“Thủ phủ” heo, gà từ chối dự án chăn nuôi lớn vì… mùi hôi thối
Với tổng đàn heo và gà thuộc tốp đầu cả nước về sản lượng, Đồng Nai được mệnh danh là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước. Song thời gian qua, tổng đàn heo, gà trên địa bàn tỉnh liên tục tăng “ nóng”. Hiện tổng đàn heo đã đạt mức trên 2,5 triệu con, tăng gần 500 ngàn con; tổng đàn gà đạt gần 21,5 triệu con, tăng thêm hơn 2 triệu con so với năm 2017.
Quá tải về chăn nuôi khiến gánh nặng về ô nhiễm môi trường nặng nề hơn. Nhiều địa phương trong tỉnh muốn từ chối các dự án chăn nuôi lớn để bảo vệ môi trường.
Làn sóng đầu tư trại chăn nuôi
Đồng Nai là nơi tập trung hầu hết các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi như: C.P., Cargill, CJ, Massan, Hòa Phát… Sau khi thành lập nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, các tập đoàn bắt tay vào đầu tư chăn nuôi heo, gà ngay trên địa bàn tỉnh theo hình thức gia công, thuê chuồng trại để nuôi.
Trang trại nuôi gà đẻ trứng đảm bảo về an toàn dịch bệnh, môi trường tại xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom. Ảnh H.Giang
Do đó, từ “thủ phủ” sản xuất thức ăn chăn nuôi, Đồng Nai trở thành “thủ phủ” chăn nuôi. Đặc biệt trong gần 2 năm qua, đàn heo, gà của tỉnh tăng nhanh, rất nhiều “đại gia” tìm đất xây dựng trang trại để chăn nuôi gia công hoặc đầu tư rồi cho thuê lại trang trại để kiếm lời. Những địa phương thu hút đông các dự án đầu tư chăn nuôi là: Xuân Lộc, Định Quán, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Cẩm Mỹ.
Theo tính toán của một số chủ trang trại trên địa bàn tỉnh, chi phí bỏ ra mua đất làm trang trại và cho các công ty nước ngoài thuê lại để chăn nuôi chỉ sau 5 năm sẽ thu hồi đủ vốn. Những chủ trang trại thiếu vốn chỉ cần được ký hợp đồng cho thuê trại với công ty nước ngoài từ 15-20 năm là ngân hàng sẽ cho vay vốn đến 60-70% tổng vốn đầu tư và thời hạn cho vay từ 10-15 năm. Vì thế, “làn sóng” đi mua đất, xin cấp phép xây dựng trang trại vẫn lan nhanh mặc dù số tiền đầu tư nhiều hơn, các thủ tục xin cấp phép nhiều ràng buộc hơn so với trước.
Từ đầu năm đến nay, gia đình bà Đoàn Thị Liên ở xã Cây Gáo (huyện Trảng Bom) đôn đáo ngược xuôi để làm giấy phép đầu tư thêm trang trại nuôi gà công nghiệp với quy mô 20 ngàn con, tăng tổng đàn gà đầu tư lên 60 ngàn con. Theo bà Liên, hiện nay đầu tư cho 1 dự án chăn nuôi cùng quy mô phải cần số vốn gần gấp 10 lần so với mười mấy năm trước. Nguyên nhân là chủ đầu tư phải vào vùng quy hoạch chăn nuôi của địa phương mua đất với giá cao, chi phí đầu tư trang trại, con giống… đều đội lên so với trước.
“Trước đây có vốn là đổ ra đầu tư, giờ dù vào vùng quy hoạch được phép chăn nuôi cũng cần cả chục loại giấy phép. Hồ sơ thủ tục quá rườm rà, phức tạp nên chúng tôi buộc phải thuê công ty tư vấn chuyên nghiệp làm thủ tục mà cũng cần cả năm mới hoàn tất. Trong đó, khó khăn nhất là về đánh giá tác động môi trường” – bà Liên nói.
Ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – thú y Đồng Nai khẳng định: “Chăn nuôi nhỏ lẻ đang có xu hướng thu hẹp. Tổng đàn heo tăng gần nửa triệu con trong hơn 1 năm chủ yếu ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như CP, CJ. Chăn nuôi công nghiệp với quy mô lớn hiện chiếm gần 94% tổng đàn”.
Video đang HOT
Theo Sở Kế hoạch – đầu tư, trong 2 năm qua, số dự án xin cấp phép trên lĩnh vực chăn nuôi khá nhiều. Nhưng trước khi cấp phép cho các dự án, Sở Kế hoạch – đầu tư đều phải gửi văn bản lấy ý kiến các sở, ngành, địa phương liên quan, nếu tất cả đồng ý mới trình UBND tỉnh phê duyệt.
Gánh nặng về môi trường
Ngành chăn nuôi của Đồng Nai nhiều năm qua có đóng góp lớn cho giá trị sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Năm 2017, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của Đồng Nai đạt 19,7 ngàn tỷ đồng, chiếm 56% tổng giá trị trong sản xuất chăn nuôi, trồng trọt và dịch vụ. Thu nhập từ 1 hécta sản xuất chăn nuôi cao gấp nhiều lần so với trồng trọt.
Biểu đồ thể hiện tổng đàn heo, gà trên địa bàn tỉnh qua các năm từ năm 2016 đến 9 tháng đầu năm 2018; tỉ trọng của ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh và một số địa phương có tổng đàn heo, gà lớn nhất tỉnh. (Thông tin: Bình Nguyên, đồ họa: Hải Quân)
Nhiều năm nay, Đồng Nai luôn là địa phương cung cấp thịt heo, gà, trứng và con giống thuộc hàng lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, chăn nuôi cũng để lại gánh nặng về môi trường cho tỉnh phải xử lý. Ngày càng nhiều địa phương bị ô nhiễm nặng nề do chăn nuôi như: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất…
Bà Thiện Ngải ở xã Xuân Trường (huyện Xuân Lộc) chia sẻ: “Vùng này ngày xưa môi trường rất trong lành. Nhưng mấy năm gần đây, người ở nơi khác đổ về xây dựng trại heo ở các xã Xuân Trường, Xuân Thành… khiến môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Vào buổi sáng sớm và buổi chiều, mùi hôi từ các trang trại bốc lên rất khó chịu, nước suối cũng ô nhiễm”.
Tại các huyện Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Trảng Bom… tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi cũng luôn là vấn đề “nóng” được người dân phản ảnh nhiều tại các buổi tiếp xúc cử tri.
Theo phản ảnh của người dân, việc cấp phép ồ ạt phát triển các trang trại chăn nuôi người dân ít được hưởng lợi; ngược lại trong khi đó, mọi hoạt động sinh hoạt và sản xuất bị ảnh hưởng nặng nề do ô nhiễm không khí, nguồn nước mặt, nước ngầm. Đường giao thông xuống cấp nhanh do xe vận chuyển heo, gà, thức ăn chăn nuôi trọng tải lớn ra vào thường xuyên.
Bà Nguyễn Thị Cát Tiên, Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc cho hay: “Xuân Lộc hiện đã trở thành huyện có tổng đàn heo lớn nhất tỉnh. Từ năm 2017, huyện đã từ chối nhiều dự án chăn nuôi lớn vì ngại ô nhiễm môi trường sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người dân”.
Theo Hương Giang – Bình Nguyên (Báo Đồng Nai)
Giá heo hơi hôm nay 2/11: Thương lái "chạy làng", sợ giá lợn hơi giảm từng ngày
Cập nhật giá heo hơi (lợn hơi) xuất chuồng mới nhất ngày 2/11: Chỉ trong thời gian ngắn, giá heo hơi từ mức cao 53.000-55.000 đồng/kg đã liên tục giảm, hiện cả nước giao dịch phổ biến từ 46.000-52.000 đồng/kg và dự báo còn tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Nhiều người cho rằng, đây là hệ quả sau cuộc họp của Bộ NN&PTNT khi nhiều tập đoàn, công ty lớn đã điều chỉnh giá bán heo giảm xuống từ 2.000-3.000 đồng/kg.
Giá heo hơi liên tục giảm, thương lái "chạy làng"
Với mức giá từ 48.000 - 52.000 đồng/kg như hiện nay, tính ra 1 con heo bán ra giảm từ 400.000-500.000 đồng so với hồi đầu tháng. Những thương lái từng chốt giá 54.000 đồng/kg đặt mua heo trước với người nuôi vào hồi đầu tháng 10 hiện đều "chạy làng", không bắt heo cho dân.
Người chăn nuôi đang đua nhau bán heo vì e ngại giá heo hơi vẫn trên đà giảm giá trong thời gian tới. Ảnh chụp tại một trang trại chăn nuôi ở huyện Thống Nhất. Ảnh: B.N
E ngại giá heo vẫn đang trên đà giảm, người chăn nuôi tại các địa phương đang đổ xô bán heo. Thị trường heo hơi hiện đang "nóng" lên, giá heo xuất trại buổi chiều đã giảm so với buổi sáng.
Bà Nguyễn Thị Thu Huyền, nông dân nuôi heo tại xã Gia Kiệm (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) lo lắng: "Giờ tôi phải gọi 3-4 lái mới xuất được heo chứ không còn cảnh thương lái về săn đón người nuôi heo vài tuần trước. Thời giá heo cao, một thương lái có thể bắt hết đàn vài trăm con heo thì nay họ chỉ bắt vài chục con. Buổi sáng, tôi bán được 51.000 đồng/kg nhưng chiều giá đã hạ còn 50.000 đồng/kg; còn loại heo xấu, heo mỡ chỉ bán được 46.000 - 48.000 đồng/kg".
Theo các thương lái thu mua heo, không chỉ các trại đua nhau xuất heo mà các tập đoàn, công ty chăn nuôi lớn cũng cạnh tranh đẩy heo ra thị trường khiến giá heo hạ nhiệt.
Đại diện một doanh nghiệp FDI cũng đã thừa nhận trong cuộc họp về điều hành giá heo của Bộ NNPTNT. Cụ thể, trong đợt tăng giá heo hơi vừa qua, doanh nghiệp là đối tượng được hưởng lợi vì nông hộ hầu hết đã "nhà tan cửa nát" do thua lỗ; và mức giá này là "trên mức hạnh phúc" với họ. Đại diện Công ty cổ phần Chăn nuôi Việt Nam (CPV) cũng cho biết, họ thậm chí đã phải tăng tới 300% công suất bán ra để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Nhiều người vẫn cho rằng, nguyên nhân giá heo giảm là vì chính sách điều chỉnh của Bộ NNPTNT cách đây vài tuần, thậm chí cũng có ý kiến cho rằng việc giá đang đà tăng, Bộ NNPTNT yêu cầu kéo xuống là vô lý, là không thấu hiểu nỗi khổ của người nông dân.
Nhưng thực tế, ngành chức năng cũng có cái lý của mình, bởi trong đợt tăng giá này, đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất, đáng tiếc không phải là nông dân mà là các doanh nghiệp, trong đó những doanh nghiệp "đại gia" như CP, Japfa,... tha hồ "hốt bạc".
Đây chính là lý do khiến Bộ NNPTNT yêu cầu, các doanh nghiệp chăn nuôi lớn phải điều chỉnh giá xuống mức 45.000 đồng/kg đối với heo nuôi quy mô công nghiệp. Điều này đảm bảo lợi ích người nuôi, doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng chấp nhận được.
Để cạnh tranh heo nhập, giá lợn hơi trong nước phải ở mức hợp lý
Giá heo hơi (lợn hơi) hôm nay 2/11 cả nước dao động từ 45.000 - 51.000 đồng/kg. Ảnh minh hoạ: I.T
Bà Đinh Thị Kim Oanh, thương lái chuyên mua heo của Đồng Nai cung cấp cho chợ đầu mối Tân Xuân (TP.Hồ Chí Minh) nhận xét, thời điểm giá heo quá cao, sức tiêu thụ tại chợ Tân Xuân giảm hẳn, chỉ ở mức 4.700-4.900 con/đêm. Khi heo hơi giảm giá, sức mua được kéo lên rõ rệt, hiện tổng lượng heo về chợ tăng lên mức 5.200-5.300 con/đêm.
"Heo hơi phải được điều chỉnh về mức hợp lý thì mới cạnh tranh được vì hiện nay thị trường tràn lan thịt nhập giá rẻ. Nhiều bạn hàng của tôi, nhất là các bếp ăn tập thể đều chuyển sang sử dụng thịt nhập khiến việc kinh doanh của tiểu thương ngày càng khó khăn" - bà Oanh nói.
Thực tế, khoảng 2 tuần trở lại đây ghi nhận giá heo hơi tại nhiều địa phương có dấu hiệu hạ nhiệt, sau một thời gian dài "phi mã". Tại các tỉnh miền Bắc, hiện giá heo hơi đang nằm trong khoảng 45.000 - 51.000 đồng/kg; giảm từ 3.000 - 5.000 đồng/kg so với thời điểm giá đạt đỉnh hồi tháng 9. Những địa phương ghi nhận giá heo có xu hướng giảm là Hà Nội, Lào Cai, Hải Dương, Phú Thọ, Thái Bình...
Hiện giá heo hơi hôm nay tại các địa phương ở Hà Nội đạt khoảng 47.000 đồng/kg; Vĩnh Phúc từ 46.000 - 47.000 đồng/kg; Ninh Bình đạt 48.000 đồng/kg, còn tại Hải Phòng, Đà Nẵng mức giá là 51.000 đồng/kg, trong khi TP.Hồ Chí Minh là 50.500 đồng/kg.
Khu vực miền Trung dự báo những ngày tới giá heo sẽ ổn định ở mức 47.000 - 50.000 đồng/kg, sau khi một số tỉnh như Quảng Bình, Hà Tĩnh, Khánh Hòa,... ghi nhận giá lợn hơi có lúc giảm 2.000 - 3.000 đồng/kg.
Theo Danviet
Giá heo hơi hôm nay 27/9: Liên tiếp trúng giá, bán 1 con lợn hơi lãi tới 2 triệu Theo ghi nhận từ các chủ trang trại, tại các tỉnh phía Bắc giá lợn hơi hôm nay chững lại, thương lái thu mua bình quân từ 52.000 - 55.000 đồng/kg. Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá heo hơi hôm nay cũng duy trì mức cao nhất từ tháng 8 đến nay, từ 49.000 - 54.000 đồng/kg. Với mức giá này, người...