Thú rừng lâm nguy!
Thông tư 47 của Bộ NN-PTNT cho phép khai thác 160 loài thú rừng phục vụ thương mại khiến các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã, bảo tồn thiên nhiên , chủ rừng… lo ngại nhiều loài thú quý hiếm ngoài danh mục này cũng bị vạ lây
Thông tư 47 (có hiệu lực từ ngày 9/11/2012) quy định điều kiện, khai thác, nuôi các loài động vật rừng thông thường, các tổ chức, cá nhân phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định được sự đồng ý của chủ rừng và một số điều kiện khác.
Theo Cơ quan Cites Việt Nam (đơn vị soạn thảo), Thông tư 47 nhằm thiết lập quy định pháp lý để đưa việc khai thác từ tự nhiên vào khuôn khổ, đồng thời lấp “khoảng trống” chế tài xử lý các vi phạm đang diễn ra trong nhiều năm qua.
Quản không chặt sẽ nhiều hệ lụy
PGS-TS Nguyễn Xuân Đặng, Phòng Động vật học có xương sống – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, cho rằng việc ban hành thông tư này là cần thiết vì đây là công cụ để xử lý vi phạm hàng loạt trong khai thác và nuôi động vật rừng thông thường. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là công tác kiểm tra, giám sát và hậu kiểm phải hết sức chặt chẽ, nếu không sẽ gây ra nhiều hệ lụy, như việc lợi dụng vào rừng khai thác động vật thông thường rồi tiện thể săn bắt luôn động vật hoang dã.
Bà Vũ Thị Quyên, Giám đốc sáng lập Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), lo lắng: Trên thực tế, các cơ quan chức năng địa phương rất hạn chế trong việc định dạng chính xác các loài những người khai thác, buôn bán, nhân nuôi vì mục đích thương mại lại càng thiếu kiến thức này.
Vì vậy, việc khai thác và nhân nuôi vì mục đích thương mại chỉ nên hạn chế ở một số nhóm loài dễ dàng phân biệt, kể cả khi sống và chết. Còn một số loài có đặc điểm gần hay tương tự nhau như chim, cầy, chồn, rắn, thằn lằn… rất khó phân biệt thì chỉ nên cho khai thác vì mục đích nghiên cứu khoa học.
Video đang HOT
Thú rừng săn bắt trái phép trong Vườn Quốc gia Yok Đôn- Đắk Lắk .Ảnh: Cao Nguyên
Ông Jack Todoff, chuyên gia về các loài chim hoang dã quốc tế – Tổ chức Bảo tồn quốc tế, cho rằng việc khai thác, nhân nuôi vì mục đích thương mại có thể gây khó khăn trong việc thực thi pháp luật thông qua việc cho phép các hoạt động buôn bán hợp pháp vì rất khó phân biệt giữa những cá thể hợp pháp, sinh ra trong điều kiện nuôi nhốt với những cá thể bất hợp pháp, khai thác trái phép ngoài tự nhiên.
Trong khi đó, ông Simon Mahood, chuyên gia chim hoang dã quốc tế, quan ngại việc cho phép săn bắn những loài như nai, heo rừng và các loài cầy có nghĩa là hợp pháp hóa việc đánh bẫy trên diện tích rừng lớn. Như vậy sẽ dẫn đến việc vô tình bắt cả những cá thể sao la hay loài mang lớn còn sót lại trong tự nhiên.
Thú trong vườn quốc gia cũng lo “lên thớt”
Dù Thông tư 47 quy định không được khai thác thú rừng vì mục đích thương mại trong các vườn quốc gia (VQG), khu bảo tồn thiên nhiên, tuy nhiên, ông Đào Duy Phiên, Giám đốc VQG Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh), cho rằng sẽ rất khó trong quản lý và bảo vệ sự đa dạng sinh học của VQG.
Bởi lẽ, khi cho phép người dân vào rừng khai thác các loại động vật, do ý thức tự giác chưa cao nên gặp loài nào cũng bắt, dẫn đến nhiều loài động vật nằm trong danh mục cấm sẽ bị ảnh hưởng.
“Quan điểm của chúng tôi là khi người dân ý thức chưa cao, để bảo đảm sự đa dạng sinh học của các loài động, thực vật, sự an toàn cho các VQG, chúng ta chưa nên cho áp dụng” – ông Phiên nói
“Xung quanh các khu rừng đặc dụng đều là miền núi, người dân chủ yếu là dân tộc ít người, nếu cho phép khai thác các loài động vật rừng theo Thông tư 47, họ sẽ lợi dụng săn bắt các loài động vật quý hiếm khác. Tôi nghĩ chủ trương của Bộ NN-PTNT không sai nhưng trong điều kiện ý thức của một số người dân chưa cao thì việc thực hiện cần cân nhắc kỹ để tránh những tác động không tốt” – ông Trần Xuân Cường, Phó Giám đốc VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An, lo lắng.
Theo ông Trần Văn Thành, quyền giám đốc VQG Yok Đôn (tỉnh Đắk Lắk), không chỉ VQG Yok Đôn mà tại nhiều khu rừng đặc dụng ở Việt Nam, một số loài động vật được quy định trong Thông tư 47 hiện nay cực kỳ hiếm do bị săn bắn trái phép. Việc mở rộng các loài động vật được cấp phép săn bắn sẽ làm suy giảm một cách đáng kể động vật rừng, gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ rừng.
“Chúng ta phải quy định rõ cho phép săn bắn theo từng mùa dựa vào đặc điểm sinh sản của loài đó, tránh săn bắn khi chúng mang thai, sinh sản hoặc chỉ cho phép săn bắn con đực…” – ông Thành nói.
Ông Lê Đắc Ý, Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (tỉnh Đắk Lắk), cho rằng hiện nay, một số loài trong danh mục động vật rừng thông thường đã trở nên cạn kiệt. Việc khai thác sẽ làm suy giảm đáng kể loài và ảnh hưởng đến cả quần thể thú rừng. Vô tình, việc này sẽ tạo phong trào cho các đối tượng săn bắn động vật rừng trái phép xâm nhập khu bảo tồn.
Nhiều loài đã nguy cấp
Trong danh mục 160 loài động vật rừng được khai thác tự nhiên và nuôi theo Thông tư 47 quy định, đáng chú ý có các loài: thỏ nâu, thỏ rừng Trung Hoa cầy tai trắng, cầy vòi hương, cầy vòi mốc, cầy lỏn tranh chồn bạc má bắc, chồn bạc má nam, chồn vàng heo rừng hoẵng (mang) nai hươu sao sóc bụng đỏ, sóc đỏ, sóc bụng xám, sóc sọc hông bụng xám, sóc sọc hông bụng hung, sóc sọc đỏ, sóc má vàng, sóc mõm hung, sóc vằn lưng, sóc đuôi ngựa dúi nâu, dúi mốc lớn, dúi mốc nhỏ, dúi má vàng, don nhím đuôi ngắn gà gô, gà rừng trĩ đỏ rùa dứa, rùa đất sêpôn rồng đất rắn hổ, rắn lục các loại rắn nước…
Nhiều chuyên gia khẳng định trong danh sách này có nhiều loài đang đứng trước tình trạng tuyệt chủng. Thạc sĩ Lê Trọng Đạt, Phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế – VQG Cúc Phương, cho rằng một số loài nên đưa ra khỏi danh mục này vì chúng đang dần quá hiếm ngoài tự nhiên, như thỏ nâu, thỏ rừng Trung Hoa nai cầy tai trắng, lửng chó rùa dứa, rùa đất Sêpôn tắc kè núi Chứa Chan thằn lằn núi, thằn lằn núi Bà Đen nhông cát rồng đất rắn lục đầu trắng, rắn lục cườm…
Theo 24h
Điều tra thủ phạm giết cá sấu Xiêm
Cá sấu xiêm quý hiếm chết có thể do mắc bẫy
Ngày 1/10, ông Đặng Đình Toại, Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, cho biết công an huyện cùng với lực lượng kiểm lâm và chính quyền địa phương đang điều tra thủ phạm gây ra cái chết của con cá sấu Xiêm.
Nhiều khả năng cá chết do bị đánh bẫy
Ông Toại khẳng định khi ông đến nơi đặt xác cá sấu Xiêm ở UBND xã Ea Lâm, trên cổ cá sấu vẫn còn thòng lọng làm bằng dây cáp thắng xe đạp, đầu kia cột vào một cọc gỗ. "Có lẽ con cá sấu chết là do mắc bẫy nhưng chắc chắn thì phải chờ kết luận của công an" - ông Toại nói.
Trong khi đó, dựa vào lớp sừng bị bong ra cũng như tang chứng là sợi thòng lọng quanh cổ cá sấu, TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học Miền Nam, khẳng định: "Chắc chắn cá sấu chết là do tác động của con người. Những kẻ săn bắt trộm đã nhẫn tâm đặt bẫy nó". Còn theo ông Lê Văn Hiền, Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND xã Ea Lâm, từ đầu năm đến nay, người dân đã phát hiện 2 con cá sấu Xiêm ở bàu Hà Lầm bị những kẻ săn bắt trộm giết thịt.
Ông Lê Văn Bé, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên, thừa nhận trách nhiệm đầu tiên trong việc bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm thuộc về lực lượng kiểm lâm. Tuy nhiên, ông Bé phân bua: "Đây là vùng giáp ranh của 3 tỉnh Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk. Chúng tôi không có thuyền, lực lượng lại mỏng nên không thể quản lý hết".
TS Long khẳng định năm 2005, Viện Sinh học nhiệt đới (nay là Viện Sinh thái học Miền Nam) đã phát hiện có ít nhất 2 cá thể cá sấu Xiêm ở bàu Hà Lầm và đã báo cáo UBND tỉnh Phú Yên và các cơ quan chức năng tỉnh này để phối hợp bảo vệ. Thế nhưng ông Bé lại cho rằng việc có cá sấu ở bàu Hà Lầm trước đây chỉ là tin đồn. Ngay cả việc có sợi thòng lọng trên xác cá sấu, ông Bé cũng cho rằng trong báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện Sông Hinh không đề cập và riêng ông cũng không thấy(!?)
Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Phú Yên là đơn vị từng phối hợp với Viện Sinh học nhiệt đới lập dự án bảo tồn cá sấu Xiêm ở bàu Hà Lầm năm 2005. Tuy nhiên, theo bà Lê Đào An Xuân, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Phú Yên), sau khi dự án này kết thúc vào năm 2008, cơ quan này không còn quan tâm gì đến những con cá sấu quý hiếm, được Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới xếp vào danh sách cực kỳ nguy cấp.
Theo 24h
Cá sấu Xiêm: "Dấu chấm hết" đau đớn Hai vòng dây thép bằng ruột thắng xe đạp siết chặt vào cổ con cá sấu xấu số. Phía đầu dây thép kia còn dính cả một cây cọc dài gần 1m. Đó là cái thòng lọng mà các tay săn thú rừng đã giết chết con cá sấu Xiêm hoang dã quý hiếm tại xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh (Phú Yên)....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ mái nhà ga metro Cát Linh thủng 8 tháng không sửa: Hanoi Metro nhận lỗi

Lũ cuốn trôi 3 mẹ con ở Sơn La, 2 người mất tích

Clip ghi lại phút nước lũ dâng nhanh chóng mặt khiến nhiều người thót tim

Đột kích xưởng phân bón hoạt động 'chui', nhập nguyên liệu từ Trung Quốc

Thủ tướng chỉ đạo 'nóng' về xuất khẩu sầu riêng, giao công an điều tra việc gian lận

2 người dân bị sét đánh tử vong trên cánh đồng

Người đàn ông lạ mặt xông vào hành hung nữ chủ tiệm cắt tóc ở Nghệ An

Phát hiện thi thể đang phân hủy dưới ghềnh đá ở bán đảo Sơn Trà

Vừa gặt lúa vừa xem điện thoại, người đàn ông bị sét đánh tử vong

Xử phạt tài xế xe tải lấn làn, vượt ẩu trên đèo quốc lộ 1D

Công ty may chi 5,2 tỷ đồng mời công nhân dự tiệc ở nhà hàng hạng sang

3 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn
Có thể bạn quan tâm

Cặp đôi sao hạng A cưới khiến cả showbiz giật mình, sau gần 10 năm vẫn loay hoay với 1 tin đồn
Sao việt
13:39:05 24/05/2025
13 giây điên đảo của nữ thần nhan sắc thế hệ mới
Nhạc quốc tế
13:35:42 24/05/2025
Quảng Nam: Điều tra vụ chồng giết vợ rồi dựng hiện trường giả
Pháp luật
13:22:18 24/05/2025
One UI 7 'đổ bộ' lên 4 thiết bị Galaxy tầm trung
Thế giới
13:19:39 24/05/2025
Các thiết bị Xiaomi sắp được cập nhật lên HyperOS 2.2
Thế giới số
13:13:19 24/05/2025
Chưa ra mắt, tựa game viễn tưởng này đã gây sốt trên Steam, hơn 700.000 lượt đăng ký trước
Trắc nghiệm
13:02:48 24/05/2025
Park Bo Gum bất ngờ thừa nhận "phải lòng" bạn thân Lisa (BLACKPINK) ngay từ cái nhìn đầu tiên
Sao châu á
12:52:58 24/05/2025
Xiaomi 15S Pro ra mắt với chip tự phát triển
Đồ 2-tek
12:48:31 24/05/2025
Toyota sẽ ra mắt một mẫu xe bán tải giá rẻ, cạnh tranh với Ford và Hyundai
Ôtô
12:44:25 24/05/2025
Đây là tuyển thủ đang được yêu cầu chuyển xuống Challengers nhiều bậc nhất LCK hiện tại
Mọt game
12:04:43 24/05/2025