Thứ “rau rừng đặc sản” này ở Yên Bái là cây gì mà không cần bón phân, cắt đến đâu người ta mua hết sạch?
Nhận thấy cây măng sặt là một loại cây cho giá trị kinh tế cao, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm măng sặt là rất lớn cả trong và ngoài tỉnh Yên Bái, UBND huyện Văn Chấn đã xây dựng đề án hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu măng sặt giai đoạn 2021-2025, giao cho Hạt Kiểm lâm huyện là cơ quan chủ trì triển khai thực hiện.
Mùa măng sặt bắt đầu có từ sau Tết Nguyên đán. Khi trời vẫn còn những cơn mưa xuân, đất ẩm cũng là lúc các ngọn măng đua nhau nhú lên khỏi mặt đất, rồi gối nhau từ xuân sang hạ.
Măng sặt là chồi non của cây sặt đã được con người thu hái và sử dụng làm rau phổ biến trong cộng đồng dân tộc thiểu số miền núi thuộc huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái và một số huyện của tỉnh Lào Cai, Sơn La…
Măng sặt có vị ngọt và mềm, dễ chế biến các món ăn, phù hợp với khẩu vị của nhiều người, măng sặt ăn ngon nhất khi ngọn măng mới nhú, thân màu trắng còn tươi nguyên mùi đất rừng.
Măng sặt có thể chế biến nhiều món ăn như: luộc chấm mẻ, om sườn, xào, nướng trên bếp lửa ngọt thơm lạ kỳ, nướng đến đâu, bóc vỏ cháy sém, ăn nóng với chẩm chéo (món chấm của dân tộc Thái) thật ngon và lạ miệng.
Mùa khai thác măng sặt vùng cao tỉnh Yên Bái.
Hiện nay, với diện tích sặt đang cho khai thác măng tại 5 xã An Lương, Suối Quyền, Nâm Lành, Nghĩa Sơn và Suối Bu của huyện Văn Chấn là 150 ha, măng sặt đóng góp quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội cũng như môi trường sinh thái của người dân nơi đây.
Hàng năm, người dân (lực lượng chính là phụ nữ người dân tộc Dao, HMông, Thái, Khơ Mú) tập trung vào rừng thu hái măng sặt tươi để ăn và tiêu thụ sản phẩm. Với sản lượng đạt khoảng 3,0 tấn/ha, giá bán thời điểm đầu mùa lên tới 50.000 – 65.000 đồng/kg, sau giữa, chính vụ còn khoảng 20.000 – 30.000 đồng/kg, đem lại nguồn thu từ 50 – 60 triệu/ha/năm, thu nhập hàng năm ước đạt 6,75 – 9,00 tỷ đồng, bình quân đạt 18,23 triệu/hộ/năm.
Nhận thấy đây là một loại cây cho giá trị kinh tế cao, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm măng sặt là rất lớn cả trong và ngoài tỉnh, UBND huyện Văn Chấn đã xây dựng đề án hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu măng sặt giai đoạn 2021-2025.
Đề án này giao cho Hạt Kiểm lâm huyện là cơ quan chủ trì triển khai thực hiện các hoạt động của đề án nhằm đáp ứng nhu cầu trồng măng sặt của người dân, chủ yếu là người dân tộc thiểu số, góp phần cải thiện sinh kế, tăng thu nhập và giảm tác động của người dân vào rừng tự nhiên…
Đề án cũng đồng thời xây dựng được vùng nguyên liệu sản phẩm có chất lượng cao, ổn định lâu dài, hướng tới chuẩn hóa theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với 100 ha trồng mới, 273 hộ gia đình tham gia tại 11 thôn, bản thuộc 05 xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn.
Mục tiêu chung đề ra là: Xây dựng vùng nguyên liệu măng sặt tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá, phấn đấu đến năm 2025, có vùng nguyên liệu măng sặt tập trung trên 250 ha, trên cơ sở phát huy truyền thống đã có của đồng bào dân tộc Dao, Mông, Thái, Khơmú…góp phần xây dựng nông thôn mới và phát huy chương trình mỗi xã một sản phẩm, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.
Hộ gia đình ông Hoàng Tòn Lai, thôn Giàng Cài, xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) là một trong những hộ nhiều diện tích măng sặt nhất trong xã Nậm Lành.
Ông Lai cho biết: “Trên thực tế, măng sặt là loại cây lâm sản rất dễ trồng, việc chăm sóc không đáng kể, không cần đầu tư nhiều, hơn nữa lại là loại cây tự nhiên, gần như không bị sâu bệnh hại, măng thì dùng làm thực phẩm, thân cây dùng để làm hàng rào, cây cảnh, vật liệu đan, chế biến đồ thủ công mỹ nghệ….”.
Theo ông Lai, cây măng sặt trồng sau khoảng 2-3 năm bắt đầu cho măng. Từ tháng 1-3 âm lịch, khi cây măng sặt nhú lên khỏi mặt đất 10-15cm, bà con lại lên rừng thu hoạch mầm măng bằng cuốc, thuổng; càng đào thường xuyên, măng càng lên mạnh. Nếu trồng có bón phân và chăm sóc tốt cây sẽ cho măng sớm, ra nhiều và to hơn…
Cứ thế, mùa măng sặt gối nhau gần gũi và gắn bó mật thiết với đời sống và văn hóa ẩm thực của đồng bào vùng cao huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
Thủ khoa gác chuyện du học trời Tây, về quê Ninh Thuận trồng giống bắp lạ, bẻ trái ăn sống ai cũng khen ngon
Khát vọng làm giàu trên quê hương, sau khi tốt nghiệp thủ khoa trường Đại học Nông lâm TP.HCM, cô gái trẻ Nguyễn Phan Ngọc Anh đã về quê ở phường Phước Mỹ, TP Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận) trồng giống bắp tím mới lạ.
Video đang HOT
Trồng bắp tím-"Nữ hoàng đỏ" trên miền sa mạc cát
Nguyễn Phan Ngọc Anh (SN 1992), sau khi tốt nghiệp thủ khoa ngành bảo vệ thực vật trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, được học bổng du học thạc sĩ ngành khoa học cây trồng tại Israel nhưng vì hoàn cảnh gia đình, Ngọc Anh đành tạm gác lại việc du học.
Trở về quê hương Ninh Thuận vào năm 2014, Ngọc Anh được nhận vào công tác tại Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Ninh Thuận. Trong thời gian này, Ngọc Anh bén duyên với cây bắp tím (ngô), nông dân thường gọi là "Nữ hoàng đỏ".
Đây là dự án khởi nghiệp mang tên "sắc tím trên miền đất nắng" của cô lọt vào vòng chung kết cuộc thi dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2021 do Trung ương Đoàn phát động.
Cô gái trẻ Nguyễn Phan Ngọc Anh bên rẫy bắp "Nữ hoàng đỏ" của gia đình. (Ảnh: Đức Cường)
Trong tiết trời se lạnh của sáng mùa Đông cuối năm 2021, chúng tôi đến thăm rẫy bắp(ngô) đang độ xanh mượt của nữ kỹ sư trẻ Nguyễn Phan Ngọc Anh nằm bên bờ sông Dinh thơ mộng.
Dẫn chúng tôi đi thăm rẫy bắp, Ngọc Anh háo hức "khoe" thành quả sau gần 2 tháng xuống giống bắp tím mà người dân địa phương hay gọi là "Nữ hoàng đỏ".
Nhìn những cây bắp đến lứa thu hoạch với trái to tròn, chắc nịch có màu sắc đỏ tím, lạ mắt chúng tôi thật ấn tượng.
Ngọc Anh cho biết, sinh ra và lớn lên trong vùng khô hạn, nên lúc nào cô cũng trăn trở với quê hương. Bởi Ninh Thuận là vùng đất nắng hạn nhất nước, ảnh hưởng đến đời sống của người nông dân.
Từ đó, Ngọc Anh quyết chọn hướng đi mới, phù hợp với điều kiện, khí hậu quê nhà. Năm 2020 Ngọc Anh đã ngày đêm tìm hiểu để rồi bén duyên với "Nữ hoàng đỏ" trên miền sa mạc cát.
"Trong một chuyến du lịch ở TP.HCM tôi tình cờ được ăn thử bắp "Nữ hoàng đỏ" và cảm thấy rất ngon, lạ mắt. Qua tìm hiểu, tôi được biết đây là giống bắp xuất phát từ Thái Lan, mới được nhập về Việt Nam.
Bắp tím có giá trị dinh dưỡng cao nên được thị trường ưa chuộng. Giống bắp này ưa nắng, đặc tính phù hợp với khí hậu nắng nóng Ninh Thuận nên tôi quyết định đưa về quê trồng thử..", Ngọc Anh chia sẻ.
Giống bắp "Nữ hoàng đỏ" giàu chất dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao đang dần được bà con nông dân ở địa phương lựa chọn. (Ảnh: Đức Cường)
Theo lời Ngọc Anh, sau 2 lần trồng thử nghiệm trên diện tích 100 mét vuông đất ruộng của gia đình, cô bắt đầu thu được những lứa bắp đầu tiên gần 120kg bắp tươi.
Thông qua mạng xã hội cùng các kênh bán hàng online, Ngọc Anh bán những trái bắp đầu tiên với giá 35.000đồng/kg. Không ngờ với lần đầu chào hàng, "Nữ hoàng đỏ" đã được nhiều khen ngon.
Kể từ đây, Ngọc Anh mở rộng diện tích 500 mét vuông, cùng sự đầu tư bài bản về phân bón hữu cơ, các chế phẩm sinh học sử dụng từ lúc xuống giống đến khi thu hoạch khoảng 2 tháng.
Vụ bắp thứ hai này, cô kỹ sư trẻ thu về hơn 600 kg bắp tươi, bán ra thị trường trong tỉnh với doanh thu hơn 20 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, Ngọc Anh thu lời trên 8 triệu đồng.
Đến nay, diện tích "Nữ hoàng đỏ" của Ngọc Anh đã được mở rộng lên 2 sào (2.000 m2) và sản phẩm bắp tươi của cô cũng đã được lên kệ trong hệ thống siêu thị ở Ninh Thuận và một số nơi khác.
Bắp tím ăn sống như trái cây
Chỉ tay về những hàng bắp xanh mướt đều tăm tắp, Ngọc Anh cho biết, điểm đặc biệt của "Nữ hoàng đỏ" có giá trị dinh dưỡng cao, có thể ăn sống ngay sau khi thu hoạch.
Việc ăn sống này giống hệt như ăn những trái cây khác nên nhu cầu thị trường rất lớn.
Ngọc Anh cho biết, ngoài giá trị dinh dưỡng cao, giá bán cao hơn, giống bắp tím này lại dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh và có thời gian sinh trưởng ngắn hơn các giống bắp khác.
Trung bình mỗi vụ chỉ kéo dài từ 58-62 ngày là có thể thu hoạch "Nữ hoàng đỏ". Nếu được chăm bón kỹ càng, nông dân có thể thu từ 1,2 - 1,4 tấn/sào. Với giá bán 35 nghìn/kg như hiện nay thì sau khi trừ chi phí có thể thu lãi 16 - 18 triệu đồng/vụ/sào.
Người mua ăn sống ngay tại ruộng bắp sau khi hái. (Ảnh: Đức Cường)
Với thành công bước đầu cùng cây bắp "Nữ hoàng đỏ", cô gái trẻ Nguyễn Phan Ngọc Anh đã được nhiều nông hộ địa phương tìm về học tập kinh nghiệm, gieo trồng loại cây mới này.
Bà Trần Thị Luận phấn khởi với vụ bắp đầu tiên với năng suất và chất lượng vượt trội. (Ảnh: Đức Cường)
Đang chăm sóc rẫy bắp "Nữ hoàng đỏ", bà Trần Thị Luận, khu phố 9, phường Phước Mỹ (TP Phan Rang-Tháp Chàm) cho biết, đây là vụ đầu tiên bà chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng giống bắp này.
Theo bà Luận, nhờ làm theo hướng dẫn của Ngọc Anh, công đầu tư không mấy tốn kém nhiều nhưng "Nữ hoàng đỏ" cho trái rất ngon, giá bán lại cao hơn trồng rau nên bà con ai trồng cũng phấn khởi.
"Trước đây trồng rau, trồng quế luôn đối mặt với được mùa mất giá, được giá mất mùa, cuộc sống bấp bênh. Từ ngày tôi trồng và thu hoạch giống bắp tím này, ngày nào cũng có khách quen đến tận nơi mua. Có người mua 5kg, có người mua 10 kg... cứ như vậy mà ngày nào tôi cũng có thu nhập. Tôi hy vọng với giống bắp mới này, bà con nông dân có thể khấm khá hơn...", bà Luận nói.
Cách đó không xa, nông dân Đinh Thị Nhân cũng đang tất bật chăm bón gần 300 mét vuông bắp "Nữ hoàng đỏ"đang xanh mượt mà.
"Sau hơn 2 tuần xuống giống, cây bắp đang phát triển khỏe mạnh. Tôi hy vọng trồng bắp tím này sẽ cho thu nhập cao hơn trồng rau như trước đây...", bà Nhân phấn khởi.
Theo Ngọc Anh, để đảm bảo sản phẩm bắp trồng ra là sản phẩm sạch, cô luôn vận động nông dân bón phân hữu cơ, đồng thời sử dụng các chế phẩm sinh học hoặc ủ lên men để phun trên trên cây bắp. Tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vì độc hại, ảnh hưởng đến môi trường.
Cùng với sự hướng dẫn kỹ thuật và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, Ngọc Anh đang từng bước hình thành vùng nguyên liệu bắp tươi thương phẩm, thông qua việc liên kết bao tiêu sản phẩm cho các hộ nông dân trồng "Nữ hoàng đỏ" tại địa phương.
Bắp "Nữ hoàng đỏ" giá bán cao hơn nhưng người mua cũng đến tận rẫy mua. (Ảnh: Đức Cường)
Ngọc Anh cũng hướng dẫn các nông hộ tham gia trồng theo thời vụ luân phiên cách nhau 14 ngày để đảm bảo nguồn cung ổn định cho thị trường. Đến nay, đã có 7 hộ nông dân tham gia mở rộng diện tích trồng "Nữ hoàng đỏ" với tổng diện tích trên 1ha...
Ước muốn xây dựng thương hiệu "Nữ hoàng đỏ"
Ngọc Anh chia sẻ, với kiến thức chuyên môn cùng kinh nghiệm 6 năm công tác tại Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Ninh Thuận, hiện nay cô cũng đang tiếp tục theo học Thạc sĩ về quản lý kinh tế.
Việc này để từng bước hoàn thành giấc mơ nâng tầm sản phẩm "Nữ hoàng đỏ"ra thị trường lớn hơn, bền vững hơn...
Sản phẩm rượu ngâm bắp "Nữ hoàng đỏ" vừa được Nguyễn Phan Ngọc Anh "trình làng" . (Ảnh: Đức Cường)
Được biết, sản phẩm bắp "Nữ hoàng đỏ" của Ngọc Anh đã được đăng ký nguồn gốc sản phẩm thông qua hệ thống quét mã code QR nên được khá nhiều người dùng quan tâm, tin tưởng.
Cùng dự án khởi nghiệp "sắc tím trên miền đất nắng" của cô lọt vào vòng chung kết cuộc thi trên nên có nhiều khách hàng từ các tỉnh, thành liên hệ đặt hàng, đồng thời mong muốn hợp tác lâu dài.
Không dừng lại với sản phẩm bắp tươi, Ngọc Anh đang từng bước hướng đến các sản phẩm chế biến từ bắp tím như: bột bắp sấy lạnh, trà thảo mộc bắp...
Mới đây cô cũng đã thử nghiệm thành công và cho ra sản phẩm rượu bắp "Nữ hoàng đỏ".
Nhiều người đánh gia sản phẩm rượu này có chất lượng, màu sắc không thua kém các bình rượu nhập khẩu, nổi tiếng khác...
Theo Ngọc Anh, khó hiện nay là khâu bảo quản, đảm bảo chất lượng sản phẩm bắp"Nữ hoàng đỏ".
Trong điều kiện bình thường thì giá trị dinh dưỡng của sản phẩm có thể giữ trong 3 ngày sau khi thu hoạch.
Còn sau khoảng 7 ngày nếu không được bảo quản lạnh thì giá trị của sản phẩm sẽ không còn nhiều. Vì thế, Ngọc Anh đang ấp ủ và nếu có vốn, cô sẽ đầu tư công nghệ sau thu hoạch cho "Nữ hoàng đỏ".
Ngọc Anh đang hướng nông nghiệp sạch kết hợp mô hình du lịch trải nghiệm, giáo dục cho thế hệ trẻ về nền nông nghiệp hiện đại. (Ảnh: Đức Cường)
"Tôi mong muốn các ngành chức năng, doanh nghiệp quan tâm hỗ trợ tôi trong việc đầu tư nguồn vốn để mở rộng sản xuất, hướng đến việc xây dựng chứng nhận sản phẩm OCOP. Bên cạnh đó là đồng hành với tôi để hình thành được chuỗi liên kết, từ lúc trồng đến tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân. Đặc biệt, thương hiệu"Nữ hoàng đỏ" trên miền sa mạc cát Ninh Thuận sẽ sớm đến với du khách quốc tế..." Ngọc Anh tâm sự.
Trồng tiêu trúng mùa, giá tiêu bán cao, thu tiền tỷ, vì sao vẫn có nông dân Gia Lai kêu không lãi nhiều? Người dân huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đang bước vào vụ thu hoạch hồ tiêu. Mặc dù chi phí đầu tư trồng tiêu tăng cao nhưng bù lại hồ tiêu trúng mùa, bán được giá cao... Những ngày này, gia đình ông Lê Hùng Huấn (làng Tok Roh, xã Ia Blang, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) tranh thủ thu hoạch hơn...