“Thủ phủ” nước mắm nặng mùi của Hà Nội xưa giờ ra sao?
Về nghề bán mắm ở phố Hàng Mắm, từ năm 1884, bác sĩ Hocquard đã mô tả: “…Trong cửa hàng bán mắm, vịt ướp, cá khô treo trên trần nhà. Mùi nước mắm, mắm tôm nồng nặc”.
Phố Hàng Mắm là con phố dài khoảng 190 mét, kéo dài từ đường Trần Quang Khải đến ngã ba Hàng Bạc – Hàng Bè, ở phía Đông khu phố cổ Hà Nội.
Xưa kia, phố Hàng Mắm gồm hai phố. Đoạn phía Đông là phố Hàng Trứng, nằm trên đất thôn Thanh Yên, tổng Phúc Lâm, huyện Thọ Xương cũ, là nơi có nhiều cửa hàng buôn bán trứng. Đoạn phía Tây là phố Hàng Mắm (cũ), thuộc thôn Mỹ Lộc, cùng tổng Phúc Lâm, có nhiều cửa hàng bán mắm.
Hai phố Hàng Trứng – Hàng Mắm được ngăn cách bởi cửa ô Mỹ Lộc và bức tường bằng đất, mà vị trí có lẽ lòng đường Nguyễn Hữu Huân bây giờ. Bên trong cửa ô là phố Hàng Mắm, bên ngoài là phố Hàng Trứng.
Cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp phá bỏ cửa ô Mỹ Lộc và bức tường cũ, sáp nhập hai phố làm một và nối thông với đường Quai Guillemoto (bến Guillemoto) mà dân ta hồi đó vẫn gọi là đường Bờ Sông do được xây dọc đê sông Hồng (phố Trần Quang Khải bây giờ).
Chính quyền thuộc địa đặt tên con phố mới sáp nhập là rue de la Saumure, nghĩa là “phố hàng ướp mặn”. Có lẽ lúc đó người Pháp đã bối rối khi tìm cách chuyển dịch từ “Mắm” sang tiếng Pháp. Tên gọi phố Hàng Mắm được chính thức sử dụng lai từ năm 1945.
Về nghề bán mắm ở phố Hàng Mắm, từ năm 1884, bác sĩ Hocquard đã mô tả: “…Trong cửa hàng bán mắm, vịt ướp, cá khô treo trên trần nhà. Mùi nước mắm, mắm tôm nồng nặc”. Năm 1934, Bonifaci viết: “Phố Hàng Mắm bốc mùi khó chịu, trong nhà bán tôm, cá khô…”.
Video đang HOT
Theo học giả Hoàng Đạo Thúy, sau Thế chiến I (1914 – 1918), phố Hàng Mắm còn nhiều cửa hàng bán mắm tôm đặc đựng trong chậu sành, gạt bằng xương sườn trâu; mắm tôm loãng đựng trong vại; nước mắm đựng trong những kiệu cao bằng đầu người, chôn xuống đất, đậy nắp, vợi ra thùng gỗ bán dần; cua rạm muối v.v…
Mắm trên phố được bán buôn là chính, mỗi chuyến cất hàng năm bảy tạ do thương lái mang đi các tỉnh. Những năm 1930, phố có thêm cửa hàng buôn các đồ hải sản để nấu cỗ như vây cá mập, bóng cá dưa, bóng cá thủ, sá sùng, tôm, mực khô…
Nhà trong phố Hàng Mắm thế kỷ 19 đa số là nhà kiểu cổ, hẹp và ngắn. Vào năm 1891, một vụ cháy lớn xảy ra đã khiến nhiều nhà cổ bị thiêu rụi. Sau này, một số nhà đã làm mới lại hoặc cải tạo, sửa chữa lại mặt tiền thành cửa hàng để buôn bán.
Ngày nay, dấu tích nghề bám mắm không còn hiện diện trên phố Hàng Mắm. Nhắc đến con phố này, nhiều người Hà Nội sẽ nghĩ đến một nghề khác đặc biệt, đó là nghề làm bia mộ.
Các cửa hàng bia mộ tập trung gần ngã tư Hàng Mắm – Nguyễn Hữu Huân. Bia mộ ở đây làm bằng đá, họ tên người quá cố, ngày sinh, ngày mất, hoa văn trang trí được chạm khắc tinh xảo, kiểu mẫu đa dạng tùy theo yêu cầu khách hàng.
Những người thợ tiến hành chạm khắc, mài giũa, đánh bóng… bia đá ngay trên vỉa hè.
Cửa hàng bia mộ cũng bán cả tiểu sành dùng đề đựng tro cốt người đã khuất.
Ngoài các cửa hàng bia mộ, phố Hàng Mắm còn có một số cửa hàng chuyên bán đồ làm bằng chất liệu sành, sứ, đất nung, đá…
Các mặt hàng này chủ yếu là đồ dùng trong các gian bếp truyền thống như vại, âu, liễn, chày, cối, đá mài… được bày tràn trên vỉa hè tạo nên cảnh tượng khá lạ mắt.
Theo kienthuc.net.vn
Cận cảnh OPPO Reno 3 Pro: Ngôn ngữ thiết kế mới, không còn "vây cá mập", tập trung chơi game, giá từ 13.2 triệu
Reno 3 và Reno 3 Pro chứng kiến sự thay đổi hoàn toàn về ngôn ngữ thiết kế so với các thế hệ tiền nhiệm. Vậy là sau hàng loạt tin đồn rò rỉ, cuối cùng vào ngày 26/12 vừa qua, OPPO cũng đã chính thức cho ra mắt bộ đôi OPPO Reno 3 và Reno 3 Pro.
Đây là dòng sản phẩm thứ 3 thuộc dòng Reno mới được OPPO giới thiệu vào tháng 4 vừa qua. Chỉ trong khoảng hơn nửa năm, đã có khoảng 10 chiếc Reno được OPPO ra mắt và có vẻ như OPPO đang thực sự muốn chú tâm vào dòng sản phẩm Reno dành cho giới trẻ này.
Tuy nhiên, khác với 2 dòng sản phẩm đầu tiên là Reno và Reno 2, OPPO Reno 3 khác hoàn toàn so với những gì mà OPPO xây dựng trên 2 thế hệ đầu. Nếu như ở Reno và Reno 2, người dùng đã quen thuộc với "dấu ấn" camera thiết kế dạng "vây cá mập" độc đáo như là một điểm đặc trưng của dòng Reno, thì tới thế hệ mới nhất, OPPO đã loại bỏ hoàn toàn kiểu thiết kế này, quay trở về kiểu thiết kế "nốt ruồi" khiếm khuyết. Đây là một xu hướng khá "ngược đời" khi có nhiều nhà sản xuất cũng "cải lùi" sản phẩm của mình về kiểu thiết kế cũ hơn, điển hình nhất có thể kể tới là Redmi K20 và Redmi K30.
Quay trở lại Reno 3 Pro, ngôn ngữ thiết kế của máy được thay đổi hoàn toàn ở phiên bản lần này, người dùng đã không còn nhìn thấy bất cứ thứ gì quen thuộc ở dòng Reno cũ, mặt lưng của máy thay đổi hoàn toàn, không còn cụm camera chính đặt dọc ở giữa cùng đường nét "OPPO" dọc theo thân máy nữa. Với những ai là fan của OPPO đặc biệt là dòng Reno có thể sẽ cảm thấy hơi hụt hẫng một chút.
Màn hình của bản Reno 3 Pro là màn hình nốt ruồi, được làm cong 3D ra 2 cạnh bên cho cảm giác sử dụng tốt hơn. Về thông số, Reno 3 được trang bị màn hình Super AMOLED 6.4 inch, còn bản Pro thì là màn hình 6.5 inch Super AMOLED, cả 2 đều có cảm biến vân tay ở dưới màn hình. Đặc biệt màn hình của bản Pro còn có tần số quét 90Hz cao hơn và hỗ trợ dải màu DCI-P3.
Ngoài ra, cụm camera chính ở mặt lưng của bản Reno 3 tiêu chuẩn cũng sẽ có kích thước bé hơn so với camera chính của bản Reno 3 Pro. Tất nhiên cả 2 đều được hoàn thiện từ kim loại, mang tới trải nghiệm sang trọng nhất.
Về cấu hình phần cứng, với phiên bản tiêu chuẩn, người dùng sẽ có con chip MediaTek Dimensity 1000L, có hỗ trợ 5G, bộ nhớ RAM 8GB/12GB, dung lượng lưu trữ 128GB. Về khả năng nhiếp ảnh, điện thoại này đi kèm hệ thống 4 camera sau, có cảm biến chính 64MP và máy ảnh selfie 32MP ở mặt trước.
Ngoài ra, máy cũng đi kèm viên pin 4,025 mAh hỗ trợ công nghệ VOOC 4.0 30W, sạc 30 phút được 70% pin. Các tính năng khác bao gồm hệ điều hành ColorOS 7 dựa trên Android 10, Gameboost 2.0, Wi-Fi, NFC và Smart 5G.
Còn với phiên bản Pro cao cấp hơn, OPPO sử dụng chipset Qualcomm Snapdragon 765G tập trung vào chơi game với modem 5G, đi kèm với dung lượng RAM lên tới 12GB và bộ nhớ trong 256GB. Reno 3 Pro cũng sở hữu cụm 4 camera sau, có cảm biến chính Sony IMX586 48MP ống kính tele 13MP camera góc siêu rộng 8MP cảm biến trắng đen 2MP.
Ở mặt trước, điện thoại này có máy ảnh selfie 32MP để người dùng chụp ảnh "tự sướng" và gọi video call. Viên pin dung lượng 4025mah, sạc nhanh 30W Super VOOC.
Về giá bán, OPPO Reno 3 bản tiêu chuẩn có mức giá khởi điểm từ 3399 tệ, tương đương 11.25 triệu đồng cho phiên bản RAM 8GB ROM 128GB. Trong khi bản RAM 12GB ROM 128GB sẽ có giá 3699 tệ (khoảng 12.2 triệu đồng). Còn đối với Reno 3 Pro, phiên bản RAM 8GB ROM 128GB và 12GB RAM 256GB ROM có giá bán lần lượt là 3999 RMB và 4499 tệ (khoảng 13.2 triệu và 14.9 triệu đồng).
Ngoài ra, còn có một phiên bản Classic Blue khác của phiên bản Reno 3 Pro, có giá 4199 tệ (khoảng 13.9 triệu) cho cấu hình 8GB RAM 128GB ROM.
Theo cellphones
Oppo Reno 3 ra mắt - không còn 'vây cá mập', giá từ 500 USD So với 2 thế hệ tiền nhiệm, khác biệt lớn nhất của bộ đôi này nằm ở ngoại hình. Reno 3 Pro có camera đục lỗ, trong khi phiên bản tiêu chuẩn sử dụng thiết kế giọt nước. Trang Android Authority đưa tin Oppo vừa ra mắt bộ đôi Reno 3 và Reno 3 Pro với thiết kế mới, loại bỏ phần camera...