Thứ rau có mùi tanh mà nhiều người sợ hãi hóa ra lại là thuốc đặc trị giúp hạ sốt trong một nốt nhạc cho con bạn
Dù là trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ, rau diếp cá cũng phát huy tác dụng chữa bệnh, giúp hạ sốt vô cùng hiệu quả.
Cách dùng rau diếp cá để hạ sốt, từ trẻ sơ sinh đến trẻ nhỏ đều “dùng được tuốt”
Thay đổi thời tiết làm chúng ta cảm thấy vô cùng khó chịu. Những cơn đau nhức đầu hãi hùng bỗng nhiên xuất hiện, người mệt mỏi không thể gượng dậy để làm việc thật tốt. Người lớn là thế, còn trẻ nhỏ thì sao? Dù là trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh cũng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Vào giai đoạn thời tiết chuyển lạnh đột ngột như lúc này, trẻ rất dễ mắc bệnh đường hô hấp, ho, cảm, sốt virus. Hoặc đơn giản hơn là đi tiêm phòng về, bé bị lên cơn sốt đột ngột…
Làm thế nào để hạ sốt cho trẻ thật hiệu quả mà không cần dùng đến một viên thuốc nào? Chuyên gia “bật mí” bố mẹ có thể dùng rau diếp cá – thứ rau có mùi tanh nhiều người ngửi thấy hãi để làm thuốc hạ sốt từ tự nhiên cho con.
Rau diếp cá để hạ sốt, từ trẻ sơ sinh đến trẻ nhỏ đều “dùng được tuốt”.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), rau diếp cá có thể giúp hạ sốt cho trẻ nhanh chóng mà không cần dùng thuốc. Vào mùa đông, mẹ vẫn có thể áp dụng để hạ sốt cho con mà không cần phải uống một viên kháng sinh nào.
Dưới đây là cách hạ sốt bằng rau diếp cá, từ trẻ sơ sinh đến trẻ nhỏ đều có thể áp dụng, để hạ sốt tốt nhất:
Trẻ sơ sinh
- Lấy một nhúm rau diếp cá, đem giã nát, đắp lên trán, sau đó dùng băng gạc quấn lại.
Video đang HOT
- Để như vậy cố định trong 30 phút thì tháo ra.
Trẻ trên 6 tháng
- Giã nát rau diếp cá, đổ thêm một chút nước vào và lọc lấy nước uống.
- Phần bã rau diếp cá đem đắp thái dương sẽ giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng hơn.
Làm liên tục như vậy trong vài ngày, cho đến khi trẻ dứt hẳn những cơn nóng sốt. Nếu thực hiện trong vài lần liên tiếp mà cơn sốt không thuyên giảm hoặc xuất hiện thêm một số triệu chứng khác cần đi thăm khám để có hướng điều trị kịp thời.
Rau diếp cá có công dụng hạ sốt cực tốt nhưng cần lưu ý điều này khi làm cho con
Theo lương y Bùi Hồng Minh, trong Đông y ghi nhận, rau diếp cá hay còn gọi là dấp cá, rau giấp, lá giấp… có vị cay, tính hơi lạnh, có công dụng chính là thanh nhiệt giải độc, lợi thủy tiêu thũng. Rau diếp cá có vị cay, chua, mùi tanh, tính mát (hơi lạnh), hơi độc, tán khí, tán ứ, cay vào phế kinh. Rau diếp cá thường được dùng trong các trường hợp viêm phế quản, hen suyễn, áp xe phổi, phù nề, hội chứng lỵ cấp, viêm đường tiết niệu, đái dắt, đái buốt, huyết trắng, khí hư, mụn nhọt. Liều dùng được định lượng 10-30g khô, 30-60g tươi.
Rau diếp cá có vị cay, chua, mùi tanh, tính mát (hơi lạnh), hơi độc, tán khí, tán ứ, cay vào phế kinh.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong diếp cá chứa 91,5% nước, 2,9% protid, 2,7% gluxit, 0,5% lipid, 1,8% cellulose, dẫn xuất không protein 2,2, khoáng toàn phần 1,1. Trong rau diếp cá cũng chứa một số khoáng chất như canxi, kali, caroten và vitamin C nên rất tốt để dùng khi bị ốm sốt.
Với những công dụng tuyệt vời cùng đặc tính kháng sinh cực mạnh, rau diếp cá vô cùng được ưa chuộng để chữa bệnh cho trẻ nhỏ, trong đó điển hình là trị ho, hạ sốt. Vị tanh nồng, khó ăn nhưng rau diếp cá lại rất an toàn, lành tính với trẻ nhỏ, thậm chí ngay cả trẻ sơ sinh cũng có thể được dùng để chữa bệnh.
Rau diếp cá có vị tanh, hơi chua nên không phải trẻ nào cũng dễ dàng thưởng thức món nước này.
Tuy nhiên, rau diếp cá có vị tanh, hơi chua nên không phải trẻ nào cũng dễ dàng thưởng thức món nước này. Chuyên gia khuyến cáo, có thể cho thêm đường vào nước rau diếp cá cho trẻ dễ uống. Nếu vẫn không thể uống như vậy, bố mẹ có thể nấu chín lá diếp cá để khử mùi tanh và đảm bảo vệ sinh hơn.
Bên cạnh việc dùng rau diếp cá để hạ sốt cho trẻ, bố mẹ có thể cho trẻ uống thêm nhiều nước cam, nước chanh để tăng sức đề kháng vì những loại nước này vẫn luôn được đánh giá có hàm lượng vitamin C dồi dào. Nếu bé bị nôn trớ nhiều có thể bổ sung thêm men tiêu hóa từ sữa chua. Tuy nhiên, tùy từng độ tuổi của trẻ, nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung. Với trẻ sơ sinh không tự ý bổ sung, bắt buộc cần tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh những hậu quả không mong muốn.
Cách trị trĩ bằng cây diếp cá
Theo các chuyên gia đông y, diếp cá có thể hỗ trợ trị bệnh trĩ, đặc biệt trĩ ngoại và cũng làm giảm tình trạng sa búi trĩ, điều trị kiên trì sẽ giảm tình trạng trĩ nội.
Sau khi sinh con trai đầu lòng, chị Đỗ Nguyệt Hương - Hà Nội bị trĩ ngoại nặng. Sa búi trĩ khiến chị đau đớn và đi lại khó khăn. Chị Hương đã lên dự định sẽ đi cắt trĩ. Sau đó chị đọc được bài viết chia sẻ về đắp lá diếp cá đồng thời nấu nước xông để trị trĩ.
Chị Hương kiên trì thực hiện và sau 4 tuần tình trạng sa búi trĩ giảm hắn. Búi trĩ co dần lên không còn sờ thấy được nữa.
Không riêng gì chị Hương, dùng diếp cá trị trĩ cũng được nhiều người áp dụng. Chị Nguyễn Thị Nhung - Cầu Diễn, Hà Nội cho biết chị bị trĩ thai kỳ và đây thực sự là khủng hoảng của bà bầu. Mỗi lần đi vệ sinh đau phát khóc, người nặng nề mệt mỏi lại còn chật vật với bệnh trĩ.
May mắn, chị Nhung được một người mách xông bằng nước lá diếp cá đun nóng và trong 1 tuần trĩ co hơn nhiều. Sau khi sinh, chị Nhung vẫn tiếp tục xông lá diếp cá để trị trĩ.
Theo Lương y Bùi Hồng Minh - Hội đông y Ba Đình, Hà Nội, bệnh trĩ là tình trạng búi tĩnh mạch hậu môn bị căng giãn quá mức và gây nên những khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng sống. Những người táo bón lâu ngày, ngồi nhiều, đứng lâu, mang vác nặng, bị bệnh phổi mãn tính, có thai, u vùng tiểu khung... rất dễ bị bệnh trĩ.
Ảnh minh họa
Việc sử dụng cây diếp cá trong điều trị trĩ, theo lương y Minh nó có nhiều hiệu quả. Trong đông y có nhiều bài thuốc đã được chứng minh trong điều trị trĩ của cây diếp cá.
Cây diếp cá hay còn gọi là ngư tinh thảo, thuộc họ lá Giấp. Cây diếp cá mọc chỗ ẩm ước, thân rễ mọc ngầm dưới đất, rễ mọc ở các đốt, thân đứng cao 40 cm có lông hoặc ít lông. Lá mọc cánh, hình tim, đầu lá hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng, trông toàn bộ bề ngoài như cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá, hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5 - 8.
Lương y Minh cho biết trong cây diếp cá có chứa 0,0049% tinh dầu và ít chất ancaloit gọi là cocdalin. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là mrtylnonylxeton có mùi rất khóc chịu. Hoa và quả chứa chất isoquexitrin
Chất cocdalin trong diếp cá có tác dụng kích thích da, gây phồng. Trong đông y, diếp cá có tính cay, hơi lạnh. Có tác dụng tán nhiệt, tiêu thũng, dùng chữa phế ung, ngoài ra dùng chữa ung thũng, trĩ, vết lở loét.
Nhân dân thường dùng cây diếp cá trong những trường hợp tụ máu như đau mắt, giã nhỏ lá ép vào hai miếng giấy bản đắp lên mắt khi ngủ. Với bệnh trĩ, lá diếp cá được dùng chữa trĩ ngoại. Có thể lấy diếp cá sắc uống với liều 6 - 12 gram đồng thời sắc nước lấy hơi xông rồi rửa. Nhiều người dùng thấy hiệu nghiệm. Trong đông y, diếp cá còn được dùng để thông tiểu, chữa mụn nhọt, kinh nguyệt không đều.
Đêm nào cũng nhỏ vài giọt dầu gió vào lòng bàn chân, các cơ quan trong cơ thể bạn sẽ được bảo vệ, tốt không kém "đan dược" Chỉ cần bôi dầu gió vào lòng bàn chân trước khi ngủ, cơ thể sẽ thư giãn, ngủ ngon hơn và phòng ngừa bệnh tốt. Trong tủ thuốc của các gia đình, có lẽ hầu như không bao giờ thiếu một vài chai dầu gió. Dầu gió có vị cay, tính mát, có tác dụng hạ sốt, ra mồ hôi, giảm đau, giảm...