Thư sai chính tả cùng 500 ngàn đồng mẹ gửi lên, cô gái xé vội lá thư vứt đi ai ngờ….
Mai vào nhận tiền xong, thấy lá thư sai chính tả chi chít, viết nguệch ngoạc của mẹ thì giấu nhẹm đi, cô lấy 500 ngàn đồng bỏ vào ví rồi xé vội lá thư, vứt nó vào thùng rác.
ảnh minh họa
Mai là đứa con duy nhất trong gia đình học giỏi và đỗ vào một trường đại học lớn ở thành phố. Khỏi phải nói, mẹ cô và anh chị cô vui mừng như thế nào khi biết tin. Nhưng nhà Mai nghèo lắm, mẹ cô chỉ có 3 sào ruộng, anh cô thì đi làm phụ hồ ở miền Nam, chị thì lấy chồng xa rồi cũng ở nhà làm thuê làm mướn. Bố Mai mất sớm nên mẹ con cô cứ phải rau cháo nuôi nhau qua ngày.
Mai đi học ở thành phố, nhà nghèo nên một tháng, mẹ cô chỉ gửi được cho cô 900 ngàn. Với số tiền đó, Mai phải giật gấu vá vai lắm mới tồn tại được. Cô ở ký túc xá, suốt ngày chỉ chăm chỉ học mà không dám đi đâu vì sợ tốn tiền. Nhưng số tiền mẹ gửi lên không phải tháng nào cũng cố định, có tháng mẹ Mai chỉ gửi được 500 ngàn, 600 ngàn. Thường những lúc đó Mai chỉ ăn mỳ tôm, có khi cả ngày chỉ ăn một gói chia hai bữa cho tiết kiệm tiền.
Được năm đầu ngoan ngoãn, đến năm thứ hai Mai bắt đầu mặc cảm với chúng bạn về hoàn cảnh nghèo khó của mình. Cô thấy tủi thân khi bố mẹ bạn bè ai cũng có điều kiện, một tháng ít nhất cũng gửi cho họ 1 triệu chứ chẳng ai như cô, cứ phải giật gấu vá vai từng đồng một. Hơn nữa, bạn bè trong phòng cô ai cũng có thẻ ATM rồi bố mẹ cứ chuyển tiền vào đó rất tiện nhưng mẹ cô thì chả biết cái ATM là cái gì, tháng nào bà cũng gửi tiền bằng bưu điện rồi gửi cho cô một lá thư nhỏ, dặn dò các kiểu. Mẹ Mai ít học, viết thư đôi khi còn sai lỗi chính tả nhưng khi nào bà cũng viết vài dòng cho Mai. Lúc mới lên thành phố, đó là niềm an ủi cho Mai để cô đỡ nhớ nhà, nhưng sau này, cứ mỗi lần nhìn thấy lá thư đó là Mai lại cảm thấy tức giận và xấu hổ. Cô thường giấu bạn bè mang về giường rồi bật đèn lên đọc, đọc xong cô cất vào cái rương của mình và thường thì không cho ai biết nội dung dù bạn bè cũng hay hỏi.
(Ảnh minh họa)
Đợt đó, Mai gọi điện về nhà hàng xóm rồi nhờ người gọi mẹ mình sang nghe. Thấy mẹ vừa bắt máy, Mai đã nói luôn:
- Mẹ, mẹ lên huyện làm cái thẻ ATM rồi gửi tiền vào cho con đi, tháng nào mẹ cũng gửi bằng bưu điện thế mệt lắm.
- ATM là cái gì hả con? Mẹ không biết cái đó. Mà huyện xa lắm con ạ, phải đạp xe 15km đó.
Video đang HOT
- Trời ơi, tháng đi có 1 lần thôi mà mẹ. Bạn con ai cũng rút tiền bằng cái thẻ đó oách thế, con thì cái gì cũng không có. Tiền thì được mấy trăm.
Mai thấy mẹ mình không nói gì nữa, cứ nghĩ bà đã đồng ý rồi. Thế mà tháng sau vẫn thấy mẹ gửi tiền bằng bưu điện rồi kèm theo lá thư. Mai điên lắm, cô thấy mình thật thiệt thòi so với chúng bạn. Rõ là cô học hành thuộc dạng tanh tưởi nhất lớp mà cái áo, cái quần không có mà mặc, cái gì cũng tụt hậu, đến cái thẻ ATM cũng không có, thật là không còn từ nào để diễn tả được nữa.
Tháng tiếp, mới được nửa tháng nhưng Mai đã hết sạch tiền. Cô gọi về cho mẹ bảo:
- Con cần tiền để làm tiểu luận, mẹ gửi lên cho con chút đi.
- Mới nửa tháng mà tiêu hết tiền rồi hả con?
- Mẹ khi nào cũng nói câu đó. Mẹ có biết con chỉ được cho số tiền bằng một nửa bạn con không? Con không biết đâu, mẹ gửi lên cho con hoặc là con nghỉ học về quê.
2 ngày sau, có thư thông báo Mai đến bưu điện nhận tiền. Lúc đó Mai đang đi với cô bạn cùng lớp, vì đi nhờ xe nên bạn của Mai chở cô đến bưu điện luôn. Mai thấy không thoải mái lắm vì cô bạn của cô đi cùng với cô vào trong bưu điện, bạn Mai nói rằng cô ấy thích xem thư mẹ Mai viết vì lâu rồi cô ấy chẳng nhận được thư của ai nhưng Mai gạt đi:
- Có gì đâu mà xem.
Mai vào nhận tiền xong, thấy lá thư sai chính tả chi chít, viết nguệch ngoạc của mẹ thì giấu nhẹm đi, cô lấy 500 ngàn đồng bỏ vào ví rồi xé vội lá thư, vứt nó vào thùng rác trước sự ngỡ ngàng của bạn.
Mai cầm 500 ngàn về tiêu, cô vẫn hậm hực lắm vì mẹ cô chỉ gửi cho cô chừng đó tiền. Nhưng cô không gọi về cho mẹ để phàn nàn vì ghét mẹ. Đến 15 ngày sau, Mai gọi điện về nhờ hàng xóm qua gọi mẹ thì nghe bác hàng xóm bảo:
- Mẹ cháu ốm nặng lắm, trước có gửi thư lên cho cháu mà chẳng thấy cháu về?
- Mẹ cháu ốm ấy ạ? Ốm như nào hả bác. Thế anh chị cháu có biết không?
- Bà ấy chỉ cho cháu biết vì cháu ở gần nhất, nhưng cháu không liên lạc lại nên cũng chịu. Chắc mẹ cháu chả còn mấy thời gian nữa đâu. Họ nói là ung thư gan.
Mai buông điện thoại xuống rồi ôm mặt khóc thổn thức. Cô nhớ lại bức thư đầy lỗi chính tả của mẹ có chữ “gan” mà hối hận tột cùng. Chỉ vì xấu hổ với bạn, không thèm đọc thư mẹ mà Mai đã không về thăm bà. Mai nghe điện thoại xong thì lao ra bến xe, dùng những đồng tiền cuối cùng để mua vé về với mẹ. Ngồi trên xe, cô chỉ cầu trời sao cho mình về kịp và vẫn còn cơ hội để chuộc lỗi với mẹ mà thôi.
Theo blogtamsu
Lá thư nguệch ngoạc của người phụ nữ mù chữ gửi nhân tình của chồng và cái kết
Đêm hôm đó, khi con đã ngủ, chị ngồi chong đèn viết mải miết. Sau 5 tiếng ngồi hì hục trên bàn, chị đã viết xong lá thư. Ngày hôm sau, chị chạy đến nhà cô nhân tình của chồng, đưa tận tay cho cô gái ấy rồi chạy về nhà. Lá thư nguệch ngoạc những vết tẩy xóa, sai chính tả tùm lum, nhưng sau khi đọc xong, cô gái kia lại khóc.....
Nếu ai từng biết chị đều phải thốt lên rằng: "Sao bao nhiêu điều bất hạnh, khốn khổ lại đổ lên đầu một người phụ nữ xinh đẹp đến vậy?". Bởi quả thực, dù sinh ra trong nghèo khó, cơm không đủ mà ăn, lớn lên trong sự ghẻ lạnh, đánh đập của bố dượng nhưng chị vẫn xinh đẹp. Điểm yếu duy nhất của chị là không được ăn học. Mẹ tái hôn, chị đi theo mẹ và bố dượng đến vùng kinh tế mới, ngày ngày mài đũng quần ở ngoài vườn cà phê. Tối nào về cũng bị bố dượng đánh vì ông say xỉn. Cuộc sống cực khổ chẳng khác gì con sen.
Sau lần ông bố dượng giở thói sàm sỡ, chị sợ quá bèn trốn nhà đi. Lang thang dưới thành phố gần 1 tuần, chị phải tìm nhọ nồi, đất cát trét lên người cho bẩn để người khác không chú ý. Cũng may là đợt đó, chị đi xin ăn ở quán phở, bà chủ quán thấy chị lang thang bèn ngỏ ý hỏi chị xem có muốn rửa bát thuê không. Thế là từ đó, chị rửa bát thuê cho quán phở đó.
Sau này có người móc nối, chị lại đi buôn phế liệu. Nghề này vất vả một tí nhưng thu nhập cũng khá hơn đi rửa bát thuê.
Rồi tình yêu cũng đến với chị, anh làm công nhân cơ khí ở gần khu trọ của chị. Mấy lần đi về chạm mặt nhau, chị chỉ cười cười. Vậy mà sang lần thứ 10, anh đứng lại chần chừ rồi cũng cất được câu đầu tiên: "Thảo cho tôi sang phòng chơi nhé?".
Thì ra anh đã tìm hiểu kỹ tên tuổi của chị. Anh bảo chị là cô gái đẹp nhất khu trọ đó. Yêu nhau được 6 tháng thì chị nhận lời lấy anh. Cuộc sống cực khổ nhưng hai vợ chồng rất yêu thương nhau.
Chị nghĩ rằng, cuối cùng ông trời cũng đã thương chị, tuổi thơ chị bất hạnh đủ đường, bố mất sớm, chịu sự hành hạ của bố dượng bao nhiêu năm và giờ đây chị đã có được anh, người đàn ông luôn rộng lượng, thương yêu và che chở cho chị.
Cuộc sống của chị cứ thế trôi đi được 6 năm, anh từ chỗ làm công nhân giờ đã được đề bạt làm trưởng phòng, nhưng chị thì vẫn trung thành với nghề buôn bán phế liệu. Con chị cũng đã vào lớp 1. Những tưởng chị sẽ được hạnh phúc. Nào ngờ.
Anh cặp bồ và có ý định ly hôn. Chị ngày nào cũng khuyên nhủ chồng nhưng tiếng nói của chị như muối bỏ bể, anh gạt đi, trừng mắt bảo chị: "Cô một chữ bẻ đôi không biết còn lên giọng dạy ai cơ chứ?".
Chị đau đớn lắm, anh và con là tất cả của chị, cả đời này chị không có thứ gì quý giá hơn thế nữa. Khuyên nhủ anh không được, chị quay sang tiếp cận cô bồ, khuyên nhủ cô ta rời xa chồng chị, để anh trở về với vợ con. Nhưng cô gái ấy không chịu gặp.
Chị nghĩ mãi, nghĩ mãi, cuối cùng chị quyết định học chữ để viết thư cho cô gái kia. Sau 6 tháng kiên trì, chị đã có thể viết được. Nhưng khoảng thời gian đó thì chồng chị cũng đã dọn đến ở hẳn với bồ. Người ta mắng mỏ chị, bảo chị bỏ luôn cái thằng chồng mất dạy ấy đi, tiếc làm gì, nhưng chị vẫn kiên quyết giữ anh.
Đêm hôm đó, khi con đã ngủ, chị ngồi chong đèn viết mải miết. Sau 5 tiếng ngồi hì hục trên bàn, chị đã viết xong lá thư. Ngày hôm sau, chị chạy đến nhà cô gái kia, đưa tận tay cho cô gái ấy rồi chạy về nhà.
Cô bồ của chồng chị là một cô gái được ăn học đàng hoàng, nhưng chẳng hiểu sao lại rơi vào lưới tình của đàn ông có vợ. Cô cầm lá thư vào nhà rồi mở ra:
"Em!
Chị phải mất 6 tháng mới viết được bức thư này cho em. Chị học từng chử (chữ), chị bị mù chử (chữ) từ nhỏ cho đến giờ. Chị không được ăn học tử tế, mọi thứ đến với chị đều không dễ dàn (dàng). Cảm giát (giác) rằng họ chỉ cần đi bộ là có thể với tới hạnh phúc nhưng chị thì phải chạy thục mạn (mạng).
Chị từng nghỉ (nghĩ) rằng mình không được quyền hạnh phúc cho đến khi chị có được anh ấy và con trai. Nhưng rồi thứ hạnh phúc nhỏ nhoi ấy cũng đang tuộc (tuột) khỏi tay chị. Chị đang tự hỏi vì sao? Tại chị lam lũ, mù chữ ư? Anh ấy từng bảo vì chị bát (bất) hạnh nên mới cần anh ấy ở bên, và chị tin là như thế. Chị từng tự tử vì nghĩ đời chị quá khổ, nhưng anh đã nắm tay chị, vực chị dây (dậy). Vì thế, anh ấy đối với chị vừa là chồng vừa là ân nhân, vừa là cha...
Chị sẽ không cầu xin em trả chồng cho chị nếu chị không biết rằng mình sẽ có thể chết bất cứ khi nào. Chị được chẩn đoán bị ung thư phổi, điều này chồng chị không biết. Có lẽ do thời gian dài đi thu mua pế (phế) liệu, phải đến những nơi bẩn thỉu. Chị đã từng trải qua một tuổi thơ không có cha, cực khổ trăm bề, chị không muốn con chị lại phải sống cảnh như chị. Xin em, hãy để anh ấy về với gia đìn (đình). Chị không phải muốn giữ anh ấy cho chị, nhưng con chị cần bố. Xin em...".
Lá thư nguệch ngoạc những vết tẩy xóa, sai chính tả tùm lum, nhưng sau khi đọc xong, cô gái kia lại khóc. Ngày hôm sau, cô dọn khỏi căn nhà quen thuộc. Anh đến tìm nhân tình nhưng không thấy đành thất thểu quay về với vợ, nhưng có một điều anh sẽ không thể nào biết được đó là lá thư của người vợ mù chữ và căn bệnh chị đang mang trong người.
Theo Một Thế Giới
Tôi đã phải ôm đứa con 3 tháng tuổi ra đi khi trong túi chỉ vỏn vẹn 500 ngàn đồng Tôi chưa bao giờ cảm thấy cuộc đời mình chát đắng đến như vậy, thông minh, học hành tử tế nhưng đến cuối cùng tôi lại phải ôm đứa con đỏ hỏn vào nhà nghỉ với vỏn vẹn 500 nghìn đồng trong túi. Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở huyện vùng sâu. Dù gia đình nghèo khó...