“Thủ phủ” ngành hoa lan “đau đầu” vì lệ thuộc vào giống nhập khẩu
Tuy đã có những bước phát triển đáng kể nhưng ngành hoa lan TP.HCM vẫn còn khá yếu kém trong công tác giống. Nhiều giống lan hiện nay trên thị trường đều phải nhập khẩu khẩu từ nước ngoài.
Những thành tựu bước đầu
Theo Sở NNPTNT TP.HCM, đến nay diện tích hoa – cây kiểng của TP.HCM đạt gần 2.400ha, tăng 4,1% so cùng kỳ. Trong đó, diện tích trồng hoa lan là 375ha, tăng 4,5% so cùng kỳ. Hiện đã có một vườn lan ở huyện Củ Chi xuất khẩu được lan cắt cành ra nước ngoài.
Các giống được sản xuất trong nước hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của người trồng và thị trường tiêu thụ. Ảnh: Nguyên Vỹ
Vài năm trở lại đây, việc ứng dụng công nghệ cao trong lai tạo và sản xuất giống lan thường được thực hiện tập trung ở Trung tâm Công nghệ sinh học (TTCNSH – trực thuộc Sở NNPTNT). Tại đây, các dòng lan dendrobium, mokara, ngọc điểm, vũ nữ… được chú ý sưu tập bảo tồn nguồn gen, chọn tạo các giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, ứng dụng nuôi cấy mô tế bào thực vật để nhân nhanh giống cây trồng.
Cùng với đó là việc ứng dụng quy trình công nghệ cao trong canh tác. Hiện TTCNSH đã sưu tập được 365 giống lan các loại. Đây là nguồn vật liệu có giá trị phục vụ cho sản xuất và lai tạo giống lan mới.
Hiện TTCNSH tiếp tục lưu trữ và bảo tồn invitro 30 giống lan lai mới, 58 giống lan dendrobium và 5 giống lan hồ điệp, 3 giống lan mokara phục vụ sản xuất thương mại, đồng thời nhân giống invitro được 160.000 cây các loại. TTCNSH cũng đã lên kế hoạch nghiên cứu ứng dụng đèn LED trong nhân giống invitro một giống lan dendrobium.
Video đang HOT
Theo ông Trần Thanh Sơn – Trưởng phòng Công nghệ sinh học Sở NNPTNT, TP.HCM hiện có khoảng 20 tổ chức nuôi cấy mô thực vật. Đây là lực lượng có đóng góp quan trọng, cung cấp khoảng 16 triệu cây giống cấy mô/năm (chủ yếu là giống hoa lan) để phục vụ mở rộng sản xuất hoa kiểng trên địa bàn thành phố và các tỉnh.
Thời gian qua, ngành nông nghiệp cũng tích cực thực hiện công tác nhân rộng mô hình và chuyển giao ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất hoa lan. Các đơn vị trực thuộc Sở NNPTNT và Khu Nông nghiệp công nghệ cao đã triển khai 358 mô hình thực nghiệm, trình diễn; chuyển giao cho nông dân khoảng 3 triệu cây lan giống các loại, cùng với kỹ thuật trồng và phòng trừ sâu bệnh hại nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất.
Còn nhiều hạn chế
Tuy nhiên, ông Trần Thanh Sơn cũng nhìn nhận, công tác nghiên cứu, lai tạo, sản xuất giống chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường về chủng loại và số lượng. Hiện thành phố vẫn nhập nội một lượng lớn giống lan từ nước ngoài như Thái Lan, Đài Loan.
Ông Mai Quốc Thái – Phó Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại thành phố cho rằng, TP.HCM được xem là nơi sản xuất và tiêu thụ hoa lan lớn nhất nước. Tuy nhiên, ngoài thị trường hoa lan hiện nay chưa thấy bóng dáng lan Việt Nam đâu cả. Có chăng chỉ là lan rừng với số lượng ít.
Trở ngại lớn nhất, theo ông Thái là nằm ở khâu ươm từ cây cấy mô ra cây giống để nhà vườn trồng. Hiện không có mấy người làm được khâu này. Trước giờ, TTCNSH cũng chỉ mới đưa giống cấy mô đến một số người trồng người trồng hạn chế. Dù có kết quả, nhưng lan không ra được thị trường.
Để góp phần giúp cho giống lan Việt nói chung và của TP.HCM sớm chiếm lĩnh thị trường trong nước, ông Thái đề nghị khâu sản xuất giống cần lấy thị trường làm gốc. Phải có nhiều giống chất lượng, cho lai tạo ra thật nhiều giống mới để thị trường tuyển chọn. Giống nào tồn tại được thì nhân mạnh; giống nào kém thế thì giữ trong phòng thí nghiệm hoặc vườn giữ giống.
Ông Thái nhấn mạnh, với những giống nào tồn tại được thì nên đưa ra thị trường miễn phí. Cần liên kết các cơ sở cấy mô tư nhân và nhân nhanh, đưa một lượng lớn ra thị trường. “Các giống mới này mà tồn tại được trên 4 năm coi như đã thành công bước đầu. Khi chúng ta có chừng 10 – 20 giống như vậy, mới được xem là thắng lợi hoàn toàn. Quá trình này cần khoảng vài chục năm nên nếu không làm sớm, chúng ta còn mãi chạy theo các nước” – ông Thái nói.
Để đạt được mục tiêu nay, ông Thái đồng thời đề nghị các bước thực hiện cụ thể. Đầu tiên, các giống cấy mô cấy mô nên giao cho những người có thể ương trồng được với giá thật rẻ hoặc cho không, để họ trồng ra cây thành phẩm cung cấp cho thị trường. Khi đó, TTCNSH sẽ theo dõi và liên tục cung cấp giống cấy mô cho họ trong vài mùa.
Tiếp theo, các giống đã được thị trường chấp nhận sẽ được giao cho các cơ sở cấy mô của tư nhân để nhận lại số lượng lớn mà không cần lấy bản quyền. Khi đã có số lượng lớn hàng triệu cây thì bán ra cho những người trồng lan.
Theo Danviet
"Mái nhà, góc phố" giúp TP.HCM trình diện NNCNC trong 5 năm tới
Tại cuộc Hội thảo "Mô hình ứng dụng công nghệ cao hiệu quả và khả năng áp dụng cho TP.HCM", ngày 30.10, ông Từ Minh Thiện-Phó Trưởng Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) khẳng định, 5 năm nữa TP.HCM sẽ hình thành nền NNCNC.
Cũng theo ông Thiện, NNCNC của TP sẽ rõ nét hơn trong đô thị, khi mà đất nông nghiệp ngoại thành mất dần do công nghiệp hóa, đô thị hóa. Lúc ấy, nông nghiệp của TP hầu như không còn làm theo kiểu truyền thống nữa mà khu trú dưới "mái nhà, góc phố", được ứng dụng công nghệ cao để sản xuất và tự cung, tự cấp.
"5 năm nữa TP sẽ lộ diện nền NNCNC, sẽ nhận thấy rất rõ ràng" ông Thiện tự tin.
Trong trang trại nuôi cá cảnh CNC xuất khẩu của Công ty Vina Fish Farm (TP.HCM)
Theo các chuyên gia nông nghiệp, để hình thành nền NNCNC cần có 2 điều kiện: tư duy nông dân và công nghệ. Tuy nhiên, ông Thiện thừa nhận, về tư duy làm NNCNC của hơn 300.000 hộ nông dân ở TP hiện nay vẫn đang ở mức khá thấp.
"Tôi lạc quan về công nghệ hơn. Hiện, TP có những mô hình làm nông được đầu tư CNC rất tốt. Công nghệ ở đây thuộc loại tiên tiến của thế giới. Có thể xem, những mô hình này đứng vào top đầu của Đông Nam Á. Có doanh nghiệp đầu tư NNCNC đã sản xuất công nghệ bán ra nước ngoài", ông Thiện thổ lộ.
Trồng dưa lưới CNC tại TP.HCM.
Từ đầu năm đến nay, Thành phố tiếp tục triển khai hiệu quả 7 chương trình đột phá và 21 chương trình, đề án, chính sách của ngành, đó là Chương trình phát triển rau an toàn, hoa cây cảnh, bò sữa, bò thịt, giống cây - con chất lượng cao, cá cảnh, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, xúc tiến thương mại, chuỗi an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
Mô hình trồng ớt ƯDCNC xuất khẩu tại TP.HCM. Ảnh. Bà Nguyễn Thị Kim Xuân-chủ trang trại.
Việc ban hành các chương trình, cơ chế, chính sách đặc thù đã giúp cho người dân, doanh nghiệp quan tâm đầu tư vào sản xuất NNCNC tăng nhanh. Trong 6 tháng đầu năm nay, TP đã phê duyệt 54 quyết định cho 142 hộ được hỗ trợ lãi vay với tổng vốn đầu tư 168 tỷ đồng, tổng vốn vay trên 109 tỷ đồng.
Sở NNPTNT TP.HCM cho biết, tính đến thàng 8.2018, TP đã chứng nhận VietGAP cho hơn 1.100 tổ chức, cá nhân, với tổng diện tích canh tác hơn 900ha, tương đương gần 5.000ha diện tích gieo trồng. Sản lượng dự kiến gần 120.000 tấn/năm.
Theo Danviet
Thâm nhập làng nuôi heo có nguy cơ nhiễm dịch tả cao nhất Sài Gòn Thức ăn thừa đang trở thành nguy cơ cực lớn làm lây nhiễm dịch tả heo châu Phi (DTHCP). Trong khi TP.HCM vẫn có khoảng 250 hộ nuôi heo bằng thức ăn thừa thì huyện Bình Chánh chiếm đến 2/3 trong số này. Trước đó, ổ DTHCP đầu tiên xuất hiện ở hộ chăn nuôi heo đầu tiên tại quận 9 được xác...