻ và văn hóa toàn cầu: Sự tiếp xúc với nền văn hóa toàn cầu khiến giới trẻ ít mặn mà hơn với các truyền thống, họ tìm kiếm những hình thức giải trí và kỷ niệm khác.
5. Sự thuận tiện của công nghệ: Công nghệ giúp con người liên lạc với nhau mọi lúc mọi nơi, làm giảm đi sự đặc biệt của việc về nhà đoàn tụ trong dịp Tết.
6. Sự thay đổi trong quan niệm và giá trị: Một số người có thể xem Tết như một thời gian cho sự nghỉ ngơi và thư giãn thay vì nhấn mạnh các nghi lễ truyền thống.
Vì muốn gia đình giữ được những cảm xúc thiêng liêng của ngày Tết đoàn viên nên tôi đã có những thay đổi trong việc chuẩn bị cho ngày Tết và sau 5 năm thay đổi, tôi nhận ra rằng cứ cái Tết nào càng chi tiêu ít tiền thì cái Tết đó lại càng vui.
Trong 2 năm đầu tiên, tôi đã để ra 20 triệu để chi tiêu cho toàn bộ những việc liên quan đến Tết và chia ra làm 4 khoản, mỗi khoản 5 triệu đồng.
1. Khoản chi cho ăn uống của cả nhà.
2. Khoản mua sắm trang trí nhà cửa.
3. Khoản đi du xuân, đi chơi ngày Tết.
4. Khoản mừng tuổi con cháu, bà con.
Trước đó, đã từng có năm tôi cho rằng ăn Tết càng to thì lại càng vui, càng hân hoan. Tôi không tiếc tiền chi cho ngày Tết, có năm hết Tết rồi ngồi tính lại thấy mình tiêu hết cả 60 triệu đồng. Nhà thì không đông đúc gì, có mỗi 2 vợ chồng tôi, 2 vợ chồng thằng lớn, đứa con gái út và 2 thằng cháu nội thôi.
Khoảng 5 năm trước thì kinh tế khó khăn hơn 1 chút, tôi bàn với cả nhà Tết tiết kiệm chút và sau 2 năm đầu đó, tôi cảm thấy mọi thứ đều rất ổn, không thiếu thốn cái gì, mọi thứ đủ đầy. Thế là sang năm thứ 3 tôi quyết định cắt giảm thêm 1 chút nữa xem sao.
Từ năm thứ 3 này, tôi chỉ để ra 15 triệu để tiêu Tết và chia thành 3 khoản thay vì 4 khoản như trước.
1. Khoản chi cho các loại thực phẩm Tết: 5 triệu đồng.
2. Khoản chi cho đồ cúng, đồ bày biện nhà cửa: 5 triệu đồng.
3. Khoản chi mừng tuổi, du xuân: 5 triệu đồng.
Và cho đến hiện tại, tôi vẫn áp dụng kế hoạch chi tiêu Tết này cho đại gia đình mình. Năm nay, tôi dự định vẫn sẽ chi như vậy nhưng sẽ chủ động mua sắm 1 số đồ để được lâu sớm hơn 1 chút và lên danh sách đồ phải sắm chi tiết hơn để đỡ thiếu cái này cái kia, sát Tết mua cái gì cũng đắt đỏ hơn.
Chi tiêu ít đi đồng nghĩa với nhiều thứ sẽ đơn giản hơn, tôi có nhiều thời gian nghỉ ngơi và chăm chút cho con cháu cũng như sắp xếp lại nhiều thứ trong nhà. Tết vui, không áp lực tiền bạc, con cái không cần lo chuyện phải biếu bố mẹ thì tự nhiên mọi người đều vui vẻ cả. Ăn uống đơn giản vừa phải nên không thừa mứa, đến bữa vẫn thấy muốn ăn chứ không phải ngấy đến tận cổ.
Quả thật, ở cái tuổi 46, tôi thấy càng chi tiêu ít tiền, Tết lại càng vui!
Ngủ dậy sau 1 buổi trưa đã thấy nửa cái mạng xã hội "đi trà đá" với Sơn Tùng M-TP! Hoá ra Sơn Tùng "uy tín". Người không uy tín là chúng ta! Sơn Tùng M-TP chính là cái tên nổi nhất hôm nay! Cứ lướt vài bài post kiểu gì cũng thấy hình ảnh Sơn Tùng M-TP bị cho "leo cây" ở quán trà đá. Điều này bắt nguồn từ lời hứa của anh chàng trong một sự kiện âm nhạc ở...