“Thủ phủ” thanh long khát cháy
Để cứu những trụ thanh long đang cho trái, người dân Bình Thuận phải chấp nhận mua nước giếng với giá cao hoặc kéo nước sinh hoạt ra vườn
Trong cơn hạn hán quay quắt của miền Trung, nhiều tháng liền, người dân Bình Thuận không có nước tưới thanh long. Nước sinh hoạt cũng trở nên khan hiếm.
Hơn một tháng nay, chiếc xe ben cải hoán của anh Nguyễn Quốc Việt luôn chạy hết công suất để kịp đáp ứng những cuộc điện thoại gọi tiếp nước cho các vườn thanh long tại xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Nước được anh Việt mua từ giếng khoan của một hộ dân trong xã, bơm vào thùng phuy loại 5 m đem bán cho các vườn “giải cứu” thanh long đang khát. “Giá mỗi phuy nước mua vào khoảng 50.000 đồng, tôi bán lại cho các vườn thanh long 150.000 – 170.000 đồng, tùy khoảng cách gần hay xa. Mấy ngày này, xe chạy suốt từ sáng đến chiều tối mới nghỉ nhưng ngày nào cũng “rớt” lại vài địa chỉ không giao kịp” – anh Việt vừa nói vừa vội tắt vòi nước đang bơm lên xe rồi nổ máy, chở nước đi giao.
Anh Nguyễn Quốc Việt đang bơm nước cho vườn thanh long 5.000 trụ của anh Đinh Văn Thanh
Băng qua nhiều con đường đất đá lởm chởm dài hơn 3 km, chiếc xe của anh Việt dừng lại tiếp nước cho một vườn thanh long ven đồi thuộc thôn Tà Mon, xã Tân Lập. Anh Đinh Văn Thanh, chủ nhân vườn thanh long cho biết 5.000 trụ thanh long của gia đình anh đang khát khô nhiều ngày nay. “Ưu tiên hiện tại là cứu 2.000 trụ thanh long đang cho trái nên dù giá nước cao cũng phải bấm bụng mua để tưới, mà cũng phải xếp hàng chờ mới có nước” – anh Thanh nói.
Video đang HOT
Theo anh Thanh, trước đây, gia đình anh đã đào 7 cái giếng nhưng chỉ một cái có nước và lượng nước chỉ đủ sinh hoạt chứ không thể tưới tiêu. “Mỗi phuy nước 5 m chỉ đủ tưới 50 trụ thanh long đang cho trái hoặc 100 trụ có dây (không cho trái)” – anh Thanh tính toán. Phuy nước 5 m được đổ ào xuống cái ao rộng gần 1 sào của anh Thanh dùng để trữ nước tưới nhanh chóng thấm hết vào đất, không đọng lại chút nào trên bề mặt ao đang nứt nẻ vì khô cạn lâu ngày.
Cách Tân Lập hơn 30 km, nhiều nông dân tại xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam cũng đứng ngồi không yên vì thanh long đang chín mà nước thì đã lâu không về. Hơn 1 tháng nay, con mương cái dẫn nước từ đập Đồng Để (xã Hàm Kiệm) về Hàm Mỹ cạn trơ đáy. Nhiều hộ phải cắn răng “chạy” nước sinh hoạt với giá cao ra ao trữ nước tưới rồi bơm ngược từ ao lên tưới thanh long. “Trước mắt, tôi bơm 50 m với giá khoảng 500.000 đồng để tưới thanh long đang chín, 1 tuần bơm 1 lần. Còn thanh long dây cũng cố gắng hơn 10 ngày tưới sơ qua một lần, nếu không tưới mà đợi đến mùa mưa thì cây mất sức lắm” – anh Nguyễn Văn Phúc, hộ dân trồng thanh long tại xã Hàm Mỹ, nói.
Đến cuối tháng 4, mực nước còn lại trong các hồ chứa thủy lợi tại Bình Thuận là 27,45 triệu m, chỉ hơn 10% dung tích thiết kế và bằng 1/3 trung bình nhiều năm. Trong đó, hồ Tà Mon, nơi cấp nước cho khoảng 1.475 ha thanh long ở Tân Lập, đang cạn.
Nhiều địa phương trong tỉnh không còn nước để sản xuất, chỉ ưu tiên nước sinh hoạt trong khi nước sinh hoạt cũng đang thiếu trầm trọng. “Với lượng nước còn lại, chúng tôi ưu tiên cung cấp nước sinh hoạt. Thời điểm này, bà con trồng thanh long không nên kích thích cây ra trái vì sẽ thiệt hại lớn do hạn hán” – ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, khuyến cáo.
Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh được bầu làm Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Long
Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh đã trúng cử chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long nhiệm kỳ 2016-2021 với với số phiếu 40/45, đạt 88,89%.
Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Trần Văn Rón tặng hoa chúc mừng Tân Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh. (Ảnh: Phạm Minh Tuấn/TTXVN)
Ngày 16/3, Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Long khóa IX tổ chức Kỳ họp thứ 16 (kỳ họp bất thường) để bầu bổ sung chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long nhiệm kỳ 2016-2021 và thảo luận, quyết nghị các vấn đề quan trọng về kinh tế-xã hội.
Trên cơ sở giới thiệu nhân sự của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long, Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã tiến hành thảo luận và nhất trí bầu bổ sung chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 đối với bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh.
Căn cứ kết quả bỏ phiếu, bà Nguyễn Thị Quyên Thanh đã trúng cử chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long nhiệm kỳ 2016-2021 với với số phiếu 40/45, đạt 88,89%.
Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, sinh ngày 19/10/1978, quê quán xã Phú Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long; trình độ chuyên môn cử nhân ngoại ngữ, thạc sỹ phương pháp giảng dạy tiếng Anh và đang là nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Trước khi được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long nhiệm kỳ 2016-2021, bà Nguyễn Thị Quyên Thanh đã trải qua nhiều vị trí công tác như Phó Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm; Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Vĩnh Long; Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vĩnh Long; Phó Giám đốc, Giám đốc, Bí thư Đảng ủy Sở Giáo dục và Đào tạo; Đại biểu Quốc hội khóa XIV nhiệm kỳ 2016-2021...
Phát biểu nhận nhiệm vụ, bà Nguyễn Thị Quyên Thanh cho biết, với tinh thần trách nhiệm cao sẽ không ngừng rèn luyện để nâng cao đạo đức và năng lực công tác; tiếp cận, nắm bắt sâu sát tình hình địa phương, cơ sở; lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; không ngừng học tập, trau dồi lý luận gắn với thực tiễn.
Với trách nhiệm được giao, bà Quyên cam kết sẽ cùng tập thể lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh kế thừa và phát huy những thành tựu của tỉnh trong thời gian qua; nỗ lực, phấn đấu để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, nhân dân đã giao phó vì sự phát triển chung của tỉnh.
Tại kỳ họp, các đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Long cũng thống nhất miễn nhiệm chức danh Ủy viên Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Nguyễn Minh Tho, nguyên Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh do nghỉ hưu theo chế độ.
Các đại biểu đã biểu quyết thông qua 11 nghị quyết quan trọng về: Sắp xếp, sáp nhập các ấp, khóm của thị trấn Cái Nhum, huyện Mang Thít; quyết định số lượng người làm việc, chỉ tiêu hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP trong các đơn vị sự nghiệp công lập và biên chế Hội năm 2020; quy định số lượng, chức danh, mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách và mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn và ấp, khóm, khu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long; bổ sung các bến thủy nội địa vào Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030..
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Long Bùi Văn Nghiêm nhấn mạnh, các nghị quyết thông qua tại kỳ họp là cơ sở quan trọng để tỉnh triển khai thực hiện kịp thời chủ trương, quy định của Trung ương về quy định mức hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án, quy hoạch giao thông, hệ thống cảng, bến thủy, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương./.
Phạm Minh Tuấn (TTXVN/Vietnam )
Nhiều địa phương hết dịch tả lợn châu Phi Sau 5 tháng xuất hiện vi rút dịch tả lợn châu Phi đầu tiên trên địa bàn, đến nay, nhiều xã, phường, trị trấn trong tỉnh Bình Thuận đã kiểm soát và công bố hết bệnh dịch. Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận kiểm tra tại ổ dịch xã Đức Chính, huyện Đức Linh (Bình Thuận). Ảnh: Hồng Hiếu/TTXVN Tính đến giữa tháng 11/2019,...